Hôm nay,  

Nhà Văn Lê Lạc Giao Ra Mắt Sách ‘Có Một Thời Nhân Chứng’

11/09/201800:03:00(Xem: 6145)

Nhà Văn Lê Lạc Giao Ra Mắt Sách
‘Có Một Thời Nhân Chứng’

 

WESTMINSTER (VB - Huỳnh Kim Quang) --  “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm thứ 3 của nhà văn Lê Lạc Giao đã được ra mắt lần đầu tiên tại hội trường Việt Báo, trên đường Moran, thành phố Westminster, miền Nam California, vào xế chiều Thứ Bảy, ngày 8 tháng 9 năm 2018, với sự tham dự của nhiều văn nghệ sĩ, các bằng hữu xa gần, các cơ quan truyền thông báo chí, và đồng hương Việt.

Buổi giới thiệu sách chính thức bắt đầu vào lúc 1 giờ rưỡi, với phần điều hợp duyên dáng và hào hứng của nữ MC Phan Dụy, người đến từ Houston, Texas, là cựu sinh viên Đại Học Văn Khoa ngày nào tại Sài Gòn, cũng là bạn học với tác giả Lê Lạc Giao.

Mở đầu chương trình là một phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân đã dựng nước và giữ nước, đồng thời tưởng niệm quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cho chính nghĩa tự do, và đồng bào bỏ mình trên đường vượt biển vượt biên đi tìm tự do.

 

 blank

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm. (Photo VB)

 

 blank

Nhóm Triết Đại Học Văn Khoa năm xưa. (Photo VB)

 

 blank

Tác giả Lê Lạc Giao đang ký sách. (Photo VB)

 

 

Nhà văn Lê Lạc Giao là người đầu tiên phát biểu về tập truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng.” Ông cho biết rằng, “Khi tôi viết “có một thời” có nghĩa tôi đang nói về một quãng thời gian nào đó thuộc về quá khứ đã để lại trong tôi hay ai đó bao buồn thương, đau đớn không chỉ mặt tri giác mà còn cả mặt ý thức bản thân mình.” Ông cũng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của “nhân chứng” rằng, “Điều tôi nhấn mạnh ở quyển sách thực ra nằm ở phạm trù “nhân chứng” thế nên những việc xảy ra chung quanh hoặc trước mắt ta đều phụ thuộc vào cách thức thấy, nhìn hay cảm quan của mình có thuộc phạm trù “nhân chứng” hay không? Con người nói chung hay nhân vật nào đó nói riêng có mặt hay tham dự trong cuộc chiến tranh về mặt tương quan thường chỉ nói lên được nét bi thảm tiêu cực của cuộc chiến có nghĩa không vượt ra khỏi phạm trù “nạn nhân” về mặt triết học. Tính tiêu cực, thụ động là nét tiêu biểu của con người trước sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh và sự sợ hãi, khủng hoảng kinh khiếp là hệ quả tâm lý từ những người từng là “nạn nhân” trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc chiến tranh. Phải chăng vì thái độ nhận thức như thế đối với chiến tranh mà con người luôn bị nhốt, bị bủa vây, sáp nhập vào phạm trù “nạn nhân” một cách tự động do đó chúng ta chỉ thấy “nạn nhân” khắp nơi nhưng hiếm hoi lắm mới có hay thấy được bao con người “nhân chứng”?”
 

Đối với nhà văn Lê Lạc Giao, vai trò “nhân chứng” không những giúp cá nhân của người nằm trong lòng cuộc chiến thoát ra khỏi sự dày vò của “nạn nhân” mà còn góp phần chuyển đổi “định mệnh quốc gia dân tộc.” Ông nhấn mạnh chỗ này trong bài phát biểu rằng, “Với tôi, đấu tranh bản thân để phá vỡ ý niệm tiêu cực từ lâu biến thành gông cùm nô lệ để rồi đi đến đấu tranh những tiêu cực xã hội, đời sống con người thực ra không ngoài việc thay đổi sinh mệnh chính trị bản thân để rồi trong tương lai có thể thay đổi định mệnh quốc gia dân tộc.”

 

 blank

Ca sĩ Thu Vàng. (Photo VB)

 

 blank

Ca sĩ Vy Hà. (Photo VB)

 

 blank

Ca sĩ Nam Trân. (Photo VB)

 

 

MC Phan Duỵ đã giới thiệu một số nhân vật tham dự trong buổi ra mắt sách “Có Một Thời Nhân Chứng,” gồm nhà thơ Trần Dạ Từ, nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Lê Phương Châu, nhà thơ Khánh Linh, giáo sư Đàm Trung Đạo, nhà giáo Võ Văn Thiệu, nhà thơ Trịnh Y Thư, nhà thơ Lê Giang Trần, nhạc sĩ Lại Tôn Dũng, chủ biên trang mạng FreeVN.net Bùi Bỉnh Bân, ký giả Nguyên Huy của báo Người Việt, ký giả Vi Tuần của báo Sài Gòn Times, chủ biên trang mạng VNVN Phạm Luyến, tổng thư ký Việt Báo Huỳnh Kim Quang, ký giả Phan Đại Nam của Đài SBTN.

Đặc biệt là sự có mặt của nhóm bạn triết Đại Học Văn Khoa năm xưa, như Vương Hải Yến, Vương Quang Tuệ, Nguyễn Bá Tùng, Phan Duỵ (từ Houston, Texas), Lê Lạc Giao, Phan Tấn Hải, Lê Trung Khiêm, Đinh Hữu Hiền (từ Dallas, TX), Bùi Đức Tốn, Phan Nhật Tân. Đặc biệt hơn nữa là trong nhóm này có người hơn 40 năm mới gặp lại nhau vào dịp này.

Ca sĩ Thu Vàng trình bày hai nhạc phẩm “Thuyền Viễn Xứ” – thơ Huyền Chi, nhạc Phạm Duy – và “Bên Ni Bên Nớ” – thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc Phạm Duy. Với chất giọng thiên phú khi trầm lắng, khi vút cao, ca sĩ Thu Vàng đã đưa người nghe trôi dạt vào cõi “quê xưa” với biết bao thương nhớ nơi xứ người:
 

“Chiều nay gửi tới quê xưa

Biết là bao thương nhớ cho vừa

Trời cao chìm rơi xuống đời

Biết là bao sầu trên xứ người”
 

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, là cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa và Đại Học Vạn Hạnh tại Sài Gòn trước năm 1975, trong lời phát biểu, nói rằng ông đã bị cuốn hút vì cách viết rất mới về các nhân vật quyện vào nhau trong truyện dài của Lê Lạc Giao. Ông cho rằng đây là tác phẩm thành công và xứng đáng là tác phẩm văn học. Ông đã chia xẻ một số kinh nghiệm lúc dạy tại Đại Học Văn Khoa vào thập niên 60. Ông kể rằng các sinh viên thời đó dù tranh đấu nhưng rất ôn hòa, không có đụng độ và bạo hành, ngay cả cảnh sát khi vào trường và được các giáo sư mời đi thì họ cũng yên lặng ra đi. Ông nhấn mạnh đó chính là điểm khác biệt rất lớn giữa Việt Nam Cộng Hòa thời đó và chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Ca sĩ Vy Hà hát hai ca khúc “Xin Còn Gọi Tên Nhau” của nhạc sĩ Trường Sa, và “Xin Cho Tôi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

“Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng

Chiều đong đưa những bước chân đau mòn

Chợt nghe mùa thu bay trên trời không

Còn ai giữa mênh mông đời mình?

Nỗi đau vùi lấp trên tuổi thơ.”
 

Tuồi thơ của thế hệ mà nhà văn Lê Lạc Giao mô tả trong “Có Một Thời Nhân Chứng” quả là bị vùi lấp trong bao nỗi đau của cuộc chiến tương tàn.

MC Phan Duỵ giới thiệu diễn giả Phan Tấn Hải là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà thiền học, chủ bút Việt Báo lên sân khấu để giới thiệu “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao. Nhà văn Phan Tấn Hải không đọc bài giới thiệu rất công phu mà ông viết cho người bạn Lê Lạc Giao được đăng trong tập truyện, thay vào đó ông chỉ nói một vài điều tóm tắt.


Ông kể rằng năm xưa ông cùng người bạn là Phan Nhật Tân lúc đầu định ghi danh vào Đại Học Khoa Học, nhưng rồi cả hai cùng vào Đại Học Văn Khoa, vì ở đó “Các cô quá đẹp. Ngó một cái là rụng rời liền!” Khi nghe nói thế cả hội trường vang lên tiếng cười. Ông nói rằng, “Từng trang trong tiểu thuyết “Có Một Thời Nhân Chứng” khi lật qua trước mắt tôi, y hệt như tấm gương chiếu rọi về một thời kỳ nửa thế kỷ trước; đó là những ngày thơ mộng sinh viên, hạnh phúc của những mối tình thời mới lớn, và đau đớn khi nhìn thấy xóm làng chia cách giữa lằn ranh nội chiến. Từng trang là hình ảnh hiển lộ từ một cuốn phim đen trắng của thời nghệ thuật điện ảnh chưa có màu… là một dòng chảy thời gian của dân tộc in sâu trong ký ức của thế hệ sinh viên Sài Gòn trong các năm cuối thập niên 1960s và đầu 1970s. Nơi đó tôi nhìn thấy hình ảnh Miền Nam trong cuộc nội chiến dai dẳng, nơi lằn ranh quốc-cộng có khi rất mờ nhạt nơi sân trường  đại học Sài Gòn – nơi có những người bạn của tôi đứng ở cả hai bên lằn ranh quốc-cộng mờ nhạt đó. Và trong ký ức đó, có rất nhiều người đã mất một phần thân thể cho cuộc chiến, hay đã nằm xuống nơi chiến trường, nơi nhà tù sau 1975, nơi biển lớn Thái Bình Dương, và rồi khắp mọi nơi chúng ta có thể nghĩ tới.”

Nhà văn Phan Tấn Hải cho biết rằng cuốn sách này mở mắt cho rất nhiều người. Đó là cuốn sách rất đa dạng, rất văn chương, và tác giả viết bằng tấm lòng. Ông nói nhiều hình ảnh trong sách mà bây giờ không có. Chẳng hạn, ông kể rằng, “Độc giả sẽ thấy có một khung trời Sài Gòn được tái hiện trong tiểu thuyết CMTNC, nơi đó sẽ nhắc tới những hình ảnh tình nhân trong quán café Hân trên đường Đinh Tiên Hoàng. Hay là những hình ảnh thơ mộng và rất là ngây thơ của chàng sinh viên Ban Triết chợt “có ý nghĩ đi tìm Thủy. Một lần năm ngoái, anh đến cổng trường Marie Curie đứng rất lâu trước khi tiếng chuông báo tan học.” Nghĩa là, chuyện của thế kỷ trước. Thời này không tìm ra đâu một không khí như thế.” Hoặc là hình ảnh cô nàng mua cho chàng một tá khăn mù xoa để tặng cho chàng trước khi chàng lên đường. Khi ông nói “bây giờ họ tặng gì không biết,” thì mọi người cười rộ lên, như bày tỏ một đồng cảm nào đó với diễn giả.

 

 blank

Chủ bút Việt Báo Phan Tấn Hải. (Photo VB)

 

 blank

Nhà phê bình Tô Đăng Khoa. (Photo VB)

 

blank

Tác giả Lê Lạc Giao. (Photo VB)

 

 blank

Một góc quang cảnh trong hội trường Việt Báo. (Photo VB)

 

 

Ông còn nói rằng có những hình ảnh đã trôi vào quá khứ mà nếu không viết thì mất đi. Chẳng hạn, ông cho biết trong sách của Lê Lạc Giao kể rằng, “Khi được gọi về lại Sài Gòn, Phác nhìn thấy hàng dài người xếp hàng trước Tòa đại sứ Mỹ làm thủ tục di tản. Đại tá Cẩm nói với Phác rằng nhiều cơ quan chính quyền đang tan rã, nhiều cấp chỉ huy đã chạy ra nước ngoài. Ngày 24/4/1975, tất cả nhân viên hoạt vụ phải về ban, khai số người trong gia đình khi cần thiết phải di tản. Nghĩa là, khi cần thiết phải rời bỏ đất nước. Tình hình thua trận đã thấy rõ, trong khi Sài Gòn đang hỗn loạn với làn sóng người từ Miền Trung vào xô đẩy nhau. Ngày 25/4/1975, khi Phác vào cơ quan, nhìn thấy hầu như hoang vắng lạ thường, hồ sơ tình báo đã đốt liên tục bốn ngày rồi.” Ông nhấn mạnh điều đó cho thấy miền Nam đã thật sự mất từ ngày này chứ không phải đợi tới ngày 30 tháng 4 năm 75.

Khi ca sĩ Nam Trân cất tiếng hát cao vút của cô đã làm cho mọi người trôi theo dòng sông của nhạc và lời trong ca khúc “Chiều Về Trên Sông” của nhạc sĩ Phạm Duy:

“Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán

Hãy cất tiếng ca cho đời thêm (ý) buồn

Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo

Chiều buông trên giòng sông cuốn mau”

Cô còn trình bày nhạc phẩm “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn,” thơ của nhà thơ Du Tử Lê và nhạc của Phạm Đình Chương.
 

Diễn giả sau cùng nói về truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao là nhà phê bình rất trẻ Tô Đăng Khoa, tự giới thiệu là sinh năm 1976, nghĩa là sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Tô Đăng Khoa vào phần phát biểu bằng câu trích của triết gia Đức Martin Heidegger nói rằng, “Khi sinh ra đời chúng ta bị ném vào bối cảnh lịch sử.” Nhưng Tô Đăng Khoa cho rằng chúng ta có thể chọn lựa thái độ sống để không là nạn nhân mà là nhân chứng của cuộc chiến. Ông phân tích chữ nạn nhân thì chữ nhân là người thụ động trở thành bị nạn của chiến tranh. Còn chữ nhân trong nhân chứng là người chủ động làm chứng cho cuộc chiến.

Ông giải thích rằng, “… trong tác phẩm truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng,” nhà văn Lê Lạc Giao lại một lần nữa thẩm sát chủ đề muôn thuở của nhân loại (tình yêu và chiến tranh) dưới dạng truyện dài, từ một góc nhìn của “Nhân Chứng” trong bối cảnh “buổi hoàng hôn của một chế độ” trong vòng bảy năm (1968-1975).  Qua tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” chúng ta nhận ra rằng: những hệ lụy của cuộc chiến không hẳn kết thúc vào năm 1975. Theo H.L. Mencken, tình yêu và chiến tranh có một điểm chung: dể bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc. Sự kết thúc của chúng thường hay kèm theo một vết thương rát buốt tâm can. Cuộc chiến Việt Nam tuy đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng vết thương, sự hủy hoại, và những hệ lụy của nó vẫn ngấm ngầm như một lò than tiêu hủy các giá trị căn bản trên mọi phương diện từ vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho đến đạo đức.”

Nói đến vai trò nhân chứng, Tô Đăng Khoa cho rằng, “Đó là góc nhìn độc lập, không chống đối, không hệ lụy của một Nhân Chứng sống sót sau cuộc chiến tàn khốc. Khi bị ném vào bối cảnh của chiến tranh, thì sự chọn lựa quyết liệt nhất chính là sự lựa chọn làm nhân chứng hay nạn nhân của lịch sử. Chính sự lựa chọn một cách dứt khoát này sẽ mang đến cho chúng ta một thái độ sống thích hợp trong chiến tranh. Vì sao? – Vì chỉ có làm nhân chứng của chiến tranh thì mới thấu hiểu được chiến tranh và có cơ hội vượt qua được những hệ lụy lâu dài của chiến tranh mang lại. Về mặt tác dụng và thái độ sống của từng con người, sự lựa chọn đó mang ý nghĩa rất to lớn:  Đó chính là sự lựa chọn giữa Tự Do và Nô Lệ!”
 

Ca sĩ Thái Hoàng với tiếng hát mượt mà đã làm cho người nghe cảm thấy dịu mát dễ chịu dù trời miền Nam California đang rực nắng vào những ngày cuối hạ qua ca khúc “Áo Lụa Hà Đông,” thơ của Nguyên Sa, nhạc của Ngô Thụy Miên.
 

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…”
 

Buổi ra mắt sách “Có Một Thời Nhân Chứng” kết thúc lúc 4 giờ chiều, mà người tham dự vẫn còn ngồi đầy các hàng ghế cho thấy sự yêu mến của người đọc dành cho tác giả Lê Lạc Giao và tập truyện dài của ông. Chả thế mà có người đã mua một lần đến 5, 6 cuốn “Có Một Thời Nhân Chứng,” có lẽ vừa để đọc, vừa để tặng bạn bè, thân nhân.
 

Độc giả có thể tìm mua sách “Có Một Thời Nhân Chứng” trên trang mạng Amazon.com, đánh keyword là: co mot thoi nhan chung.


Xin xem YouTube:



Cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.