Hôm nay,  

Hà Nội Ngày Tháng Cũ

17/10/201809:00:00(Xem: 7884)

HÀ NỘI NGÀY THÁNG CŨ  

Nhạc sĩ SONG NGỌC vừa qua đời tại Houston - Texas tối chủ nhật, 14/10/2018. Ông là tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng trong đó có HÀ NỘI NGÀY THÁNG CŨ, một nhạc phẩm bất hủ về Hà Nội.  Nhưng tác giả của nó, Song Ngọc, lại sinh ra ở Long Xuyên - An Giang, chưa một lần đặt chân tới Hà Nội. Bài hát đã làm những người "con của Hà Nội" không khỏi rung động mỗi lần nghe. Xin mời các bạn đọc bài giới thiệu về nhạc phẩm này của Giao Chỉ, TNT, Hoàng Đức và nghe Ngọc Hạ diễn tả với đầy cảm xúc. VCH


blankHà Nội Ngày Tháng Cũ (Photo by Vu Cong Hien)

 

* Giao Chỉ giới thiệu PPS của Vũ Công Hiển

bài Nụ cười Sơn Cước của Tô Hải đã ra đi.

 Rong chơi trên thế giới ảo, biết thưởng thức thơ nhạc với lời ca và hình ảnh kết hợp thành tác phẩm, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng vô giá dành cho con người của thế kỷ thứ 21 mà ngày xưa tiền nhân không bao giờ nghĩ đến.

Người nghệ sĩ ghép nhạc đi với hình đã tạo thành những tác phẩm kép đưa ảnh đi theo lời ca làm biết bao khán thính giả rung động dù chỉ ngồi một mình vắng lặng lúc canh khuya. Tôi đã giới thiệu bằng hữu một lần thưởng thức tác phẩm của giáo sư Vũ Công Hiển làm bạn thức sáng đêm. Anh Hiển nguyên là giáo sư dạy trung học tại SF hiện đã về hưu và là hội trưởng nhiếp ảnh tại vùng Vịnh. Hiển là nghệ sĩ xuất sắc của hội ảnh nhưng việc sưu tầm bài ca để đưa vào các tác phẩm nhiếp ảnh mới thực là một kỳ công. Mỗi công trình đều là một tác phẩm ngoại hạng. Đầu tiên là tìm cảm hứng với một ca khúc. Lựa chọn ca sĩ thích hợp. Sau đó tìm lại những tác phẩm nhiếp ảnh trong kho hình vĩ đại lưu giữ qua nhiều chuyến đi vạn dặm trong hàng chục năm qua trên khắp nẻo đường thế giới. Tất các các tuyệt phẩm như vậy ghép vào nhau hết sức nhẹ nhàng và đơn giản để thành tác phẩm. Tuyệt đối không xử dụng những xáo thuật của ngón nghề điện ảnh. Không có những hàng chữ đảo lộn, nhảy múa. Không có những khung hình và màu sắc cải lương ra vào lộn xộn. Mỗi bức hình là một tác phẩm đi với từng lời ca điệu nhạc. Tuyệt đối đơn giản và sự giản dị đã đưa tác phẩm lên thành tác phẩm văn hóa. Điều quan trọng hơn hết là tất các tác phẩm xử dụng đều do chính nhiếp ảnh gia Vũ Công Hiển chụp được trên con đường chụp hình vạn dặm trường chinh của anh. Lần này, xin giới thiệu với bạn hữu tác phẩm mới nhất của Vũ Công Hiển với tiếng ca Sĩ Phú hát bài Nụ cười Sơn Cước của Tô Hải. Sĩ Phú là ca sĩ tài tử của Không Quân VNCH đã qua đời từ lâu. Nhạc sĩ Tô Hải vừa mới ra đi. Nụ cười Sơn Cước là bài hát phổ biến từ thủa xa xưa, nhưng hình ảnh sơn nữ của Vũ Công Hiển thì hiện đại trong kỷ nguyên mới.

 

Khi các bạn mở ra thưởng thức sẽ có dịp bị lôi cuốn theo với 25 tác phẩm của Vũ Công Hiển với bài sau cùng "Dường như niềm tuyệt vọng "do Vũ Khanh hát nhạc Trịnh Công Sơn. Coi chừng sẽ chợt thấy trời vừa sáng. Bình minh đã trở về từ lúc nào.

Thân ái.
 

Giao Chỉ giới thiệu PPS của Vũ Công Hiển

bài  Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc vừa qua đời.

 

Tôi xin giới thiệu một loạt tác phẩm của Vũ Công Hiển, một nhiếp ảnh gia vùng Vịnh Cựu Kim Sơn.

Mở đầu là bản nhạc Hà Nội Ngày Tháng Cũ của Song Ngọc do Ngọc Hạ hát. Lời ca nhẹ nhàng như sương khói phủ trên những tác phẩm nhiếp ảnh đầy nghệ thuật. Từ một giáo sư toán trung học tại San Francisco, VCH về hưu sớm, bỏ phấn trắng bảng đen, cầm máy hình đi ngàn dặm đường săn hàng trăm ngàn tấm hình để dùng cho nghệ thuật giao duyên giữa Nhiếp Ảnh và Âm Nhạc.

Tác phẩm của VCH là sự phối hợp cao điểm của công phu và đơn giản. Những bài ca được chọn lọc, giọng ca được cân nhắc và hình ảnh hết sức nghệ thuật được đặt vào đúng chỗ. Tuyệt nhiên lời ca không làm vướng bận tác phẩm. Ống kính theo đuổi từng hơi thở của ca sĩ và nhiếp ảnh như đọc được tâm tư của nhạc sĩ. Hình bóng và lời ca luôn luôn tách bạch mà vẫn quấn quýt bên nhau. VCH đóng góp phần hình ảnh thực sự của chính mình, đồng thời phải lựa chọn bài ca của nhiều nhạc sĩ, nhiều thể loại với những đề tài trải rộng khắp quê hương cùng với tiếng ca thích hợp nhất. Xin quý vị bắt đầu với bản Hà Nội Ngày Tháng Cũ. Rồi lần lượt nối tiếp tự nhiên với các tác phẩm khác. Mỗi tác phẩm có một sắc thái riêng và đều được chuẩn bị rất công phu và nghệ thuật. Những bài ca của một thời đã qua nhưng mãi mãi còn ở lại bên chúng ta...

Giao Chỉ

 

  Xin bấm vào link dưới đây:

 

Hà Nội Ngày Tháng Cũ & vuconghienPlaylist

  Chúc Vũ Công Hiển may mắn trên đường viễn du Đông nam Á săn ảnh 2018.

-- 
  

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.