Hôm nay,  

THƯ NGỎ V/v Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

14/09/201808:51:00(Xem: 2989)

THƯ NGỎ

 

Kính gửi:         Chủ tịch Quốc hội và quý vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam

                        Chủ tịch nước Việt Nam

                        Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

                        Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam

                        Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam

 

Các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền quốc tế

 

Trích yếu:      V/v Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

 

Kính thưa quý vị,

 

Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam ngày 24/05/2009 và hiện đang thụ án 16 năm tù căn cứ Bản án sơ thẩm ngày 20/01/2010 của Tòa án Nhân dân TPHCM và Bản án phúc thẩm ngày 11/05/2010 của Tòa án Nhân dân Tối cao với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” liên quan đến vụ án chính trị của nhóm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung.  Sau thời gian thụ hình, ba người trong vụ án đã lần lượt ra tù, duy chỉ ông Thức còn bị giam từ hơn 9 năm nay.

 

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, cùng lập và trình Thư ngỏ này hầu mong quý vị cho xem xét lại vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, để quyết định trả tự do cho ông Thức ngay lập tức, vì trường hợp của ông đáp ứng các điều kiện luật định được hưởng mức hình phạt thấp hơn mức án 16 năm tù mà ông đã bị tuyên phạt.

 

  1. 1.                  Cơ sở pháp lý

 

a)                 Theo luật cũ

 

Cơ sở pháp lý để truy tố và xét xử ông Trần Huỳnh Duy Thức là Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009) (gọi tắt là BLHS 1999).  Toàn văn Điều 79 quy định như sau:

 

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

 

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

 

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

 

Cả hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm về vụ án của ông Trần Huỳnh Duy Thức đều đề cập đến Nhóm nghiên cứu Chấn như một nhóm bạn bè cùng nghiên cứu về Sấm Trạng Trình và phân tích tình hình kinh tế, chính trị và pháp lý của Việt Nam, nhưng Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không thể chứng minh về phương diện pháp lý nhóm này là “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như Điều 79 quy định.

 

Thật vậy, trong BLHS 1999 không có bất cứ điều khoản nào quy định, dù cụ thể hay tổng quát, các yếu tố định danh và định tính về một “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.  Nói cách khác, hai bản án chỉ quy chụp mà không nêu cơ sở pháp lý để xác định Nhóm nghiên cứu Chấn của ông Trần Huỳnh Duy Thức và bạn bè là một “tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.  Hơn nữa, hành vi của các bị cáo trong vụ án nêu trên chưa gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào để có thể áp dụng Khoản 1, hay thậm chí Khoản 2 của Điều 79.

 

Như vậy, lẽ ra căn cứ tinh thần và quy định của BLHS 1999, các tòa án phải nhận định và tuyên xử theo hướng có lợi cho các bị cáo, thay vì cố tình suy đoán theo hướng kết tội họ.  Đáng tiếc, Hội đồng xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không hành xử theo đúng tinh thần và quy định pháp lý như thế.

 

b)                  Theo luật mới

 

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) (gọi tắt là BLHS 2015) đã mang đến một cơ hội sửa sai cho hai bản án đã tuyên, đặc biệt đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức. 

 

Điều 79 của BLHS 1999 đã bị thay thế bởi Điều 109 của BLHS 2015, toàn văn như sau:

 

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

 

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

 

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm;

 

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

 

Có thể thấy Điều 109 mới hầu như lập lại nguyên văn từng từ một của Điều 79 cũ.  Tuy nhiên, điểm mới của Điều 109 chính là Khoản 3 về hành vi “chuẩn bị phạm tội” với khung hình phạt tù từ 1 đến 5 năm, mà Điều 79 không có.

 

Như đã phân tích ở trên, hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức hiển nhiên không phạm vào Điều 79 của BLHS 1999.  Dẫu vậy, hai bản án đã được tuyên và đã có hiệu lực thi hành trên phương diện pháp lý, nên giờ đây chính là lúc phải đặt bản án và hình phạt đã tuyên dưới góc độ pháp lý thuần túy để nhìn nhận lại sự việc.

 

Khoản 1, Điều 14 của BLHS 2015 quy định về hành động “chuẩn bị phạm tội”, như sau:

 

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, Điểm a Khoản 2 Điều 113 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

 

Như vậy đối với Điều 109, “chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”.  Hành vi và hoạt động của ông Trần Huỳnh Duy Thức và các bị cáo khác, theo mô tả trong hai Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, lẽ ra chỉ có thể là “chuẩn bị phạm tội” kể cả xét từ góc nhìn nghiêm khắc của các cơ quan tố tụng hiện nay.

 

Điều 79 cũ không quy định về chuẩn bị phạm tội, nên Điều 109 mới khắc phục thiếu sót đó và mang đến một lợi điểm cho các bị can, bị cáo và bị án bị quy tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

 

Thêm vào đó, Khoản 3, Điều 7 của BLHS 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian như sau:

 

Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

 

Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS 2015, cũng nhắc lại và nêu rõ hơn việc áp dụng các điều khoản luật có lợi cho các bị can, bị cáo và bị án nêu trên như sau:

 

Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

 

Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã thụ án hơn 9 năm tính cho đến nay trong tổng mức án 16 năm tù đã tuyên.  Do đó, theo luật định, anh hoàn toàn hội đủ điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt phù hợp với quy định của luật mới.

 

  1. 2.                  Yêu cầu của chúng tôi

 

Thực ra ông Trần Huỳnh Duy Thức không có tội, nhưng căn cứ các quy định pháp luật đã dẫn ở trên, thiết nghĩ cần phải áp dụng Khoản 3, Điều 109 của BLHS 2015 với khung hình phạt tối đa 5 năm để xem xét và ấn định lại mức hình phạt dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, từ đó trả tự do cho ông Thức theo tinh thần của luật mới, vì ông đã thụ án vượt quá hơn mức 5 năm tù kể từ năm 2009 cho đến nay.

 

Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều kiến nghị gửi đến các nhà lãnh đạo nhà nước, trong đó phân tích thực trạng kinh tế và đề xuất các giải pháp thay đổi chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia, một công việc mà ông vẫn kiên trì thực hiện kể cả trong thời gian dài thụ án bất công.  Những kiến nghị xác đáng của Trần Huỳnh Duy Thức có thể cho thấy ông là một nhân tài của Dân Tộc trong thời đại này.

 

Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức là một biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật và chính sách nhân đạo của nhà nước, đồng thời là biểu hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc về việc tôn trọng và biệt đãi bậc hiền tài.  Do vậy, chúng tôi tha thiết thỉnh cầu quý vị xem xét lại bản án đã tuyên đối với ông Trần Huỳnh Duy Thức để trả tự do ngay cho ông trên cơ sở pháp luật hiện hành.

 

Chúng tôi xin chân thành cám ơn và trông đợi sự lắng nghe trên tinh thần cầu thị của quý vị và xin chúc quý vị dồi dào sức khoẻ.  Trân trọng kính chào.

Cùng lập và ký tên dưới đây vào ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

  • Các tổ chức và cá nhân ký tên xin gửi về email: tudochotranhuynhduythuc@gmail.com

 

 

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC KÝ TÊN

1-      Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng – Do ông Lê Thân, chủ nhiệm CLB làm đại điện

2-      Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự - Do TS Nguyễn Quang A làm đại diện

3-       Diễn Đàn Bauxite Việt Nam – Do GS Phạm Xuân Yêm làm đại diện

 

DANH SÁCH CÁ NHÂN KÝ TÊN

 

1-      Lê Phú Khải – Nhà báo , thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn

2-      Huỳnh Kim Báu – Nguyên CT Hội Trí thức Yêu nướcTP.HCM - TP.HCM

3-      Lê Công Giàu – Nguyên Tổng thư ký Tổng hội sinh viên SG 1966, nguyên phó BT thường trực thành đoàn, nguyên GĐ công ty Savimex – TP.HCM

4-      Huỳnh Tấn Mẫm – Bác sĩ, nguyên CT Tổng hội Sinh viên SG trước năm 1975, nguyên ĐBQH khóa 6, nguyên Ủy viên UBMTTQ TP.HCM - TP.HCM

5-      Tương Lai - Nguyên thành viên tổ tư vấn Võ Văn Kiệt, cựu Viện trưởng viện XH học VN - TP.HCM

6-      Hồ Ngọc Nhuận - Nguyên phó UB MTTQ TP.HCM - TP.HCM

7-      Đào Công Tiến - Nguyên hiệu trưởng trường KT TP.HCM - TP.HCM

8-      Kha Lương Ngãi - Nguyên phó TBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

9-      Vũ Trọng Khải - TS Nông Nghiệp, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

10-  Hoàng Hưng - Nhà Thơ - Sài Gòn

11-  Nguyên Ngọc – Nhà Văn – Hội An

12-  Hà Sĩ Phu – TS Sinh học, cựu TNLT, CLB Phan tây Hồ - Đà Lạt

13-  Phan Đắc Lữ - Nhà thơ, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

14-  Phạm Xuân Yêm – GS Vật Lý – Paris, Pháp

15-  Nguyễn Huệ Chi – GS Ngữ Văn -  Hà Nội

16-  Đặng Thị Hảo – TS Văn học – Hà Nội

17-  Nguyễn Đình Nguyên – TS Y khoa – Austalia

18-  Trần Đức Quế - Chuyên viên hưu trí – Hà Nội

19-  Lê Công Định - Cựu tù nhân chính trị, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

20-  Tô Lê Sơn - Kỹ sư, thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

21-  Tôn Quang Trí - Nguyên phó GĐ sở Công Thương TP.HCM - Sài Gòn

22-  Nguyễn Xuân Diện - TS viện Hán Nôm – Hà Nội

23-  Nguyễn Thị Kim Chi - Nghệ sĩ Ưu tú, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

24-  Lại Thị Ánh Hồng - Nghệ Sĩ, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

25-  Trần Minh Thảo - Viết văn , CLB Phan Tây Hồ - Lâm Đồng, Đà Lạt

26-  Phạm Duy Hiển ( Phạm Nguyên Trường) - Dịch giả - Vũng Tàu

27-  Trần Minh quốc - Cựu giáo chức, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

28-  Bùi Tiến An - Cựu tù nhân Côn Đảo trước năm 1975, nguyên cán bộ Ban Dân Vận Thành Ủy TP.HCM - TP.HCM

29-  Nguyễn Khắc Mai - Hưu trí – Hà Nội

30-  Nguyễn Thị Từ Huy – Sài Gòn

31-  Tiêu Dao Bảo Cự - Nhà văn tự do – Đà Lạt

32-  Nguyễn Quang Nam – Kỹ sư phần mềm - Austalia

33-  Nguyễn Đức Phổ - Nông dân - Sài Gòn

34-  Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt

35-  Huỳnh Sơn Phước – Nguyên phó TBT báo Tuổi Trẻ - Hội An

36-  Nguyễn Viện – Nhà văn – Sài Gòn

37-  Nguyễn Văn Ly ( Tư Kết) – CB Hưu trí – TP.HCM

38-  Nguyễn Sĩ Kiệt – CB hưu trí, TS KHKT – TP.HCM

39-  Phạm Đình Thiên Thư - Adelaide, Austalia

40-  Phí Thị Hương Giang – Truyền thông – Hà Nội

41-  Nguyễn Văn Thuận – Kiến trúc sư – Sài Gòn

42-  Phạm Ngọc Anh Tú – Vũng Tàu

43-  Uông Đinh Đức – TP.HCM

44-  Vũ Phong – Cam Ranh , Khánh Hòa

45-  Lê Trung Thông – Doanh Nhân – Sài Gòn

46-  Trương Ngọc Hưng – Phiên dịch Tiếng Anh – Hoài Nhơn, Bình Định.

47-  Lee Oatlands – Sydney, Austalia

48-  Lý Minh Trang – Công dân Việt Nam

49-  Dung Do – Austalia

50-  Thái Văn Dung – Cựu TNLT, đảng viên đảng Việt Tân.

51-  Trần Tiến Đức- Nhà báo độc lập, đạo dĩễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội

52-  Lê Bích Ngọc – Mỹ

53-  Nguyễn Thượng Thành – Lao động tự do – Hà Nội

54-  Hiệp tăng – Toronto, Canada

55-  Phan Thị Hoàng Oanh – TS – Sài Gòn

56-  Nguyễn Văn Anh – Canada

57-  Trương Thị Sâm – Nội trợ - Đồng Nai

58-  Linh Nguyễn – Kế toán – Mỹ

59-  Đặng Thị Ngọc Lệ - Sài Gòn

60-  Hung Nguyen – KD tự do – Sài Gòn

61-  Hà Trọng Tấn – Thành viên CLB LHĐ – Sài Gòn

62-  Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ - Sài Gòn

 

  • Các tổ chức và cá nhân ký tên xin gửi về email: tudochotranhuynhduythuc@gmail.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.