Hôm nay,  

Bầu Cử 2018: Những Vấn Đề Quan Trọng Nhất Cho Người Gốc Việt

20/10/201800:00:00(Xem: 3566)
Thang Do

Thành viên của Pivot, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến

 
(Lời Tòa Soạn: Tác giả bài viết là ông Thắng Đỗ, hành nghề Kiến Trúc Sư tại San Jose và đã từng giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Quy Hoạch Thành Phố)

Bài viết này không nhắm vào Tổng Thống Trump, vì đây không phải là cuộc bầu cử tổng thống. Mục đích của chúng tôi là muốn giúp người đọc, nhất là những ai không theo dõi thường xuyên các tin tức chính trị, trên nhiều nguồn thông tin khác nhau và từ giới truyền thông dòng chính bằng tiếng Anh, nắm được những vấn đề quan trọng nhất với cộng đồng người Việt. Hiện nay, có nhiều tranh cãi ồn ào về ông Trump. Phe ủng hộ tuyên dương ông là người tài năng xuất chúng, cứng cỏi, dám nói dám làm. Phe chống đưa ra những bằng chứng ông là người dối trá, mờ ám, kỳ thị, thậm chí kém cỏi về khả năng và chỉ nhằm vào thủ lợi cho cá nhân và gia đình.

Ông Trump có là người thế nào đi nữa, việc này không quan trọng lắm khi chúng ta lựa ứng viên quốc hội liên bang và các chức vụ địa phương để bầu. Thay vì nhìn vào cá nhân ông Trump, hãy nhìn vào ưu khuyết điểm của các chính sách của mỗi bên: phe Cộng Hòa cầm quyền, cũng như phe Dân Chủ đối lập. Hãy bầu cho chính sách nào thật sự có lợi cho chúng ta và cho cộng đồng, chứ đừng tin vào những tuyên bố một chiều, nhưng huênh hoang rỗng tuếch, không mảy may bằng chứng.

Việc trước mắt có ảnh hưởng đến tất cả mọi người là kinh tế. Hiện thời, kinh tế đang tiếp tục vươn lên sau thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất trong 80 năm, nhưng chúng ta cần nhớ là sự khôi phục này đã bắt đầu từ năm 2009, dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Obama. Lo ngại lớn nhất hiện nay là thâm thủng ngân quỹ đã tăng vọt đến gần 800 tỉ, cao nhất trong 6 năm. Tổng số nợ công cũng đến mức kỉ lục, hơn 21 ngàn tỉ và còn tiếp tục gia tăng rất nhanh. Đây là điều trớ trêu, vì khi kinh tế tăng trưởng, chính phủ thu được nhiều thuế hơn, có nghĩa là thâm thủng ngân quỹ đáng lẽ phải giảm xuống. Chủ Tịch Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnel thuộc Đảng Cộng Hòa, lập tức đổ lỗi cho các chi phí xã hội, như tiền già và trợ cấp y tế Medicare. Dường như ông quên một cách rất tiện lợi rằng mới chưa đầy một năm trước, Thượng Viện do đảng của ông kiểm soát, đã thông qua một luật giảm thuế khổng lồ, gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia hơn một ngàn tỉ rưỡi. Việc mức thâm thủng ngân quỹ tăng vọt không phải là điều ngạc nhiên. Cả Văn Phòng Quản Trị và Ngân Sách, một cơ quan chính phủ, lẫn Văn Phòng Ngân Sách của Quốc Hội, đã dự đoán rằng luật giảm thuế của Quốc Hội Cộng Hòa sẽ đưa đến thâm thủng và nợ công ở mức kỷ lục. Đây không phải là chuyện gì phức tạp. Tiêu nhiều hơn thu đưa đến nợ nần, đó là điều ai cũng hiểu, kể cả các chính trị gia Cộng Hòa, tuy họ luôn vờ như không biết.

Vấn đề tác động lớn đến cộng đồng Việt là chính sách đối với người di dân và các dịch vụ xã hội, quan trọng nhất là bảo hiểm y tế. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, chính phủ Trump đã thẳng thắn với chủ trương chống di dân và tị nạn. Đã đành là không quốc gia nào có thể chấp nhận vô điều kiện người nhập cư bất hợp pháp, nhưng chính phủ đã bắt đầu trục xuất luôn người nhập cư hợp pháp, kể cả người có thẻ xanh. Đó là những người có án, cho dù án của họ không liên hệ đến bạo động hay đã xảy ra khi họ còn là vị thành niên. Họ cũng đã bắt đầu trục xuất cả người nhập cư đã hưởng bất cứ dịch vụ trợ cấp xã hội nào. Rất nhiều người gốc Việt lọt vào cả hai thành phần này. Quốc Hội Cộng Hòa ngoảnh mặt làm ngơ khi những xâm phạm này xảy ra, tuy nhiều thành viên Cộng Hòa trước đó đã từng ủng hộ di dân.

Chính phủ cũng tìm cách hủy bỏ đạo luật bảo hiểm y tế, còn gọi là Obamacare. Tuy họ đã thất bại, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Tổng Thống Trump đã phát biểu rằng ông sẽ tìm cách phá hoại đạo luật này, cho dù Quốc Hội có đồng ý hay không. Bảo hiểm y tế là điều rất quan trọng với người di dân, vì nhiều người trong số đó không có bất cứ sự bảo vệ nào khác nếu ốm đau.

Xa hơn, tuy thật ra quan trọng hơn cả bất cứ vấn đề nào khác, là môi trường. Dưới thời các tổng thống trước, nước Mỹ đã có những tiến bộ đáng kể để cải thiện môi trường, từ ông Bush (cha) cắt giảm hiện tượng ‘mưa át-xít’ cho đến ông Clinton với nhiều đạo luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như chú trọng vào sự phát triển bền vững. Đáng kể nhất là Tổng Thống Obama đã bắt đóng các xưởng điện chạy than để giảm ô nhiễm (hầu hết thế giới đã theo đuổi đường hướng này, kể cả Trung Quốc) và tăng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và xả khí thải của xe hơi. Nhưng khi Đảng Cộng Hòa nắm cả hành pháp lẫn Quốc Hội, họ đảo ngược những chính sách này và đơn phương rút chân khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris. Những quyết định này có thể giúp đảng ăn phiếu của cử tri bảo thủ và tại những vùng sản xuất than, nhưng nó gây hại vô kể cho môi trường của toàn thế giới và của chính nước Mỹ. Đây là xu hướng nguy hiểm nhất cho tương lai chúng ta, không những làm môi trường tiếp tục xuống cấp, mà còn khiến nước Mỹ mất vị trí dẫn đầu trong lãnh vực kỹ thuật sinh thái. Khi rút khỏi hiệp định và ngưng trợ giúp các ngành kỹ nghệ như xe hơi điện, năng lược sạch, chúng ta đã nhường vị trí lãnh đạo đó cho các quốc gia như Trung Quốc.

Về ngoại giao và chỗ đứng của nước Mỹ trên thế giới, đường hướng hiện nay đang làm nước Mỹ yếu đi nhiều, chứ không khiến chúng ta “vinh quang trở lại” như ông Trump nói. Quyết định rút khỏi Hiệp Định Châu Á Thái Bình Dương (TPP) là một món quà bất ngờ và vô giá cho Trung Quốc. Hiệp định này, do Tổng Thống Obama khởi xướng, đã có mục tiêu tạo nên một liên minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ, bao quanh Trung Quốc để kềm chế sức bành trướng của nước này. Khi “nghỉ chơi”, chúng ta khiến các đồng minh choáng váng, và nhiều nước đã và sẽ ngả về Trung Quốc, vì đó là trọng tâm duy nhất còn lại để dựa vào. Chính phủ Cộng Hòa đã biểu hiện thái độ hằn học với các đồng minh cố hữu, kể cả các quốc gia cùng chung hệ thống dân chủ như Tây Âu và Canada, trong khi rất thân thiện với các nhà lãnh đạo độc tài, từ Putin đến Ủn và cả hoàng gia Ả-rập Saudi đã bị tai tiếng vì thủ tiêu một nhà đối lập ngay trong sứ quán của họ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Những người ông Trump gọi là bạn, họ giống như đảng trưởng xã hội đen hơn là nguyên thủ quốc gia. Nước Mỹ trong lịch sử luôn luôn hỗ trợ những xu hướng dân chủ, nhưng hiện nay, chúng ta đã làm mất chính nghĩa đó, và điều này khiến chỗ đứng của Mỹ trên thế giới yếu đi rất nhiều.

Hiến pháp Mỹ được tạo ra bởi những bộ óc rất thông minh, đã thiết lập hệ thống tam quyền phân lập. Cấu trúc này có mục đích kềm chế những đường hướng quá khích và nhất là có xu hướng độc tài. Trong lịch sử Mỹ, Quốc Hội, cho dù đảng nào chiếm đa số, cũng đã từng thi hành nhiệm vụ kiểm soát và cân bằng quyền hành của ngành hành pháp khá tốt. Nhưng hiện nay thì không. Nhiều nhà lập pháp của Đảng Cộng Hòa đã từng phản đối kịch liệt các xu hướng của ông Trump khi ông chưa nhậm chức. Nhưng vì họ thấy sức mạnh của cử tri hậu thuẫn ông, họ im re, ngoan ngoãn như một quốc hội bù nhìn. Họ đã đánh mất chức năng chính của Quốc Hội, tức là giám sát và kềm chế các quyết định và hành động của ngành hành pháp.

Hãy bầu cho các ứng cử viên Dân Chủ ngay cả nếu bạn không hoàn toàn đồng ý với chủ trương của họ. Hãy khiến cho Quốc Hội thay đổi đảng cầm quyền. Chúng ta cần bầu cho một cái “phanh” cần thiết để hãm sự phiêu lưu liều lĩnh của ngành hành pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.