Hôm nay,  

Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm - Số 2

27/09/201807:12:00(Xem: 2535)

BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2

 

Ngày 19 tháng 5 năm 2018, Trước tình hình nghiêm trọng của vấn đề đất Thủ Thiêm, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước đã ký bản “TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM” (Gọi tắt là “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm - Số 1”) – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau:

 

1- Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.

2- Nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, tước đoạt tài sản và quyền sống của nhân dân. chà đạp luật pháp và đạo lý dân tộc.

3- Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.

4- Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước.

-Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước.

-Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đất  trên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.”

 

 

Nay, Thanh tra Chính phủ đã ra bản Thông báo  số 1483/TB- TTCP Ngày 4 tháng 9 năm 2018 do ông Đặng Công Huấn, phó Tổng TTCP ký về một số vấn đề của Thủ Thiêm đã công bố trên các cơ quan truyền thông ngày 7/9/2018. Tiếp đó ngày 21/9/2018, ông Trần Vĩnh Tuyến Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã họp báo thông tin kế hoạch thực hiện Thông báo Kết luận của thanh tra Chính phủ ở trên, và đã xin lỗi nhân dân TPHCM.

 

Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ra BẢN TUYÊN BỐ THỦ THIÊM - SỐ 2

 như sau:

 

1-Hoan nghênh Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và đã ban hành Kết luận Thanh tra để trình Thủ tướng Chính Phủ, UBND TP Hồ Chí Minh đã xin lỗi dân, hoan nghênh các luật sư giúp dân đòi công  lý, lẽ sống.

 

2- Yêu cầu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan hữu quan của trung ương và thành phố xử lý các vấn đề liên quan, đáp ứng yêu cầu bức bách của hàng chục ngàn cư dân Thủ Thiêm.

 

3- Đề nghị các luật sư đã và đang tham gia đại diện cho bà con Thủ Thiêm sớm triển khai các công việc hỗ trợ bà con giải quyết các công việc sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.

 

4- Yêu cầu các nhánh quyền lực Nhà nước, các cấp, các ngành từ TU đến TPHCM tiếp tục giải quyết những yêu cầu mà “Bản Tuyên Bố Thủ Thiêm- số 1” đã đưa ra nhưng chưa được giải quyết.

 

5- Chúng tôi kêu gọi các nhà báo, các cơ quan truyền thông nhà nước và mạng xã hội, các cơ quan thông tấn nước ngoài tiếp tục theo dõi, đưa tin và bình luận các diễn biến tiếp theo của vụ Thủ Thiêm.

 

Chúng tôi hy vọng rằng UBND TP Hồ Chí Minh sẽ nhanh chóng giải quyết những vấn đề bức bách đã tồn tại từ 20 năm nay nhằm thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo Quyền sống của người dân, để sớm ổn định cuộc sống xã hội, và rút kinh nghiệm về bài học đắt giá cho người cầm quyền này để không gây ra sai lầm, tội ác nào nữa với người dân Thủ Thiêm và người dân cả nước nói chung.

 

Làm tại Sài Gòn, ngày 23-09-2018

 

Các Tổ chức xã hội dân sự và Cá nhân ký tên xin  ghi rõ họ tên, nghề nghiệp (chức vụ nếu có), địa chỉ cư trú hay làm việc, tên quốc gia (nếu ở ngoài VN) gửi về đ/c email : tuyenbothuthiem@gmail.com

 

Đã ký: 4 tổ chức, 39 cá nhân

 .

Tổ chức:

1. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện ông: Lê Thân, cựu tù Côn Đảo 

2. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm 

3. Diễn đàn XHDS. Đại diện: TS Nguyễn Quang A 

4. Hội Bầu bí tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng

 

Cá nhân:  

1. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức yêu nước TPHCM, TV CLB Lê Hiếu Đằng

2. Hoàng Hưng, nhà thơ- nhà báo tự do, Sài Gòn

3. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHKT TPHCM

4. Kha Lương Ngãi, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng 

5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

6. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

7. Ngyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Austalia

8. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội

9. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng, (CLB Phan Tây Hồ)

10. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ về hưu, TV CLB  LHĐ, SG

11. Ngô Kim Hoa, nhà báo Sương Quỳnh, TV CLB LHĐ, SG 

12. Lê Phú Khải, nhà báo, TV CLB LHĐ, SG

13. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó TBT Báo Tuổi Trẻ, TV CLB LHĐ

14. Lê Công Giàu, cán bộ hưu trí, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

15. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, TV CLB LHĐ, SG

16. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

17. Vũ Trọng Khải, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Trường QLCB, Bộ NN&PTNT, TPHCM, TV CLB LHĐ.

18. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TV CLB LHĐ

19. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

20. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

21. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu văn hóa, hưu trí, Sài Gòn

22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG

23. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, TV CLB LHĐ

24. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Bỉ. Sống ở Sài Gòn

25. Nguyễn Quang A, TS Khoa học, Hà Nội

26. Bùi Minh Quốc, nhà thơ-nhà báo độc lập, Đà Lạt

27. Hà Sỹ Phu, TS Sinh học, nhà nghiên cứu, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)

28. Nguyễn Quang Nhàn, CB hưu trí, Đà Lạt (CLB Phan Tây Hồ)

29. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt 

30. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang, Khánh Hòa 

31. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội  

32. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội 

33. Trần Văn Bang, kỹ sư, TV CLB LHĐ, SG 

34. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

35. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

36. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh triết, Hà Nội

37. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp

38. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp

39. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

 

40. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu

41. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

42. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội

43. J.B Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do, Hà Nội. 

44. Lê Mai Đậu, kỹ sư, hưu trí, Hà nội.

45. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp. 

46. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội

47. Uông Đình Đức, Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.Hồ Chí Minh

  

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
John Wu đã diễn tả thật khéo trong cuốn "Đông Gặp Tây" về ba đạo sĩ theo dấu sao lạ tìm đến Bê-Lem dâng vàng, nhũ hương và mộc dược cho Đấng Cứu Thế
Thoạt nhìn bên ngoài người ta chỉ trông thấy một cơ sở rất khiêm tốn, không nguy nga đồ sộ như những ngôi chùa lớn
Từ một tháng nay, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã làm dư luận xôn xao
Ngày 31/12/2007 ông Vũ Dũng, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đến biên giới tỉnh Lào Cai để chủ tọa một buổi lễ
Sự việc Trung Quốc tuyên bố thành lập Huyện Tam Sa để quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán sắp đến,  năm cũ sắp qua đi, đây cũng là dịp để chúng ta kiểm điểm lại một năm qua mình sống như thế nào
Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 2004  viết rằng: “DDảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
Sau hơn ba mươi năm sống Hoa Kỳ, người Việt ta đã hội nhập ngày một nhiều hơn vào đời sống chính trị Mỹ, để tham gia nhiều cuộc bầu cử chính trị
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.