Hôm nay,  

Đâu rồi VĂN HÓA ĐỌC: Ý kiến xây dựng của một Nghĩa Sinh

25/09/201820:55:00(Xem: 3585)
ĐÂU RỒI VĂN HÓA ĐỌC: Ý KIẾN XÂY DỰNG CỦA MỘT NGHĨA SINH
 
 NS Trần Thị Thu Vân

Quyền hạn và giới hạn: Quyền hạn (rights) nào cũng có giới hạn (limits). Thí dụ quyền tự do diễn tả tư tưởng: 1. Với tư cách cá nhân, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng (như trên FaceBook của Nguyễn Văn Anh hay trên FaceBook của Lê Thị Em) miễn là sự phát biểu của mình lành mạnh, xây dựng và trung thực. 2. Với tư cách đoàn thể, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng nếu bạn được đoàn thể đó ủy quyền cho bạn phát biểu về một vấn đề nào đó (như trên trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay Nhóm CNS chẳng hạn). Nếu bạn không được ủy quyền, bạn chỉ viết với ý kiến cá nhân về một vấn đề gì đó mà bạn lại dùng trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay Nhóm CNS chẳng hạn thì việc làm của bạn không đúng – vì bạn đã vượt quá giới hạn của mình.
 

Đâu rồi VĂN HÓA ĐỌC: Ý kiến xây dựng của một Nghĩa Sinh 

  

Văn hóa đọc là gì?

Văn hoá đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh | viết lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội.


blank 

Văn hóa đọc ngày nay

Dạo gần đây trên các trang báo mạng hoặc trên FB xuất hiện nhiều bài viết tương phản nhau. Một bên bàn về cải cách tiếng Việt, công nghệ giáo dục của hai vị GS-TS; một bên bắt được đường dây sex tour của cô Á hậu, MC nổi tiếng làm ở đài truyền hình HTV, và nhiều bài viết khác có nội dung tương tự. Nhưng điều đáng buồn sau các bài viết chia sẻ trên FB là những bình luận đầy ác ý với lời lẽ nặng nề công kích xúc phạm người khác.

Người có nhân văn hành xử văn minh, lịch sự, tử tế với mọi người. Họ không làm “anh hùng bàn phím” phán xét người khác theo chủ quan của mình. Hình như trên mạng xã hội ngày nay hay có tâm lý “bầy đàn” – cứ một người “ném đá” là hùa theo “xây tường” một cách tiêu cực có tính cách bôi nhọ nhiều hơn là để bổ sung và xây dựng.

Chúng ta có quyền nghe, đọc và để lại bình luận góp ý trên tinh thần xây dựng nhưng chúng ta không có quyền nhân danh “thượng đế” để phán xét, thóa mạ, xúc phạm người khác bằng những ngôn từ khiếm nhã có tính mạt sát, miệt thị đối người khác.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc và hiến pháp của các quốc gia văn minh tiền tiến trên thế giới đều đề cao giá trị của con người và quyền hạn của mỗi người như quyền sống khỏe mạnh và hạnh phúc; quyền chọn nghề nghiệp hợp khả năng và sở thích; quyền có đời sống riêng tư (right to private life | freedom of privacy); quyền bình đẳng trước pháp luật – một người được coi là không có tội khi chưa có bản án xác định phạm tội.

Quyền hạn và giới hạn

Quyền hạn (rights) nào cũng có giới hạn (limits). Thí dụ quyền tự do diễn tả tư tưởng:

     1. Với tư cách cá nhân, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng (như trên FaceBook của Nguyễn Văn Anh hay trên FaceBook của Lê Thị Em) miễn là sự phát biểu của mình lành mạnh, xây dựng và trung thực.

     2. Với tư cách đoàn thể, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng nếu bạn được đoàn thể đó ủy quyền cho bạn phát biểu về một vấn đề nào đó (như trên trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay Nhóm CNS chẳng hạn). Nếu bạn không được ủy quyền, bạn chỉ viết với ý kiến cá nhân về một vấn đề gì đó mà bạn lại dùng trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay Nhóm CNS chẳng hạn thì việc làm của bạn không đúng – vì bạn đã vượt quá giới hạn của mình.

Văn hóa đọc ngày mai

Hướng về tương lai, chúng ta cần cổ võ và phát triển thói quen đọc | viết suốt cuộc đời cho mỗi người. Tập quán tốt đẹp nầy cần được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, trước khi trẻ bé cắp sách đến trường. Trong suốt quá trình học tập tại trường – từ lớp mầm đến hết đại học, mỗi cá nhân cần phát triển kỹ năng đọc | viết và yêu thích việc đọc | viết của mình để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản và lũy thừa những giá trị và niềm hạnh phúc trong cuộc đời.


Mời đọc thêm: http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1156
..
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ một năm nay, ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng tạo nên hy vọng cho không ít bà con ta trong và ngoài nước.
Chủ Nhật vừa qua, Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, gọi tắt là APEC, đã kết thúc tại Sydney của Australia
Vụ án Lê Phước Tuấn đả thương ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ CHXHCN Việt Nam
Đọc bài báo có tựa đề "Câu kết trong ngoài và mưu đồ chính trị nham hiểm" trên báo Quân Đội Nhân Dân, người đọc có hiểu biết một chút
Hồ Chí Minh lại đưa ra một quan điểm trái ngược: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.”
Chủ quan là nhìn một chiều theo cái muốn của cái tôi. Cái tôi nghĩ như vầy, muốn như vầy, và điều gì ngược lại hay giống như cái tôi nghĩ, cái tôi muốn, thì tạo ra rối loạn tâm tư, tạo sự bực mình hay buồn bã
Đó là ý chí quật khởi, không xu hướng mà phải “chủ hướng.” Tức không buông xuôi theo dòng thời gian mà phải nắm bắt và chủ trì thời gian. Không thụ động không bất động, mà phải hành động tiến bước
Quốc trưởng của một quốc gia được quốc trưởng của một quốc gia khác mời tới thăm viếng quốc gia bạn thì chuyến công du này
Suốt buổi sáng Thứ Sáu mùng bảy, truyền thông Hoa Kỳ tập trung phân tách một đề tài nóng nhất, là cuốn băng hình do al-Qaeda phổ biến
Xưa, Trần Quốc Toản, một thiếu niên đời Trần, đã bóp nát trái cam lúc nào không biết vì căm phẫn trước tình trạng đất nước bị giặc Nguyên xâm lăng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.