Hôm nay,  

Canada và rặng núi Rocky hoang dã

09/11/201809:52:00(Xem: 4358)
Canada và rặng núi Rocky hoang dã
 
Trịnh Thanh Thủy

 

 

Nếu bạn là người mê cảnh hoang dã, thích sự an bình, yêu núi đồi, sông suối và thích chụp hình, quay phim, thì hãy sắm sửa hành lý, mang theo hộ chiếu để lên đường đi bạn. Canada và dãy Rockies Mountain luôn ở đó, mỗi mùa một vẻ giang tay đón bước chân của bạn. Thú vị nhất là bạn được ngắm nhìn những giải núi và sông băng Glacier hùng vĩ được tích tụ từ hàng triệu triệu năm trước giờ đang từ từ tan chảy. Chúng thu nhỏ theo thời gian, rồi thay phiên nhau sụp đổ vì hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Bạn không thăm viếng sớm, sẽ không còn cơ hội nữa bạn ơi.

Hoa Kỳ là một nước sát cạnh Gia Nã Đại(Canada), phí máy bay qua Canada rất rẻ, nếu bạn ở Mỹ, điều kiện dễ dàng hơn và có nhiều lợi thế, vì với Mỹ, Canada là nước anh em. Qua đó, bạn có cảm tưởng như đang ở Hoa Kỳ, vì thức ăn, đồ uống, các thương hiệu, kiến trúc phố xá đều na ná như Mỹ. Khung cảnh thân quen và gần gũi tạo cho chúng ta cảm giác an toàn và yên tâm là điều cần yếu của khách du lịch. Quả vậy, phải nói là dân Canada hiền hoà và lịch sự, ít trộm cắp, móc túi, cảnh thiên nhiên lại rất nhiều, đã là những thỏi nam châm hút hồn du khách.

 
blank

Pic 1 Sông băng Athabasca Glacier

 blank

Pic 2 Louise Lake

 blank

Pic 3 Moraine Lake
 

Bạn không có người quen thì chỉ cần theo chân một đoàn du lịch với các dịch vụ khác nhau, mắc rẻ, tùy theo túi tiền của bạn. Nếu bạn đi theo kiểu cỡi ngựa xem hoa, bạn chọn một tour rẻ hoặc giá vừa phải, họ sẽ dẫn bạn đi nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng phải nói là giống như chạy đua theo họ. Bạn có tiền hơn, lựa một tour hạng sang, chọn lọc vài nơi muốn đến mà thẳng tiến. Dân ưa hiking, leo núi, thích trượt tuyết hay có óc mạo hiểm từ lâu đã đến đây rất nhiều, hằng năm.

Riêng tôi, mùa thu Canada với những chiếc lá phong thay màu cam hay đỏ rực quyện trí nhớ tự thuở nào, đã rủ rê tôi dấn bước tìm về đất nước này. Tôi chọn tour giá vừa và mua vé máy bay riêng. Từ Cali qua Vancouver hơn hai giờ bay ngắn, giá vé khứ hồi mùa thu chỉ khoảng hơn hai trăm đô. Đến Vancouver, B.C, tôi được người hướng dẫn viên du lịch dẫn đi thăm thành phố cảng miền duyên hải vào buổi chiều thu tuyệt đẹp. Con phố đầy những hàng cây phong và bạch dương đang chuyển màu vàng, cam, nhất là những cây phong lá đỏ cổ thụ được trồng nhiều nơi tạo cho mùa thu Canada một nét đặc thù. Những gam màu, xanh, cam, vàng, đỏ chen nhau tô điểm cho những con đường, nhà cửa, khuôn viên thành phố rực rỡ như một bức tranh thu đầy màu sắc. Không khí trong lành, thức ăn Á Đông ngon ở Phố Tàu là một mời gọi thiết tha cho cái bao tử đói của tôi lúc hoàng hôn buông xuống. Đến Vancouver nhiều lần, lần nào tôi cũng đi ăn mì và phở ở đây. Các quán phở ở Vancouver bây giờ mọc lên rất nhiều, Montreal hay Toronto cũng vậy.

 
blank

Pic 4 Valemount

 blank

Pic 5 Các rặng núi của Công Viên Banff

 blank

Pic 6 Glacier Skywalk

 

Hôm sau mới thực sự là ngày đoàn du lịch bắt đầu đi về hướng đông để tới đỉnh sông băng Athabasca Glacier và sẽ ngủ đêm ở khách sạn ngay trên cánh đồng băng Columbia Icefield đêm thứ hai. Trên đường đi chúng tôi ghé ngôi làng Valemount nhỏ bé nghỉ đêm, nơi chỉ có hơn một ngàn dân cư ngụ. Suốt cuộc hành trình bằng xe bus dài của hãng tour, mắt tôi mở to để ngắm cảnh núi đồi vào thu đẹp mê hồn mà không biết chán. Xe chạy giữa con đường hai bên là những rặng núi tuyết phủ trắng xoá bao bọc, cho tôi cái cảm tưởng đang ngồi thuyền trôi trên con sông băng trắng xóa ngày nào ghé skagway, Alaska. Nắng ban mai chiếu vào khoảng băng tuyết trắng sáng lấp lánh như thuỷ tinh làm choá mắt người nhìn. Con đường xa lộ vòng vèo, quanh co khúc khuỷa, bày ra một cảnh núi đồi vàng rực khiến tôi như ngây dại. Những hàng bạch dương, thông xanh, tuyết tùng, khi xanh, khi vàng, lúc cam, lúc đỏ, ẩn hiện trong các con sông, con lạch, con suối khiến thị giác tôi no căng những bức tranh thiên nhiên đủ màu sắc. Một người trong đoàn la lên "Sơn dương". Anh đã thấy những chú sơn dương đang đứng trên triền núi cao đón mảng nắng mới dịu dàng ấm áp.
 


Giờ phút làm tôi xúc động nhất có lẽ là lúc tôi được đứng giữa vùng kỳ quan thiên nhiên sông băng Athabasca Glacier tuyệt vời. Nhìn chung quanh, tôi thấy mình bị bao vây bởi các núi tuyết băng phủ trắng xoá. Có những khoảng băng sơn có màu xanh tuyệt đẹp, tôi reo thầm trong cổ họng "I am on the top of the world". Bạn hãy thử cái trải nghiệm này một lần trong đời, vì nó không giống bất cứ trải nghiệm nào khác. Là dân Cali và gốc ở Sài Gòn, tôi quen với nắng ấm nhiệt đới, lên đây dĩ nhiên tôi phải trang bị "đến tận răng". Quần áo ấm đi tuyết, găng tay, khăn, mũ, đều có đầy đủ, thế mà mũi tôi đỏ ửng, môi muốn nứt ra, bỏng rát. Sông băng Athabasca là một trong sáu "ngón" chân chính của vùng băng Columbia, nằm ở dãy núi Canadian Rockies. Sông băng hiện đang rút xuống với tốc độ khoảng 5 mét (16 ft) mỗi năm và đã rút ngắn hơn 1,5 km (0,93 dặm) và mất hơn một nửa khối lượng của nó trong 125 năm qua. Người ta có thể đi bộ trên ấy nhưng đi thám hiểm thì không nên vì có các hố nứt sâu ẩn trong tuyết đã dẫn đến cái chết của khách du lịch. Hôm nay là ngày cuối sông băng mở cửa, vì mai nó sẽ đóng cửa suốt mùa đông(Mid Oct-Mid April). Muốn lên đây bạn phải mua vé xe snow coaches Ice Explorer của một hãng chuyên môn vận chuyển khách du lịch qua các điểm dốc, tuyết và băng. Người tài xế giới thiệu chiếc xe Ice Explorer trị giá khoảng trên 600 ngàn đô Canada(641 ngàn đô Mỹ). Một cái bánh xe trị giá 5 ngàn đô Canada(3843 đô Mỹ), chỉ dùng được khoảng 5 năm.

Sau khi thăm sông băng, tôi đến Glacier Skywalk để trải nghiệm cảm giác tương tợ như của một nhà leo núi treo lơ lửng giữa trời ngoài núi băng trên một cây cầu trang bị toàn kính hình móng ngựa. Cây cầu được xây năm 2014 giống hệt mô hình của Grand Canyon Skywalk. Nhìn xuống, du khách đi bộ trên cầu có thể thấy xuyên qua lớp kính trong dưới chân là vực thẳm đã đóng băng hàng ngàn năm. Cây cầu được thiết kế xây nhô ra từ một vách núi đá. Mặt kính luôn được lau chùi cho du khách xem bởi một nhân viên chuyên môn đứng giữa trời tuyết lạnh 17 độ F. Nhìn lên và chung quanh, bạn sẽ thấy toàn núi tuyết phủ và điều kiện sống khắc nghiệt đến nỗi không vật nào có thể sống nổi.
 
Tôi được ngủ đêm ở một khách sạn xây trên cánh đồng băng Columbia Icefield. Chiều xuống, tôi ngồi ăn tối, uống trà trông ra cửa kính ngoài nhà hàng cảnh núi băng sừng sững trước mặt, đẹp vô ngần trong ánh nắng buổi hoàng hôn ấm áp. Bình minh ở đây cũng đẹp không thua gì lúc chiều tà, lại thêm không khí trong lành và tinh khiết.


blank
                       Pic 7 Con phố Jasper
 blank
                         Pic 8 Mưa tuyết ở Jasper
 

Tiếp tục cung đường núi non ngút ngàn, tôi được ghé Banff National Park, Alberta. Công viên quốc gia lâu đời nhất Canada này, có địa hình gồm rừng, đồi núi cao, nhiều sông và cánh đồng băng, cùng phong cảnh hoang dã . Đại lộ Icefields mở rộng từ hồ Louise cho tới Công Viên quốc gia Jasper ở phía bắc. Tuyến đường sắt Thái Bình Dương Canada là con đường di chuyển đến Banff vào những năm đầu phát triển đã gắn liền với việc xây dựng khách sạn suối nước nóng Banff và Lake Louise Chalet. Từ thập niên 1960, các khách sạn tại đây đã mở cửa suốt năm. Lượng khách du lịch hằng năm tăng tới hơn 5 triệu vào thập niên 1990.

Muốn được nhìn tận mắt cảnh quan núi cao, thung lũng ao hồ rộng lớn của Banff, du khách phải đi xe cáp treo Gondola để lên đỉnh núi Sulphur. Trên đỉnh này bạn có thể nhìn thấy ít nhất là 6 đỉnh trong 13 đỉnh núi của công viên Banff. Banff còn nổi tiếng với những hồ nước tĩnh lặng có màu trong xanh ngọc như Lake Louise, Moraine Lake, Peyto Lake hay Bow Lake. Chỉ cần ngồi xuống một phiến đá, ngắm dòng nước phẳng lặng như gương soi bóng những cụm thông xanh, tuyết tùng hay tuyết sơn, lòng bạn sẽ chùng xuống một cách an bình, êm ả. Bạn có thể thuê một con thuyền chèo ra giữa hồ hay gần ngọn núi để nhìn rõ hơn quang cảnh núi tuyết, đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho một lần rong chơi.
Đoàn du lịch còn đưa tôi đi thăm nhiều nơi có thác, suối, hồ và thung lũng trên con đường trở về Vacouver. Khí hậu thành phố này ấm áp làm tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn vì cởi ra được những quần áo lạnh đi tuyết nặng nề và dày đặc. Tuy đầu óc vẫn còn miên man với cảnh đẹp tuyệt vời ghi trong bộ nhớ mấy ngày qua, tôi sắp sửa hành lý lên máy bay về nhà.  

Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.