Hôm nay,  

Sri Lanka, Những Cảm Nghiệm Tâm Linh

25/09/201800:00:00(Xem: 4012)
SRI LANKA hanh huong (1)SRI LANKA hanh huong (2)SRI LANKA hanh huong (3)SRI LANKA hanh huong_Dieu Lan
Hình ảnh Phật Tử hành hương.

 
Diệu Lan
 

Chuyến bay của hãng Cathay Pacific từ phi trường Los Angeles đến thủ đô  Colombo của đất nước Sri – Lanka vào nửa đêm. Phi trường nhỏ, không  ồn ào, tấp nập như các phi trường quốc tế  khác, sáng trưng những ngọn đèn vàng và những khuôn mặt da ngăm đen, dáng vẻ như buồn ngủ của các viên chức Ấn Độ tại hải quan. Hai chiếc xe buýt và người hướng dẫn viên du lịch địa phương có cái tên San Jay chắc đã chờ đoàn từ lâu vì máy bay bị hoãn vài tiếng đồng hồ.

Mười năm về trước, tôi đã có dịp đồng hành với San Jay trong chuyến đi hành hương miền Bắc Ấn. Giờ gặp lại, không biết anh còn nhớ tôi không nhưng tôi không quên nụ cười và nét điển trai cùng cái tên “Sắn Giây” mang âm hưởng Việt nam rất dễ thương như tính tình của anh . Hai sư cô trẻ  tôi đã từng gặp tại chùa Đại Bi tại Cali trong buổi sinh họat của đạo tràng Gia Đình Sợi Nắng, gặp lại hai cô tại Tích Lan, tôi vui mừng khi biết hai cô sẽ cùng tham dự với đoàn. Hai cô mang những sợi giây có đính hoa cúc tím choàng vào cổ đón khách hành hương. Những đóa “hoa nở về đêm” vẫn còn tươi trong cái nóng đã dịu làm ấm lòng những bước chân của những người con Phật đã vượt đại dương và qua đường chim bay thật dài  để đến xứ Phật.

 Đoàn hành hương gồm năm mươi người từ các tiểu bang trên nước Mỹ và các nước trên thế giới như Úc, Việt Nam cùng tụ hội trong chuyến đi này. Đêm đầu tiên trong khách sạn, họ đã làm quen với sự thay đổi múi giờ và thời tiết vừa nóng vừa ẩm của xứ nhiệt đới. Những ánh mắt còn xa lạ, sinh hoạt tập thể còn ngại ngùng, người bạn cùng phòng chưa quen và còn nhiều điều mới lạ trong chuyến đi đã được vị Thầy  trẻ và hai sư cô  giới thiệu , sắp xếp phòng ốc, hướng dẫn và  giải thích cặn kẽ chương trình sinh hoạt mỗi ngày. Sáng mai đoàn sẽ đi thăm hai thắng cảnh lịch sử  nổi tiếng của Phật giáo đó là cây Bồ Đề hơn hai ngàn năm tuổi và các tháp trong đó có tháp Thuparama thờ xá lợi Phật.

Hòn đảo hình trái lê nằm ở Ấn Độ Dương, năm một chín năm hai có tên là Ceylon, âm Việt  nam đọc trại ra là Tích Lan là một đất nước gồm hơn hai mươi triệu dân, có địa lý chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á, là đất nước giàu các di sản văn hóa cùng với rừng, biển và phong cảnh đẹp. Cũng như Việt Nam thời Pháp, đây là  đất nước đã từng là thuộc địa của các nước Tây phương như Anh, Hà Lan và Bồ đào Nha, có cộng đồng gồm nhiều sắc dân phức tạp như Tamil, Sinhala và thổ dân. Họ nói tiếng Sinhalese và Tamil tạo nên hai nền văn hóa truyền thống. Sinhala gồm thành phố cổ Kandy và Anuradhpura và Tamil có thành phố cổ Jaffna.Tiếng Anh chỉ dùng trong lãnh vực giáo dục, khoa học và thương mại.

Thế giới đại chiến thứ hai, Tích Lan đã là căn cứ của Đồng Minh. Năm một chín bốn tám, Tích Lan là xứ tự trị. Năm một chín bảy hai, Ceylon đổi tên Sri- Lanka, là nước Cộng Hòa độc lập trong khối Thịnh Vượng Chung (Common Weath ).  Năm một chín bảy mươi, sự xung đột giữa cộng đồng Sinhala, quân của chính phủ và phong trào ly khai Tamil đưa đến nội chiến đẫm máu. Chính phủ Na -Uy  đứng ra làm trung gian đàm phán ngoại giao đưa đến giải pháp hòa bình. Ngày nay, Tích Lan có hai đảng, phe tả là Đảng Tự Do Sri- Lanka và  phe hữu là Đảng Thống Nhất Quốc Gia Sri-Lanka.

Phật giáo đã có mặt ở đất nước này vào  năm hai trăm năm mươi trước Công nguyên do hoàng tử con trai của hoàng đế A- Dục sau này đi tu tức tỳ kheo Mehinda Bhikku. Từ đó, những tu viện và thánh tích được xây dựng và thành hình. Hiện nay cả nước có sáu ngàn tu viện, khoảng mười lăm ngàn  tăng sĩ . Sri- Lanka là nước bảy mươi phần trăm dân số theo Phật Giáo Nguyên Thủy, dùng kinh tạng bằng tiếng Pali, nổi tiếng là đất nước của những di sản  Phật giáo lâu đời, là nơi đã từng lưu trữ các bộ kinh bằng lá buông và trong kinh điển đã từng ghi lại dấu chân hoằng pháp của đức Phật từ ngàn xưa.

                                                 
***
 

Sau bữa ăn sáng đầu tiên tại khách sạn Covanro Garden, đoàn lên xe buýt trực chỉ đến thánh tích Mahamagha thuộc cố đô Anuradhapura để chiêm ngưỡng cây Bồ Đề  có hơn hai ngàn năm trăm năm mươi tuổi. Dựa vào tài liệu của học giả H. G Wells và những chứng tích lịch sử trong kinh điển, vào năm hai trăm bốn mươi lăm, Vua A- Dục chiết nhánh cây Bồ Đề nơi đức Phật thiền định và giác ngộ, giao cho con gái là công chúa Shangamitta sau này trở thành vị tỳ kheo ni. Bà  đã thay vua cha làm sứ giả sang tặng cho đất nước Shi- Lanka.

 Hôm nay là ngày chủ nhật, chúng tôi đến thánh tích đã thấy  đông đảo  từng nhóm những Phật tử Tích Lan mặc những chiếc áo dài trắng truyền thống hoặc trong những chiếc sari đi chùa lễ Phật. Cùng với gia đình, họ đến từ lâu, kiên nhẫn sắp hàng, đứng ngước nhìn lên cây cao với đôi mắt sùng kính. Họ đi nhiễu quanh tháp, rì rầm tụng kinh. Họ dâng hoa và đặt lễ vật trên những bệ thờ cúng Phật. Tay bưng những bình nước, họ nhẹ nhàng tưới dưới gốc cây. Họ ngồi trước ngọn đèn dầu trên sân cát hay dọc theo dãy hàng rào bao quanh cây âm a tụng kinh. Nhìn thấy những người dân Tích Lan hiền hòa, kham nhẫn, tâm đạo và an lạc, tuy đời sống vật chất của họ còn khó khăn so với các nước  u Mỹ  nhưng họ có đời sống tâm linh trong một quốc gia sùng đạo Phật như một quốc giáo, lòng tôi nảy sinh một tình cảm trìu mến và gửi đến họ những nụ cười thân thiện.

Từ xa, ngắm nhìn quần thể thân cây Bồ Đề vĩ đại đến từ đất nước Ấn Độ qua hàng ngàn năm lịch sử, cây Bồ Đề vẫn vững mạnh, tàn lá xum xuê xòe ra thành tám nhánh vươn lên trời cao, tôi liên tưởng đến hình ảnh tượng trưng trong kinh điển của giáo pháp đức Phật: Bát Chánh Đạo. Cây Bồ Đề này là chứng nhân của lịch sử, là sức sống âm thầm và mãnh liệt của Phật giáo Tích Lan, trải qua bao biến đổi của thời gian và các triều đại vương quyền nhưng vẫn duy trì được nếp sống tâm linh sâu sắc và là cái nôi của Phật giáo Nguyên Thủy.

 Không biết từ lúc nào, hai sư cô trẻ, hiền hòa và dễ thương của đoàn đã thỉnh những bình nước và những cành hoa súng tím cho đoàn chúng tôi xếp hàng vừa đi nhiễu vừa niệm Phật. Một số Phật tử người Tích Lan hoan hỉ và tử tế nhường chỗ cho đoàn đi trước, đảnh lễ, dâng hoa cúng Phật và tưới cây. Những bình nước đã đổ xuống lòng đất cùng với lời khấn nguyện thành tâm của  những người con Phật. Theo lời Phật dạy, có ba hình ảnh để nhớ tưởng đến Phật khi Phật không còn tại thế đó là cây Bồ Đề, tháp và tượng Phật. Cầm bình nước đổ nhẹ trong chiếc giếng cạnh gốc cây, tôi thầm khấn nguyện xin cho con đời đời kiếp kiếp được thấy Phật, tu hành tinh tấn để có cái tâm như tâm Phật.

Trong cái nắng gắt ban trưa,  tôi đứng trước cây Bồ Đề, quán chiếu giáo lý vô thường và vô ngã trong những chiếc lá bồ đề non màu hồng nhạt lay động trong cơn gió. Mai đây, chúng sẽ biến thành màu xanh rồi úa vàng rơi trên mặt đất.Trong cặp kính nâu, nước mắt tôi nhòe lăn trên đôi má khi quán tưởng đến ước mơ ôm ấp từ lâu nay đã thành sự thật. Con đã  về đây, quê hương tâm linh của Đức Thế Tôn:

Con đã về đây với Thế Tôn
Buồn vui xen lẫn ở trong hồn
Như từ lâu lắm chưa hề gặp
Biết nói làm sao với ý ngôn … (Thơ Như Nhiên)

 Rời cây Bồ đề, chúng tôi được hướng dẫn leo dốc đi chiêm bái tháp Jetavaramaya, tháp Ruvan velisaya và tháp Thuparama thờ xá lợi Phật.

 Tháp Jetavaramaya cao một trăm mét, đường kính rộng hai trăm  mét, được xây vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, là tòa nhà màu đỏ hình vòm, vòng cung rất đẹp, nằm khuất sau những tàng cây. Đây là tháp cao nhất thế giới hơn cả Kim Tự Tháp ở Ai Cập. Tháp này dược tin rằng thờ chiếc khăn quàng của Phật. Những chiếc cầu thang đục đẽo nhưng hoa văn sắc sảo cho thấy nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của  một thời thịnh trị từng là thủ đô của Sri- Lanka.

Tháp Thuparama  do vua Tissa là một kiến trúc độc đáo  được xây khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào đất nước Tích Lan. Đây là tháp thờ xá lợi. Xá lợi là xương đòn của đức Phật. Xa xa là những chiếc cột trụ đá xanh rêu nằm chơ vơ trên khoảng đất rộng khiến người con Phật khi đến đây thấm đậm triết lý vô thường của đạo Phật và liên tưởng đến hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nước còn cau mặt với tang thương”, một thời vương quyền thịnh trị trên đất nước này.

Đi xuống khoảng hơn trăm mét là tháp lớn  Ruwanvelisaya do vua Dutugemana xây vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Một bức tường thành bằng đá khổng lồ khắc hàng trăm con voi  chung quanh như một hàng rào bằng đá thật là tinh xảo.

 Rời các tháp, chúng tôi đi chiêm bái tượng Phật Samadhi là pho tượng cổ nhất được xây dựng khoảng thế kỷ thứ ba, nằm trong quần thể các tháp cổ trong công viên Abhayagiri. Ngài ngồi trong tư thế  kiết già, hai chân bắt chéo, hai bàn tay ngửa đặt trong lòng, nét mặt từ bi và an lạc. Tư thế ngồi Thiền trước khi đạt đến giác ngộ khiến cho tượng Phật có tên là Samadhi (Thiền Định)  là một tuyệt phẩm của công trình điêu khắc Sri- Lanka. Vì thế Thủ Tướng Nerhu một lần đến đây, cảm nhận được sự an lạc và yên bình nội tâm của tượng Phật này, ông đã thỉnh bức hình Ngài về thờ tại tư gia.

Ngoài ra chúng tôi còn đi thăm tượng Phật  nằm Aukana mà Thầy gọi đùa là tượng Phật “bâng khuâng” màu hồng cam, nét mặt từ bi thanh thoát, một tay Ngài chống cằm, dáng vẻ an nhiên tự tại và tháp Ambasthala thờ xá lợi Ngài Thera Mehinda, một vị thánh tăng đắc quả A- La Hán. Tại các thánh tích này, Thầy, các sư cô và  chúng tôi đều đi nhiễu vài vòng trong tiếng niệm hồng danh Phật.

Trong cái nắng gay gắt của buổi trưa, chúng tôi leo lên những bậc thang để chiêm bái tượng Phật nhập Niết Bàn và Phật Đại Định màu trắng. Những trái dừa nước đã giúp cho chúng tôi qua cơn khát trong khi ngồi chờ một người bạn trong đoàn trở lại tìm chiếc phone lỡ bỏ quên không tìm lại được. Người bạn có lẽ đã  quán chiếu bản chất vô thường của sự vật nên giữ  được tâm bình an để tiếp tục tham gia chuyến hành hương một cách trọn vẹn.

Chiều xuống, mặt trời khuất bóng, gió thổi rì rào, không khí mát lạnh, nơi quê hương tâm linh này, tôi vừa đi kinh hành vừa cảm nhận sâu sắc niềm tin vào Tam Bảo và khấn nguyện kiếp sau nếu không được làm thân nam đi tu thì xin được làm người và biết Phật Pháp như trong kinh Pháp Cú “ Khó thay được làm người. Khó thay được sống còn. Khó thay nghe Diệu Pháp. Khó thay Phật ra đời”.

 Sau một ngày đi thăm viếng các thánh tích Phật giáo và thưởng thức những thức ăn đầy hương vị của Ấn Độ tại khách sạn, chúng tôi trở về nghỉ ngơi  tại khách sạn Heritage Hotel để sáng mai rời khách sạn sớm, đi thăm hang động Dambulla và chùa Auvihara có bộ kinh viết trên lá buông.

 Chùa Aluvihara là một hang đá lớn, chung quanh là những ngọn đồi thuộc quận Tamale phía Bắc thành phố Kandy được tạo dựng vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Chùa đẹp với các bức tranh vẽ bằng màu nước trên tường và  trên trần, các chữ viết cổ, các tượng Phật đứng, ngồi, nằm đục vào vách đá với nhiều màu sắc và nhiều nét mặt khác nhau. Nơi đây nổi tiếng với bộ Tam tạng Pali viết bằng là buông do các vị tăng sĩ ngày xưa đã tụ tập ghi chép, bảo tồn và lưu trữ kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy sau nạn đói và sự xâm lăng của người Nam Ấn. Đây cũng là nơi vị luận sư nổi tiếng Buddhagosa người Ấn Độ, còn gọi là Ngài Phật  m, tác giả bộ Thanh Tịnh Đạo đã chuyển nhiều bộ kinh từ tiếng Sahalese sang tiếng Pali.

 Đường lên hang là một dốc núi khó đi, có những bậc thang quanh co ngoằn ngoèo, hai bên là những thung lũng cây cối xanh tươi, hang Dambulla tại Mahale là một quần thể gồm năm hang có một trăm năm mươi ba  tượng Phật khắc trên một vách tường đá dài, ba tượng vua, các vị thần Ấn độ và một tượng Phật nằm dài mười bốn mét.Chúng tôi bước vào hang tối, cảm giác một bầu không khí man mát lành lạnh của núi đá so với cái nóng hầm hập bên ngoài. Có vài ánh đèn mờ chiếu sáng các tượng Phật trông thật lung linh, huyền ảo. Có vài tia nắng từ cửa hang rọi vào những tờ kinh cầm trên tay. Cùng với Thầy và các sư cô, chúng tôi tụng kinh an lành và một thời kinh Bát Nhã sau đó đi nhiễu quanh các tượng Phật. Nhìn đâu đâu trong hang cũng thấy Phật. Có những tượng Phật đứng thành một dãy dài, nét mặt từ bi hiền hòa, lòng tự hỏi làm sao các vị tăng sĩ thời bây giờ có thể sống và tồn tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết và thực phẩm thiếu thốn trong hang động như thế? Bàn tay khéo léo, khối óc vĩ đại, sức người bền bỉ, tâm bồ đề kiên cố cộng thêm ý chí bảo vệ đạo pháp được trường tồn và trên hết nhất là lòng tôn quý Phật như một vị cha già dẫn dắt con đường tâm linh cho nên các vị sư  mới có thể chịu đựng, hy sinh và vượt qua  những chướng ngại để làm nên những thánh tích lịch sử này.

Chiều đến, sau khi ăn trưa ở một nhà hàng gần đó, chúng tôi tiếp tục đi thăm Chùa Vàng. Gọi là Chùa Vàng vì tượng Đức Thích Ca Mâu Ni  đặt trên một cái bệ hình sư tử được sơn son thếp vàng rực rỡ và lóng lánh dưới ánh mặt trời.Tại đây chúng tôi đi thăm hang thờ Ngài Phật  m Buddhagosa sau đó đi xem dấu tích hai bàn chân Phật dát vàng thờ trong hộp và những bản kinh viết bằng sợi lá cọ hay lá buông, có nơi còn gọi là lá bối , một phương tiện thô sơ dùng để viết kinh thời đức Phật.

 Về khách sạn Grand Hotel ăn tối và  nghỉ ngơi, sáng hôm sau đoàn hành hương tiếp tục đi thăm đền thờ và Xá Lợi Răng của đức Phật tại thành phố Kandy.

Kandy là thành phố đẹp, nhiều cây xanh, có hồ Kandy bao quanh, nằm trên vùng cao nguyên khí hậu mát mẻ quanh năm, là thành phố hành chánh với tháp Đồng Hồ, cung điện Hoàng Gia, sân vận động, nhà hát ngoài trời Nelum Pokuna..và trên hết, Kandy là thành phố thiêng liêng có nhiều tu viện và các thánh tích, nổi bật nhất là đền thờ Xá Lợi Răng Phật ( Temple of The Tooth – Dalada Muligawa) nằm trong khu cung điện hoàng gia (Royal Palace).

Sáng nay, sau khi ăn điểm tâm tại khách sạn Oakray Seren Garden, chúng tôi đi thăm tu viện Asgiri Maha Viharaya nơi  hàng trăm chú tiểu tu học taị đây. Tu viện Asgiri nổi tiếng vì là một trong hai tu viện có trách nhiệm chăm sóc và bảo quản đền thờ Xá Lợi Răng Phật. Các chú tiểu vào độ mười tuổi trở lên, khoác y vàng, nét mặt thơ ngây và dễ thương, thấy khách từ xa đến, có chú tò mò chạy ra cười làm quen, có chú e ấp đứng ở góc tường nhìn tỏ vẻ xa lạ. Cùng với Thầy và đoàn hành hương, chúng tôi chụp hình với các Sư và các chú. Các chú hoan hỉ mỉm những nụ cười hiền hòa với hai hàm răng trắng bóc.

Giờ ăn trưa, được chứng kiến bữa cơm thanh đạm tại phòng ăn, tại phòng khách của tu viện, đoàn đã tích cực quyên góp một số tiền cúng dường cho tu viện. Có những anh chị hằng tâm hằng sản đã tự nguyện hứa cúng dường mười ngàn đô la sau khi về Mỹ . Hai vị sư trụ trì đã đọc những thời kinh chúc phúc cho đoàn, trao tặng quà cho Thầy. Chúng tôi từ giã  các sư và rời tu viện . Những đôi mắt to, đẹp, đôi lông mày cong vút và nụ cười e ấp của các chú còn dõi theo đoàn cho đến khi khuất bóng.

Trong kinh kể rằng đừng coi thường một con rắn nhỏ vì có thể cắn chết người. Đừng coi thường môt que diêm nhỏ vì có thể thiêu đốt một khu rừng. Đừng coi thường một vị hoàng tử nhỏ vì có thể trở thành một vị vua tài giỏi trong tương lai. Trong tương lai, các chú tiểu đang tu học ở tu viện này sẽ là những vị tỳ kheo, trưởng tử của Như Lai, tiếp nối sự nghiệp xây dựng và bảo tồn Phật Pháp của đất nước Tích Lan. Phẩm Tỳ Kheo ca ngợi : “Tỳ kheo tuy tuổi nhỏ. Siêng tu giáo Pháp Phật. Soi sáng thế gian này.Như trăng thoát khỏi mây.”

 Để được chiêm ngưỡng xá lợi Răng Phật tại chùa Dalada Muligawa, chúng tôi phải đi vào buổi chiều đúng vào giờ tụng kinh chiều (puja ). Nhìn từ xa, đó là tòa nhà màu trắng bằng đá hoa cương khổng lồ, mái đỏ, điêu khắc các hoa văn tinh xảo bao quanh bởi một bức tường trắng được xây vào thế kỷ thứ mười tám bởi triều vua cuối cùng của vương quốc Tích Lan. Đền thờ có hào nước soi bóng dưới ánh nắng chiều vào ban ngày. Ban đêm, đền lung linh mờ ảo dưới ánh đèn vàng và  những ngọn đèn dầu gắn trên tường chiếu xuống mặt hồ trông rất nên thơ. Một khoảng sân rộng và các lối đi dẫn  đoàn hành hương vào đền thờ.

Chúng tôi cùng với các đoàn hành hương và du khách xếp hàng ở cổng chính tầng dưới, nghe các đội nhạc đánh chiêng trống cử hành các nghi lễ, ngắm nhìn kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời đậm màu sắc của Phật giáo Tích Lan như hai con voi hai bên đền thờ, tượng Long thần, Hộ pháp trên cầu thang, ngà voi, cửa gỗ chạm ngà, các bức phù điêu bằng gỗ cẩn khắc thật tỉ mỉ và sắc sảo trên tường, các tượng Phật đẹp, nét mặt từ bi, các hình tượng trang trí nhiều màu sắc và mang đầy ý nghĩa trong kinh điển và lịch sử Phật giáo.

Vì là nơi thờ tự thiêng liêng nên không có cảnh chộn rộn quay phim hay  lăng xăng chụp hình. Mọi người đến đây ai cũng cũng yên lặng, nghiêm trang và  lắng lòng chiêm ngưỡng thánh tích.

Đây là một quần thể kiến trúc nhiều tầng. Bên trái và phải có thư viện, phòng họp, nhà nghỉ của chư tăng. Những bậc thang lên tầng trên qua các lối đi nhỏ quanh co dẫn chúng tôi đến được nơi chánh điện. Chúng tôi chỉ có đủ thời gian dừng lại ít giây ngắn ngủi để cúi đầu, quán tưởng và chắp tay đảnh lễ xá lợi Phật. Xá lợi được đặt trên cao trong chiếc hộp vàng hình tháp, chung quanh là sáu chiếc hộp nhỏ nạm ngọc. Điện  thờ lộng lẫy, màn che trướng rủ đều dát vàng ròng rực sáng dưới ánh đèn.

Sau khi Phật nhập diệt, Xá lợi Phật được chia đều cho các vua vì các vua thời đó tin rằng thờ Xá lợi thì vương triều sẽ hùng mạnh và vững bền. Trải qua nhiều thế kỷ thăng trầm của các vương triều từ Ấn Độ đến Tích Lan, vua Kalinga là vị vua  Ấn Độ được nhận lãnh chiếc Răng thứ tư của Phật (canine tooth) truyền trao  đến các vị vua Tích Lan cuối cùng tại cố đô Kandy. Ngày nay, chiếc Răng Phật vẫn còn được bảo tồn và trở thành quốc bảo mặc dù gần đây đã có thời kỳ nội chiến giữa quân Sahalese và Tamil, những quả bom của người Tamil không phá hoại được thánh tích này.


Trong khi chờ đợi các anh chị trong đoàn tập họp  để ra xe về, tôi được biết ở tầng chính có chiếc tháp nhỏ thờ chiếc bát của Phật (The Bowl Relic). Cùng với Xá Lợi Răng Phật, chiếc Bát (Alms Bowl) cũng đã bôn ba khắp nơi qua nhiều triều đại lịch sử. Trải qua nhiều thế kỷ, cuối cùng, một dụng cụ sinh hoạt đời thường của đức Phật cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm đã có mặt nơi này cho hàng Phật tử chúng ta chiêm ngưỡng và tưởng nhớ đến Ngài nhưng vì không còn thì giờ nên đoàn chúng tôi đã lỡ một dịp may hiếm có này.

 Rời đền thờ Xá lợi Răng Phật, chúng tôi đến chùa Mahayangana Vihara . Lịch sử ghi lại  đây là ngôi chùa cổ đánh dấu bước chân Phật lần đầu tiên đến thăm đất nước này trong chín tháng sau khi Ngài giác ngộ và cũng là nơi Phật thuyết pháp cho bộ tộc Yahshas . Đây là ngôi chùa có cây Bồ Đề, tháp cổ Manhayanna xưa nhất ở Tích Lan, màu trắng, đầu nhọn chỉa lên trời.

 Mỗi ngày qua trong chuyến hành hương, hầu hết chuyến đi thăm các thánh tích, đoàn chúng tôi đều ăn trưa tự chọn các món tại các nhà hàng dọc đường để kịp thời gian đi thăm nhiều nơi. Các hành lý đều được check-out từ sáng và cất trong khoang xe buýt, sau đó sẽ lại check- in tại khách sạn mới. Chiều nay, đoàn chúng tôi sẽ ghé thăm đền Gadaladenya Vihara và Ambekke tại Matale.

Gọi là đền vì từ cổng chính đi vào, ngoài tượng Phật Thích Ca  ngồi trong tư thế thiền định ở chính giữa, chung quanh bốn góc là bốn tượng Phật đứng, đền còn thờ các vị thần Ấn độ giáo như Brahma, Vishnu, Varuna, Indra... Đây là ngôi đền bằng đá lớn nhất ở Sri- Lanka. Đền có lối kiến trúc ảnh hưởng Ấn độ giáo như phía sau tượng Phật là hình vòng cung trên khắc hình con rồng màu vàng và nhiều hình tượng Ấn độ  như Sakra, shikharas, Saman. Natha…

Đền Embekke Devalaya ảnh hưởng lối kiến trúc và điêu khắc Ấn giáo, hấp dẫn khách hành hương bằng những nghệ thuật khắc chạm tinh xảo trên gỗ hay những chiếc cột. Mái trần cao khắc nhiều hình tượng Ấn giáo. Tượng Phật Thích Ca màu cam nhạt bên cạnh là đóa hoa sen và một vòng hình vòng cung khắc hình rồng vàng phía sau tượng

Sau một ngày rong ruổi qua nhiều chặng đường của cố đô Kandy, đoàn chúng tôi ai nấy đều mỏi mệt và đói bụng, chỉ mong về khách sạn Oakray Seren Garden sớm, lấy hành lý và nhận phòng, sau đó  ăn tối và còn nghỉ ngơi lấy sức, chuẩn bị cho một ngày mới cuối cùng ở đất nước Tích Lan này.

 Xe buýt thả chúng tôi xuống một địa điểm đông người qua lại, xe cộ và người chen chúc và tránh né  nhau trong tiếng bóp còi inh ỏi  vậy mà chưa thấy một tai nạn nào. Thế mới biết tài lái xe buýt tuyệt vời của bác tài xế Ấn độ. Trên các con đường nhỏ hẹp đầy những ổ gà, ổ voi, bác lượn, lách và lái thật tài tình. Vì không có chỗ đậu xe nên đoàn phải đi bộ khá xa để đến quảng trường Độc Lập ( Independence Square) nằm trong trung tâm của thủ đô Mumbai ( Bombay) để xem chiếc đồng hồ trăm tuổi,  các tòa nhà cao ốc xây cất hiện đại làm các văn phòng thương mại thay cho các căn nhà cũ kỹ, tồi tàn. Nhìn sang bên kia đường là những dinh thự đẹp và cổ xưa thời thuộc địa, kiến trúc theo kiểu gothic  u châu có mái vòm. Những dấu ấn lịch sử này vẫn còn sừng sững trước những thay đổi về chính trị của đất nước Tích Lan.

 Tại quảng trường Độc Lập, chúng tôi tha hồ chụp hình lấy liền tại chỗ giá 100 rupee một tấm. Rời quảng trường chúng tôi đến cảng Mumbai cách thành phố mười ki lô mét để đi phà qua sông thăm Hang Voi . (Elephanta Caves).

 Lên bờ. Hang Voi nằm trên đảo Voi (Elephant Island) thuộc tiểu bang Mahatrastra gần cảng Mumbai. Trời nóng bức, chúng tôi leo lên suốt một con đường dốc dài, mồ hôi tuôn ra nhễ nhại, vừa đi vừa liếc nhìn hai bên là các hàng quán bán  trái cây, nước uống, thực phẩm và quà lưu niệm. Đi qua các hang động khắp nơi đều có những đàn khỉ trong rừng chạy ra xin ăn .Gia đình khỉ mẹ khỉ con từng đàn nhảy nhót, leo trèo, giành giựt, cấu xé nhau chí chóe vì một miếng bánh hay trái chuối của người du khách qua đường. Có con mặt mày  trầy trụa, chảy máu chẳng khác gì cái tâm tham lam của con người ngoài đời tranh giành, giết hại lẫn nhau vì mối lợi hay quyền lực. Tôi nhớ trong kinh điển ví tâm thức của con người như khỉ hay ngựa , những ý nghĩ, vọng tưởng liên tục đến rồi đi không lúc nào ngừng làm che mờ cái chân tâm trong sáng, thanh tịnh. Cho nên tu tập thiền định hay niệm Phật, tụng kinh là theo dõi hơi thở hay tập trung tâm ý vào lời kinh tiếng kệ để dừng lặng cái “tâm viên ý mã” này.

 Đây là một quần thể gồm nhiều hang động đá bazan đen trong đó có hai hang động Phật giáo. Các hang còn lại  là hang động Ấn giáo thờ nữ thần Shiva , Linga và các hình tượng được chạm trổ theo huyền thoại Ấn Độ.Từ thế kỷ thứ hai, các vị sư theo Phật giáo Nguyên Thủy đã đến hang này trước cả các giáo sĩ Bà la Môn. Họ xây tháp  lớn thờ Phật, chung quanh là bảy tháp nhỏ. Các hang và các tháp giờ đây đã bị soi mòn theo thời gian và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

Tại đây, chúng tôi đã chứng kiến một hình ảnh buồn cười. Trong khi đa số các anh chị không có sức đi lên tận nơi đành dừng chân ngồi tạm uống nước ở một quán bên đường thì gặp một chị trong đoàn thích quay phim chụp hình, chị lên  đến hang thì không còn sức đi xuống đành phải thuê người cáng. Nhìn chị là người duy nhất đi kiệu, nổi bật và oai phong lẫm liệt trong chiếc áo đỏ,. Chị ngồi đong đưa, bệ vệ như một nữ hoàng mà du khách là những  “thần dân” qua lại hai bên đường, ai đi ngang qua cũng tò mò và ngạc nhiên ngước lên nhìn chị với bốn thanh niên Ấn Độ gầy gò, mồ hôi nhễ nhại ì ạch khiêng chiếc kiệu. Hình ảnh vui này khiến trong đoàn đặt cho chị nickname là “nữ hoàng áo đỏ”.

Hai chiếc xe buýt vẫn tiếp tục lên đường sau bữa ăn trưa tại một nhà hàng dọc đường để đến  thăm hai chùa Kelaniya và Gangaramaya.

 Chùa Kelaniya chỉ cách Colombo bảy dặm là ngôi chùa thiêng liêng gắn liền với bước chân hoằng pháp của đức Phật xa xưa. Năm trăm năm trước Công Nguyên, sau khi Ngài giác ngộ, đây là lần thứ ba Ngài trở lại Tích Lan và cũng là lần cuối cùng. Chùa nổi tiếng với bệ thờ đính ngọc và tượng Phật ngồi , tượng Phật thuyết pháp, tượng Phật nằm và những bức tranh vẽ về đời sống của đức Phật. Chùa còn có tượng Bồ Tát Quan thế  m bằng đá cao mười tám feet.

Một ngôi chùa khác sẽ thăm chiều này là chùa Gangaramaya có kiến trúc phối hợp các nước Ấn, Thái và Trung Hoa. Chùa có tượng bằng ngọc thạch, không chỉ là nơi thờ tự mà các sư ở đây đã dấn thân vào đời làm những việc từ thiện cho xã hội như nuôi trẻ mồ côi, người già, tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên, các lớp học tiếng Pali…

Từ giã hai ngội chùa, chúng tôi về  ăn tối tại khách sạn Berjaya Mount Royal là khách sạn cuối cùng tại Tích Lan .Sau một đêm nghỉ ngơi, sáng mai chúng tôi sẽ check - out hành lý ký gửi trong khoang của xe buýt để đi chiêm bái ngôi chùa cuối cùng Katulara Chaitya rồi thẳng hướng ra phi trường  Mumbai.

Katulara Chaitya là một tháp màu trắng hình vòm có bảy mươi bốn bức bích họa trên tường gồm bốn tháp nhỏ nằm trong một tháp lớn và rỗng. Khách hành hương có thể vào trong  tháp chiêm bái các tượng Phật đẹp, ngắm những bức họa vẽ trên tường kể về mười câu chuyện của đức Phật sinh ra (The Ten Great Birth Stories of the Buddha ) hay còn gọi là Jataka Stories trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thời thực dân xâm lăng, tháp này  đã bị Bồ Đào Nha phá hoại, Hòa Lan dựng làm pháo đài, Anh phân chia thành nhiều mảnh nhưng sau này đã được phục hồi và chấm dứt trùng tu năm một chín bảy bốn.

                        

***

 Sau một chuyến bay dài khoảng năm tiếng đồng hồ, từ phi trường Bandaranaike Colombo, đoàn chúng tôi đã đặt chân đến phi trường Mumbai, miền Nam của đất nước Ấn Độ, đất nước vị giáo chủ sinh ra, đi tu và trở thành bậc giác ngộ. Thế nhưng tại đất nước cùng khổ và phân chia giai cấp này, đạo Phật  đã trải qua thời kỳ vàng son, hưng thịnh nhưng rồi theo định luật thành, trụ , hoại, diệt, đã bị suy tàn bởi quân Hồi Giáo. Hiện nay có hai tôn giáo lớn tại Ấn Độ là Ấn giáo và Hồi giáo. Đạo Phật chỉ chiếm hai phần trăm trong tổng số cả tỷ dân Ấn Độ.

Tại khách sạn Keys tại Mumbai, đoàn chúng tôi cảm thấy bão hòa về thức ăn nấu nhiều gia vị đặc sản của người Ấn như cà ri cho nên  vào những buổi điểm tâm, các sư cô trong đoàn đã thông cảm dậy sớm vào bếp nấu cho đoàn  những tô cháo chay nóng sốt có mùi hành ngò thanh đạm mà ngon  hoặc những tô canh chay đơn giản mà hợp khẩu vị của người Việt trong các bữa ăn chiều. Có khi sư cô còn nấu một nồi bún riêu chay quá ngon khiến người thưởng thức cứ thắc mắc  hoài về “ bàn tay mầu nhiệm” của  sư cô tìm đâu ra các gia vị chay và không biết các cô nấu lúc nào trong khi vẫn đi cùng với đoàn trong chuyến hành hương. Xin cảm niệm công đức của hai cô trong chuyến đi này.

Sau một đêm ngủ an lành tại khách sạn Keys ở Mumbai, đoàn đã đến Aurangabad tiểu bang Mahatrastra thăm hang động Ajanta và ngày hôm sau sẽ thăm hang động Ellora rồi trở về nghỉ đêm tại khách sạn Vits tại Aurangabad.

Ajanta được biết là hang động thuần túy của Phật giáo được nhóm đi săn người Anh khám phá vào năm một tám mười chín. Các vua, thương gia, dân chúng giàu có đã bỏ tiền ra cúng dường để khai quật thánh tích này từ năm hai trăm đến năm sáu trăm năm mươi trước Công nguyên.  Tổng cộng có ba mươi hang động, năm hang là chùa (temple), hai mươi lăm hang còn lại là  tu viện (monastery), các hang số 9,10.12,13 là những hang ảnh hưởng Phật giáo Nguyên Thủy  (Thevarada -Hiniyana), số còn lại ảnh hưởng Phật giáo Đại Thừa (Mahayana).

Trời nắng gắt. Đường lên dốc núi cao và hẹp, quanh co ngoằn ngoèo, có những đoạn thẳng đứng khó đi nên một số chị phải thuê  bốn người cáng bằng kiệu giá là hai ngàn rupee tương đương với ba chục đô la Mỹ. Cũng là một dịp cho người dân địa phương có chút việc làm, cải thiện phần nào đời sống cơ cực triền miên của họ.  Như Thầy nói cuộc đời nghèo khổ của họ như những cơn nắng hạn, khách thập phương đến đây như những trận mưa rào tưới tẩm chút mát mẻ cho đời sống mà họ phải chịu đựng qua nhiều thế hệ bởi sự phân chia và kỳ thị giai cấp từ ngàn năm.

 Đến Ajanta để đứng từ trên cao, ngắm nhìn con sông Waghura trôi lặng lờ và  toàn cảnh của thung lũng và núi bao quanh những khu rừng nguyên sinh xanh tươi chưa bị bàn tay xâm thực của con người tàn phá. Đến Ajanta để cảm nhận sâu sắc không khí trong lành, tươi mát và an bình của thiên nhiên, thích hợp cho nhửng giây phút trở về với nội tâm, đọc, tụng những lời kinh “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” hay những lời kinh sám hối. Đến Ajanta  để nhìn thấy sự vô thường trong lịch sử Phật giáo tại xứ Ấn Độ, một thời  phát triển huy hoàng đến mức cao nhất để rồi tưởng như không còn tồn tại ở đất nước này.

Đến Ajanta, đi một vòng qua các hang động để chiêm ngưỡng những bức tường đá được đục, đẽo vô cùng tinh xảo thành các tượng Phật lớn, nhỏ, đủ thế ngồi, đứng, nằm, ở trong và ngoài hang động ; để nhìn ngắm và hồi tưởng các hình tượng điêu khắc đẹp một cách lạ thường từ những câu chuyện về đời sống của đức Phật được kể lại trong kinh điển Nguyện Thủy; để bất ngờ khám phá những nét đẹp và sống động trong ánh mắt hay nụ cười của những bức bích họa khổng lồ trên tường nổi tiếng trên thế giới và để không khỏi ngậm ngùi khi nhìn những tượng Phật còn dở dang hay bị hủy hoại theo thời gian cũng như những bức bích họa bị phai nhòa hay long tróc từng mảng theo năm tháng.

Đoàn chúng tôi được Thầy dặn dò dừng lại ở hang động số mười là hang cổ xưa nhất, lớn nhất và đường bệ nhất để hành lễ, tụng chú Đại Bi và kinh “Nhất dạ hiền giả” trong Trung Bộ Kinh( Thầy Nhất Hạnh còn gọi là kinh “ Người Biết Sống Một Mình” ) sau đó chúng tôi đi kinh hành, vừa đi vừa niệm Phật A-Di- Đà.

…“Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận. Tương lai lại chưa đến. Chỉ có pháp hiện tại .Tuệ quán chính là đây”…

…“Đừng tưởng nhớ quá khứ. Đừng lo lắng tương lai. Quá khứ đã không còn. Tương lai thì chưa tới.Hãy quán chiếu sự sống.Trong giờ phút hiện tại. Bậc thức giả an trú. Vững chãi và thành thơi”…

Những lời kinh như lời nhắn nhủ chúng ta hãy sống tỉnh thức, trọn vẹn, từng phút giây hiện tại trong hang động Ajanta này. Tôi đang có Phật, có Pháp, có Thầy, có các sư cô, có bạn đạo, có phương pháp tu tập chánh niệm và với “cái biết sáng ngời muôn thuở”, tôi đang cảm nghiệm sự an lạc và hạnh phúc chính là  nơi đây và trong lúc này.

Ngày hôm sau chúng tôi được đi thăm hang động Allora cách thành phố Aurangabad khoảng hai mươi tám km. Khác với hang động Ajanta, Allora là sự phối hợp kiến trúc và điêu khắc của hai tôn giáo lớn là Ấn giáo, Hồi giáo và đạo Jain. Đến Allora để chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc đẹp kỳ diệu đến sửng sốt cũng như nghệ thuật điêu khắc đầy ấn tượng, khác thường và nhiều sáng tạo của những nghệ nhân Ấn độ từ ngàn xưa thời vua Gupta vào thế kỷ thứ sáu cho đến thứ tám.

Có tất cả ba mươi bốn hang chiếm một không gian có chiều dài hai mươi tám km. Từ hang thứ nhất đến hang thứ mười hai là những hang động ảnh hưởng Phật giáo. Hang mười ba cho đến hang hai mươi chín ảnh hưởng Ấn giáo. Hang ba mươi đến ba mươi bốn ảnh hưởng đạo Jain. Nhìn chung các hang động Phật giáo ở Allora giống như ở Ajanta đều là những tượng Phật và những vị Bồ Tát được đục đẽo trên những tường đá với những khuôn mặt và vóc dáng đứng, nằm, ngồi khác nhau.  Tổng cộng có mười một tu viện Phật giáo và một nhà cầu nguyện (chaityas- chapels) để các sư tụng kinh hay hành  lễ.

Chúng tôi dừng chân ở hang động số mười là hang động lớn có hình vòng cung. Từ các tảng đá khổng lồ, chúng được cắt, đục, đẽo thành các phiến đá cong tạo thành một mái vòm trên cao, phía dưới là một hàng cột trang trí hình các cây lá. Tượng Phật ngồi trong tư thế hai chân xuôi, tay bắt ấn, hai bên là hai vị Bồ Tát. Chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi tại đây cùng với Thầy, các sư cô cùng các Phật tử trong đoàn  tụng bài kinh thực tập hạnh vô ngã.

Lời Phật giảng như từ hơn hai ngàn năm trước vọng về trong tiếng kinh tụng đều đều “…Này các đệ tử, hãy cho biết rằng  thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức vốn là thường còn hay vô thường?... “ …Để vượt qua khổ do thân vô thường, hãy thực tập rằng: “ Tất cả thứ này không phải là tôi, không phải của tôi, cũng không phải là tự ngã của tôi.”… “ Ta đã giải thoát….  “Tái sanh đã hết, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại cuộc đời này nữa”…

Tôi ngồi nhắm mắt, thở đều, lắng nghe từng chữ, từng lời tiếng kinh tụng râm ran  của Thầy và đại chúng, một thứ âm thanh ngân nga, trầm hùng kỳ lạ vang vọng  trong không khí mát lạnh của hang động chung quanh toàn là đá. Tôi có cảm nghĩ như chưa bao giờ trong đời mình được nghe một thời kinh hay về ý nghĩa và xúc động từ trí tuệ của một bậc đại giác. Tôi vẫn ngồi yên, thở đều đến khi bài kinh chấm dứt. Bài kinh này thỉnh thoảng tôi đã nghe tụng đọc nhiều lần  nhưng sao âm thanh lần này khác lạ, tưởng như các phiến đá vô tri cũng biết cùng người tụng lời kinh xưa và trong lòng tôi  dâng lên một cảm giác an bình và hạnh phúc khó tả.

Sau khi tụng kinh và cùng với đại chúng đi kinh hành nhiều vòng, tôi đã ngắm từng bức tượng Phật mỗi khi đi ngang qua trong tiếng niệm của vài nốt nhạc “Nam Mô Bổn Sư/ Thích Ca/ Mâu Ni Phật” .Lúc đó tôi biết một điều rằng giây phút thiêng liêng này sẽ không còn nữa cũng như sẽ không xảy ra lần thứ hai trong đời mình bởi vỉ khi bước ra khỏi hang động thì tất cả chỉ còn là ký ức và hoài niệm mà thôi.

 Để tiết kiệm thời gian sau những chuyến đi thăm hang động vào buổi sáng, thời gian  buổi chiều và buổi tối còn lại, các sư cô đã dẫn đoàn đi phố Aurangabad mua sắm. Phố xá buôn bán tấp nập, xe cộ và người mua bán qua lại không lúc nào dứt. Các anh chị trở về xe, người nào người nấy tay xách nách mang nào là dầu, khăn quàng, vải vóc, trái cây... Ngày cuối cùng theo chương trình chúng tôi sẽ đi thăm hang Kanheri bên bờ biển Konkan.

 Hang Kanheri nằm trên đồi trong công viên Sanjay Gandhi National Park chung quanh là rừng, thời cổ xưa đã từng là trung tâm Phật Giáo ở bờ biển Konkan về phía tây của Ấn Độ. Đây là quần thể gồm một trăm lẻ chín hang động lớn nhỏ thành hình từ thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ mười. Đây cũng đã từng là  trung tâm đại học dưới hai triều vua Kushan và  Maurayan.

 Leo qua các ngọn đồi phía bên kia và đi một vòng thăm các hang động ở Kanheri, cũng giống như các hang động tại Janta, hang nào cũng có tượng Phật lớn, nhỏ đục đẽo trong đá, đặc biệt ở Hanneri là loại đá đen bazan. Các tượng đều có các bệ thờ hình vuông giống như chiếc giường nằm.Tượng Quan  Âm Bồ Tát cũng được chạm khắc tỉ mỉ ở Konnan. Hang Kanheri có nghệ thuật  khắc chạm hình  nổi trên các tượng, đặc biệt nhất là  các bia khắc chữ nổi trên đá ghi lại các sự việc của vua  hay hoàng hậu. Hang lớn nhất cũng là hang có một không gian rộng cho các vị sư thời đó hội họp và tụng kinh cầu nguyện.

 Chúng tôi trở về khách sạn Keys, ăn trưa cho kịp thời gian check-out hành lý và sắp xếp xe buýt để lên đường ra phi trường về Los Angeles sau một chuyến hành hương 14 ngày tại Sri-Lanka và Ấn Độ.

Buổi họp sáng trước giờ ra phi trường, Thầy đã  nghe những lời bày tỏ cảm nghĩ và cảm ơn của các anh chị trong đoàn. Thầy nói bắt đầu từ bây giờ Thầy cảm thấy nhẹ lòng vì trách nhiệm đã xong, chuyến đi êm xuôi không có gì trục trặc giữa đường. Niềm vui nhất của Thầy, theo Diệu Lan nghĩ có lẽ là Thầy đã gieo trồng thêm chủng tử Phật pháp trong tâm bồ đề của các Phật tử làm cho cái tâm ấy càng trong sáng và kiên cố hơn trong chuyến hành hương này.

Riêng cá nhân Diệu Lan, xin mượn những giòng chữ trong trang hồi ký này để cảm ơn Thầy và quý sư cô đã bỏ nhiều công sức tổ chức chuyến đi cho Phật tử. Cảm ơn các bạn đạo đã  đồng hành trong chuyến đi, một chuyến đi bình an với nhiều kỷ niệm khó quên.

 Kính chúc Thầy , các sư cô  và những bạn đồng hành thân tâm an lạc. Hẹn ngày gặp lại.

Cali ngày 20 tháng 9 năm 2018.

Diệu Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.