Hôm nay,  

Thơ Lan Đàm Và Nỗi Chênh Vênh Giữa Thường Trụ Và Vô Thường Trong Bài Thơ Bài Xa Người

24/09/201809:37:00(Xem: 4240)

THƠ LAN ĐÀM VÀ  NỖI  CHÊNH VÊNH
GIỮA THƯỜNG TRỤ VÀ VÔ THƯỜNG TRONG

 

BÀI THƠ BÀI XA NGƯỜI (1)

 

Đào Ngọc Phong

 

 

Người xa như mây núi
Ta lũng thấp quẩn quanh
Chiều hoàng hôn rất vội
Sương sớm chĩu đầu cành

 

                        Tâm ta nhìn lại chính mình, thấy mình dao động giữa những đối cực, ta - người; mây núi trên cao-thung lũng dưới thấp; thể tĩnh lặng- chuyển động quẩn quanh;hoàng hôn-rạng đông. Chiều rơi nhanh, để chớp nhoáng sáng bừng ban mai, như chưa hề có năm canh trường thao thức. Như hài nhi môi thắm trong chớp mắt thành lão trượng nhăn nheo, như chưa hề trải  qua những năm tháng muộn phiền. Như mỹ nhân ngày nào nhìn gương bỗng thấy bà già xa lạ. Như mặt hồ trong lặng chiếu vầng trăng tròn vành vạnh, bỗng cơn gió vụt qua, trăng tan muôn mảnh. Tâm ta một đời quẩn quanh buồn vui, tự mình xé mình thành nhiều mảnh rồi lại mò mẫm tìm cách may vá mong tìm lại thể uyên nguyên tròn đầy. Vầng trăng tròn còn đó nhưng ở đâu đó xa tít, vốn là ta đấy nhưng đã trở thành xa lạ, xa cách, xa xăm, giống như đã là cái gì khác. Ta tự xé làm đôi rồi, như giòng nước trên khúc sông đục  ngầu vọng nhớ về nguồn suối trong trên đỉnh núi cao. Có một tình yêu, tình nhớ đầy khổ đau muốn trở về thể tĩnh lặng từ cõi biến động, trở về thể thường trụ từ chốn vô thường. Người đó, tưởng là xa lạ, chính là ta thôi. Đời ta trải qua, chẳng phải đã là vài chục năm, mà là ngàn  ngàn năm rồi, dưới muôn vàn hình tướng. Ta từng là cụm mây trắng đầu non, là cỏ xanh dưới đáy thung lũng, là tia nắng vàng chiều tà, là giọt sương mai nằm thảnh thơi trên cành liễu, là chú khỉ nhảy nhót đu cây, là cánh chim bạt ngàn …Nhưng ta muốn rũ bỏ vạn hình muôn tướng để trở về một bản tánh thuần nhất, bao la .Ta đã lạc đường quá xa rồi. Bản tánh ấy là ta nhưng hình như đã quên ta rồi. Chàng lãng tử lê gót tha phương tìm đường về quê, nhưng hình như quê nhà đã không nhận ta khiến ta cứ lận đận đường dài tử sinh :

 

Ta chờ người mấy kiếp
Chưa thoát vòng tử sinh
Đồi mịt mùng cỏ biếc
Chim mỏi cánh phiêu linh

 

                        Ta chờ người hay người đợi ta? Người vẫn đợi ta nhưng tiếng gọi của người bị lạc trong miên trường bão cát, tiếng gọi trong sa mạc. Tâm ta tán loạn trong phiền não, mong muốn an định bình yên như cánh chim phiêu du tìm một cành cây non đậu lại, nhưng trời đất mênh mông, đồi toàn cỏ biếc không một nhánh cây. Có những niềm hy vọng len lén trong nỗi tuyệt vọng. Ta biết ta hữu hạn mong manh nhưng ta cũng biết ta vốn vô cùng vô tận, nên hiện sinh ta bôn ba trong một tâm thức khổ đau xót xa vì ta tự tách mình ra khỏi bản tánh vĩnh cửu để rồi nuôi hoài vọng trở về.

 

Tóc người xưa lộng gió
Hồn ta thèm lênh đênh
Suối buồn trơ sỏi đá
Thương nhớ chợt mông mênh

 

                        Tâm ta tràn trề dục vọng, thèm khát không nguôi, bị bó chặt trong một thân xác nhỏ nhoi nhưng nhìn triền tóc em xõa dài tưởng như những làn sóng trên đại dương mênh mông …tóc em từng sợi nhỏ rớt xuống trần làm sóng lênh đênh. Ta muốn, muốn nhiều theo giòng nước ra khơi nhưng suối đã cạn, ta đành vời trông biển rộng . Giòng đời trong ta, quanh ta đã như giòng suối cạn, tình người như đá khô. Ta muốn trở lại bản tánh trong lành thênh thang trong ta nhưng chính vì vậy ta chịu những tai ương.

Người cho ta hoạn nạn
Nửa đời chìm vô minh
Nắng tàn bờ sông cạn
Hạt cát nào hồn mình  

 

                        Hồn ta vốn tròn đầy trong sáng bất giác sát na vô minh khởi đầu mười hai nhân duyên thành thân phận người sanh  lão bệnh tử triền miên. Có phải ta đang ở giữa đường luân hồi không? Hạt cát hồn ta còn có cơ may theo giòng sông trôi ra đại dương để tìm về thủy cung mênh mông tĩnh lặng không ? Nhưng coi kìa, sông đã cạn, nắng đã tàn, bóng tối đã phủ vây bưng kín lối về…

 

Người cuối tầm tay với
Ta hụt hẫng cũng đành
Khuya vườn trăng lạc lối
Bóng ngả, lạnh đêm xanh

 

                        Bóng đêm của vô minh khiến ta quanh quẩn trong mạng lưới đời, ta đành tìm niềm vui  trong tâm thức khổ đau chênh vênh giữa hoài vọng vĩnh cửu và thân phận mỏng manh.

 

 

1/ Trích từ tác phẩm THƠ LAN ĐÀM ---NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ VIỆT-2005 (trang 18)—California USA

                                                            

               Đào Ngọc Phong

 

   Westminster, CA ngày 24 tháng 9 năm 2018

    (Tiết Trung Thu)

                       

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.