Hôm nay,  

Trung Cộng Mạnh Trong Thế Yếu

14/09/201813:32:00(Xem: 6152)
Trung Cộng Mạnh Trong Thế Yếu
 
Phạm Gia Đại

 

Nước Tầu dưới triều đại của “hoàng đế đỏ” Tập Cận Bình đang diệu võ giương oai rằng đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm đảng cộng sản Trung Hoa chiếm được Hoa Lục, nước Tầu sẽ là cường quốc đứng đầu thế giới, sẽ vượt qua Mỹ, và Hoa Kỳ sẽ phải lùi xuống hàng thứ nhì.

Các bước tiến bành trướng cả về kinh tế lẫn quân sự trong hai thập niên qua để thực hiện chiến lược mưu đồ thống trị thế giới của họ Tập đã chứng minh tham vọng ấy của Trung Cộng. Thế nhưng, tham vọng đó có trở thành hiện thực được hay không còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố liệu Hoa Kỳ có ngồi khoanh tay nhìn Trung Cộng tìm cách phá hoại đồng đô la để thay thế bằng đồng nhân dân tệ? Có chấp nhận một nước Tầu đang đe dọa nền hòa bình thế giới? Các quốc gia ven biển Thái Bình Dương kể cả Mỹ có bàng quang nhìn Trung Cộng công khai nuốt trọn Biển Đông? Thực tế, mộng bá vương của họ Tập khó thành sự thực được, hay sẽ vẫn mãi là ảo vọng của “hoàng đế đỏ” bởi vì cốt lõi của Trung Cộng vẫn chỉ mạnh trong thế yếu.

Nhìn lại hai ngàn năm qua, nước Tầu luôn bị nạn đói hoành hành, nhưng nạn đói kinh hoàng nhất, chết nhiều người nhất, là một vết nhơ không thể tẩy rửa được trong lịch sử nước Tầu, đã xẩy ra dưới triều đại của Mao Trạch Đông, sau khi cộng sản đã chiến thắng đánh đuổi được Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hoa Lục. Có nhiều sách báo đã đề cập đến nạn đói này từ năm 1958 đến 1961 khiến cho nhiều chục triệu người chết. Nhưng cuốn sách có nhiều giá trị về thảm trạng này nhất là cuốn:

La Grande Famine En Chine 1958-1961 (Nạn Đói Lớn Nhất nước Tầu 1958-1961)

36 Millions De Morts (36 triệu người chết)

Của Yang Jisheng

Xuất bản năm 2012 tại Paris, và tái bản lần thứ tư tại Hồng Kong.

Cuốn sách thường được biết dưới tên “Bia Mộ” của nhà báo kiêm sử gia Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) mà ông đã bỏ ra 15 năm trời tìm kiếm các sử liệu, cho biết nạn đói thời kỳ 1958-1961 đã giết hại 36 triệu dân Tầu (có thể con số lên đến 50 triệu) do sự ngu xuẩn của chiến dịch Đại Nhẩy Vọt (The Great Leap) của Mao Trạch Đông gây ra. Cuốn sách này cũng là bia mộ ông dành cho người cha của ông đã chết năm 1959, và là bia mộ cho một chế độ phi nhân đã gây ra thảm kịch này. Chiến Dịch Nhẩy Vọt “vĩ đại” đó đã phá hủy và tiêu diệt toàn bộ nông thôn tại Hoa Lục để cứu dân thành thị. Tất cả phải vào hợp tác xã, và người nông dân không còn đến một cái soong nồi, và tất cả lúa gạo và lúa giống bị nhà nước tịch thu hết. Hàng ngàn làng xã chết không còn một bóng người, đi đến nạn con người trở nên điên loạn, ăn thịt lẫn nhau, tự tử hàng loạt, v.v... Trong khi đó Mao Trạch Đông tuyên bố nhà nước dư thừa lúa gạo để xuất cảng lấy ngoại tệ, và cấm mọi tin tức loan truyền ra ngoài về nạn đói do chiến dịch sai lầm nghiêm trọng của ông gây ra. Ông ra lệnh cho các cơ quan truyền thông loan tin nạn đói do hạn hán, và không cấp cứu hàng ngàn địa phương đang khẩn thiết kêu cứu.

Nước Tầu thời Mao Trạch Đông trở thành nước nghèo đói, lạc hậu, phi nhân nhất, tăm tối nhất trên thế giới, nằm sâu sau bức màn sắt, mà thế giới tự do ít biết đến nhất. Thế rồi trong một rừng không thể có hai chúa sơn lâm, cuộc đụng độ nẩy lửa giữa Nga-Tầu không những trên phương diện chính trị (vì Tầu không chịu đi theo đệ tam quốc tế do Liên Xô lãnh đạo) và còn trên bình diện quân sự. Vùng biên giới hai nước luôn căng thẳng với hàng chục sư đoàn luôn ứng trực hai bên biên giới cho một cuộc chiến có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào. Trong chiến lược giảm sức mạnh của Liên Xô, Hoa Kỳ đã ngầm yểm trợ cho Mao Trạch Đông. Bộ mặt Hoa Lục đã biến đổi mạnh mẽ, nhất sau hiệp ước Thượng Hải giữa Mỹ-Hoa ký năm 1972.  Cùng với tây phương, Hoa Kỳ đã đầu tư, đem cả nền kỹ nghệ tân tiến cùng các công ty khổng lồ, và đồng đô la vào Hoa Lục, vì gía nhân công rẻ mạt. Tiền đã đổ vào Hoa lục, Trung Cộng nhờ đó đã dần được đôn lên thành cường quốc về kinh tế, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn còn phải sống trong nghèo nàn lạc hậu vì toàn bộ tài nguyên và mậu dịch với thế giới bên ngoài do đảng và nhà nước quản lý.

Sự cường thịnh về kinh tế của Trung Cộng từ sự sao chép các kỹ thuật, là từ đánh cắp chất xám của phương tây để sản xuất ra các hàng hóa rẻ tiền, là o ép các công ty ngoại quốc phải trao cho người Tầu phương thức sản xuất để từ người gia công cho tây phương, Hoa Lục trong tương lai sẽ trở thành chủ nhân ông sản xuất chiếm lĩnh thị trường thế giới. Chính nhờ vậy mà Trung cộng đã gia tăng xuất khẩu từ con số zero thời Mao, lên đến 193.6 tỷ UDS (trong tháng 7-2017) và lên đến 215.57 tỷ USD (tháng 7-2018). Hiện nay vòi con bạch tuộc Trung Cộng vẫn đang cuốn hút các nước đang phát triển để tạo thêm sức mạnh cho mẫu quốc Tầu. Chưa bao giờ Trung Cộng đầu tư mạnh mẽ như bây giờ vào Châu Phi, và các nước Phi Châu đang mang nợ Hoa Lục lên đến 215 tỷ. Trung Cộng đang tìm mọi cơ hội phát triển sức mạnh của mình tại Châu Phi, cũng nằm trong chiến lược “Con Đường Tơ Lụa” từ Á sang Âu và sang Phi. Đã có 52 phái đoàn ngoại giao Trung Cộng được cử đến các nước Phi Châu (qua mặt Hoa kỳ với hơn 40 phái đoàn) - nơi Trung Cộng đang chiếm thế thượng phong qua đầu tư và cho vay, vì có đến 54 quốc gia tại Phi Châu sẵn sàng ủng hộ Trung Cộng trên lĩnh vực ngoại giao và chính trị tại Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên, khác với Hoa Kỳ vươn lên thành cường quốc đứng đầu thế giới bằng chính nội lực tài nguyên và nhân tài của mình, Trung Cộng không có sức mạnh nội tại, và nền kinh tế thị trường tại Hoa Lục vẫn bị khống chế và kềm hãm bởi chuyên chính độc tài của chế độ cộng sản. Sức mạnh về kinh tế ngày nay mà Trung Cộng có được là hoàn toàn dựa vào tây phương và Mỹ, vào nguồn hàng xuất khẩu. Trung Cộng đang rất sợ hãi nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh mậu dịch, hay bị tây phương cấm vận, vì nền kinh tế của Hoa Lục sẽ có nguy cơ sụp đổ.  Một ngày nào đó mà các nước phương Tây và Hoa kỳ rút các công ty của họ, đem các công việc làm đó về nước là ngày nền kinh tế Hoa Lục sẽ bị lung lay. Ngày nào mà các quốc gia Châu Á, Châu Phi biết tìm các thoát ra khỏi ảnh hưởng bị khống chế qua các đầu tư và cho vay của Trung Cộng, ngày đó mộng bá vương của Tập Cận Bình sẽ trở thành ảo mộng. Chính Hoa Thịnh Đốn đã đưa Bắc Kinh đi lên, và cũng chính Washington là nơi có thể đưa Beijing đi xuống. Cộng sản Việt chỉ là một chư hầu không có thực lực chạy quanh Bắc Kinh, ngày nào Hoa Lục sụp đổ cũng chính là ngày cáo chung của cộng sản Việt. (Tin Tổng Hợp).

Phạm Gia Đại



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.