Hôm nay,  

Tưởng nhớ Võ sư Phùng Mạnh Tâm

17/09/201815:11:00(Xem: 7418)
blank

http://vovinamworldfederation.com

 

220-2018-CTI/FR-15-09-2018

 

Tưởng nhớ Võ sư Phùng Mạnh Tâm

blank

Võ sư Phûng Mạnh Tâm đã từ giã cõi đời vào lúc 20g27 ngày 15/09/2018, tại California, Hoa kỳ.

Để lại biết bao thương tiếc, nghẹn ngào của những người ở lại !

Vs Phùng Mạnh Tâm sinh ngày 05/11/1951 tại Việt Nam, nhập môn trong những năm 1961/1962, tại võ đường "Thánh Thomas" cùng thời với cố võ sư Trần Huy Quyền (1945-2001). Ông di cư qua Hoa kỳ từ năm 1987, đã lập gia đînh và có hai người con trai.

Vs Phùng Mạnh Tâm vốn là một trong những môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo đầu tiên củacố võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong (1938-1997 -Tiểu sử Vs Trần Huy Phong), trong những năm 1962, sau khi võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc(1912-1960 -Tiều sử Vs Nguyễn Lộc) qua đời. Ông thụ huấn tại võ đường trường trung học "Thánh Thomas" (nay là trường Hân Thuyên, 190 Lê Văn Sĩ, Ph~ Nhuận, Saigòn), cùng thời với ông có các võ sư kỳ cựu như : Trần Huy Quyền, Nguyễn Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Thái, Đặng Đînh Phúc…

Ông là một vị võ sư khả kính có tính tình : giản dị, nhiệt tình, trong sạch, trung thực, khiêm cung, độ lượng… đúng với điều Tâm hướng thứ 7 và 9 của Môn phái (Xem chương IV – 9 Tâm Hướng của Món phái). Về phong thái, ông có cung cách sinh hoạtrất ư là khiêm nhường ; ít nói, làm nhiều, hiền hoà và lúc nào cũng sẵn xàng vươn tay giúp đỡ các đồng môn. Ông không bao giờ tranh giành quyền chức, không bao giờ so bì đẳng cấp, không bao giờ so đo hoặc trỉ trích sau lưng bất cứ ai. Nếu có điều gì không phải, ông chậm rãi giải thích và khuyên bảo trước những nồng độ quá đáng của các đồng môn. Chính vì thế ông đượcrất nhiều các võ sư và các môn sinh cảm phục và kính mến.

Trong hơn 22 năm qua, từ ngày thành lập hệ thống Vovinam­Việt Võ Đạo Thế giới (1996-2018), không biết bao lần đã có những hiểu lầm và những khác biệt ýkiến giữa các võ sư lãnh đạo và các võ sư Niên trưởng hoặc các võ sư kỳ cựu trong Môn phái. Và mỗi lần như thế thì đều được Vs Phùng Mạnh Tâm hỗ trợ và hoà giải ổn thoả trong tình Môn phái. Nói một cách khác, tuy ông không phải là người lãnh đạo trực tiếp Tổng liên đoàn 

Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới, nhưng ông đã gián tiếp đóng góp cho sự trường tồn và sự hoà thuận trong Môn phái rất lớn.

Ngoài ra, cá nhân ông có một vị trí rất đặc biệt trong Môn phái, bởi ông là em ruột của cố võ sư Mạnh Hoàng (Phng Mạnh Chữ -1938-1967 – Tiểu sử Vs Mạnh Hoâng), vốn là bạn đồng môn củaCố Vs Chưởng môn Trần Huy Phong trong những năm 1960-1967. Ông cùng với Vs Trần Huy Quyền (em ruột của cố Vs Trần Huy Phong), cả hai cùng nhập môn năm 1962 và trở thành một trong những môn sinh đầu tiên của Môn phái sau thời kỳ Vs sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời.

blank

Với vị thế này, ông và Vs Trần Huy Quyền là hai môn sinh duy nhất thường gọi Vs Lê Sáng (1920-2010 -Tiểu sử Vs Lê Sáng) và Trần Huy Phong bằng "Anh", và cũng với vị trí đặc biệt này ông đã tham gia rất nhiều các sinh hoạt có tính cách "nội tình bí mật" của Môn phái và am tường tất cả những thăng trầm (thâm cung bí sử) của Môn phái trong suốt thời kỳ 1960 cho đến ngày ông qua đời.

Và cũng chính với những am hiểu "nội tình Môn phái" này, ông đã trở thành mối dây liên lạc và hoà giải của những đối chọi hoặc những tranh chấp trong Môn phái. Tiếngnói của ông có một giá trị khả dĩ, không phải chỉ xuyên qua vị trí đặc biệt trong Môn phái mà còn do phong cách sống và cung cách của ông đối với mọi người.

Và cũng với vị thế này ông đã trở thành nhân chứng lịch sử hoặc nhân chứng sống của Môn phái, và đã đóng góp tích cực cho việc thành hình cuốn sách "Lịch sử Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo -Tập I – 1912-1975" (xuất bản năm 2007).

Tại Việt Nam trong những năm Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo bị giải tán và bị cấm sinh hoạt (1975-1990), ông trở thành cánh tay phải của Cố võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong, chuyên "chỉ huy" các chuyến tầu vượt biên miễn phí, đưa hàng trăm Võ sư, Huấn luyện viên, thân hữu và gia đînh thoát ly tìm tự do và tiếp tục phát triển Môn phái tại Hải ngoại. Chính nhờ thế mà từ hơn 30 năm qua, Vovinam-Việt Võ Đạovẫn tiếp tục truyền thống cao đẹp của Môn phái, đó là phát huy nền văn hoá võ thuật Vovinam-Việt Võ Đạo khắp nơi trên thế giới. Cụ thể nhất là tại các quốc gia như : Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi, Pháp, Đức, Bỉ…

Võ sư Phùng Mạnh Tâm ra đi, nhưng ông đã để lại những mẫu mực cho các thế hệ sau. Một gương sáng của một vị võ sư đúng nghĩa và đúng với truyền thống của Môn phái, đó là: "sống để người khác sống vâ sống cho người khác".

Mời quí vị vào xem những hînh ảnh tưởng nhớ đến Vs Phûng Mạnh Tâm

Paris ngày 15-09-2018.

Vs Trần Nguyên Đạo


blank

Những giờ phút cuối cûng với gia đình và thán hữu



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Luật Sư Nguyễn Quang Trung hôm nay đã tuyên bố nhìn nhận trách nhiệm về một tấm hình có sửa đổi
Đặc Khu Vệ Sinh Midway City chuyên lo về hệ thống cống rãnh, hệ thống thoát nước
Lúc đầu người ta ăn lá cây, sau đó đến thịt chó và mèo, một số đã trở thành những kẻ ăn thịt người
Tướng Ngô Quang Trưởng, người được tôn trọng là vị tướng liêm khiết và có tài điều binh khiển tướng giỏi nhất
Ngay sau khi Tổng thống George W. Bush đưa ra chiến lược mới tại Iraq, tình hình Trung Đông đã chuyển
Hoa Thịnh Đốn. Hội nghị Trung ương 4, Khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt sau 9 ngày họp tại Hà Nội từ 15 đến 24-1-2007
Những năm 1970 sang 1971, Quân khu 4 được coi như bình định gần hoàn toàn.  Các đơn vị lớn của địch chạy sang Cam-Bốt
Trong Thượng đỉnh vừa qua tại Philippines của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, lãnh đạo
Mộ bia ghi ngày tử trận của những người lính VNCH. Nghĩa Dũng Đài bỏ dở xây cất từ tháng 4.1975. Cổng vào nghĩa trang còn nguyên vẹn,
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa là một chứng tích lịch sử của quân lực VNCH còn sót lại sau cuộc chiến tranh Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.