Hôm nay,  

Tại Sao Trung Quốc Sẽ Thắng cuộc Chiến Tranh Thương Mại

30/08/201816:48:00(Xem: 6355)

Why China will win the Trade War- by Philippe Legrain 
Foreign Policy. April 13, 20

Tại Sao Trung Quốc Sẽ Thắng cuộc Chiến Tranh Thương Mại.

Tác giả: Philippe Legrain,

Trần Thuý Hạc chuyển ngữ.
 

Tổng Thống Trump nghĩ rằng ông đang ở thế Thượng  phong trong cuộc chiến. Thật ra, Hoa thịnh Đốn dễ bị tổn thương hơn Bắc Kinh nhiều..

Philippe Legrain

April 13, 2018, 10:00 AM

 

blank

"Khi bạn đã thâm thủng Mậu dịch đến 500 tỷ đô la, bạn không thể thua!" Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tweet vào ngày 4 tháng 4. Ông dường như tin rằng vì Hoa Kỳ có thâm thủng thương mại rất lớn với Trung Quốc - thực sự là 337 tỷ đô la vào năm 2017, chứ không phải 500 tỷ đô la - ông nhất định sẽ giành được chiến thắng trong cuộc chiến thương mại sắp xảy ra giữa hai nước. Nhưng mặc dù Trung Quốc bán hàng nhiều cho Mỹ hơn là mua lại, nhưng vị thế của Bắc Kinh thực sự mạnh mẽ hơn cả về mặt kinh tế và chính trị, hơn là cách tính toán thô sơ trên cho thấy.
 

Về mặt kinh tế, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ bị thiệt hại trong một cuộc chiến thương mại. Mức thuế trừng phạt sẽ đẩy giá nhập khẩu, giảm xuất khẩu, làm mất việc làm, và bẻ cong sự tăng trưởng kinh tế,  do đó, cả hai bên nên tránh một sự bùng nổ của sự thù địch. Hiện giờ chính quyền Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế 25 phần trăm trên 46 tỷ đô la Mỹ cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Trung Quốc đã đối phó theo cách tuơng tự, một cuộc chiến tranh thương mại đang đe doạ. Kể từ đó, Trump đã tăng gia sự trầm trọng bằng cách đe dọa thuế quan với hơn 100 tỷ đô la nhập khẩu (cho đến nay chưa xác định), và Bắc Kinh đã nhanh chóng nói rằng họ sẽ đáp ứng thích đáng. Tính toán của Trump dường như là vì Trung Quốc sẽ mất mát nhiều hơn và như vậy sẽ chịu xuống nước. Ông ta sai rồi.

-  Tính toán của Trump dường như là Trung Quốc sẽ bị mất nhiều hơn và do đó họ sẽ chịu xuống nước. Ông ta sai rồi.

Số liệu thống kê tiêu chỉ đánh giá cao về tính dễ bị tổn thương về kinh tế của Trung Quốc - và đánh giá thấp mặt này của Mỹ. Khi tập trung cái nhìn vào thương mại hàng hóa, như hầu hết các nhà quan sát làm, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc năm ngoái đạt tổng cộng 506 tỷ đô la, gần gấp bốn lần xuất khẩu theo hướng nguợc lại (từ Mỹ sang Trung quốc - 131 tỷ đô la). Nhưng Hoa Kỳ cũng đã bán thêm 38 tỷ đô la các dịch vụ cho Trung Quốc (hơn là mua lại), đó là số bội thu song phương lớn nhất của Mỹ. Trong khi hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản và thành phẩm chính yếu là từ nội địa Mỹ và do các công ty Mỹ bán, thì xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ thường là hàng hóa Trung Quốc có chứa nhiều bộ phận và linh kiện nước ngoài cũng mang nhãn hiệu Mỹ thế thôi. Hơn 37% hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc bao gồm các bộ phận và thành phần mà các nhà sản xuất đặt tại Hoa Kỳ dựa vào.

Ví dụ như iPhone của Apple. Khi iPhone được vận chuyển từ các nhà máy Trung Quốc sang Hoa Kỳ, chi phí nhập khẩu coi như hoàn toàn là do Trung Quốc. Tuy nhiên, những điện thoại này bao gồm một màn hình Samsung từ Hàn Quốc, một chip bộ nhớ Toshiba từ Nhật Bản, và nhiều thành phần nước ngoài khác. Theo một ước tính, lắp ráp ở Trung Quốc chỉ chiếm 3-6% của chi phí sản xuất 370 USD của iPhone X. Vì điện thoại thông minh này bán lẻ với giá 999 USD, phần lớn giá trị gia tăng là của Mỹ: lợi nhuận của Apple và của các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ.

-  Phải thừa nhận rằng, đó là một ví dụ cực đoan và Trump chưa nhắm mục tiêu nhập khẩu iPhone. Vì vậy, thay vào đó, hãy xem xét 46 tỷ đô la nhập khẩu mà Trump đang đe dọa, trong đó 26 tỷ đô la là hàng điện tử. Được thiết kế để ngăn chận kế hoạch tự mình lo việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao vào năm 2025 của chính phủ Trung Quốc, các mức thuế của Trump chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm công nghệ thấp mà Trung Quốc thực sự xuất khẩu sang Mỹ ngay bây giờ. Và theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), gần một nửa số hàng xuất khẩu máy tính, điện tử và thiết bị quang học của Trung Quốc sang Hoa Kỳ là từ nước ngoài. (Các dữ kiện mới nhất là từ năm 2011 -tỉ lệ này có thể thay đổi phần nào từ đó đến nay). Ngay cả khi các mức thuế được đề xuất là để cắt giảm xuất khẩu của Trung Quốc của các sản phẩm này một phần tư, sự tác động trực tiếp đến Trung Quốc sẽ là 6,5 tỷ USD - khoảng 0,05 phần trăm của GDP của đất nước. Đối với một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6,8 phần trăm mỗi năm, đó sẽ là một cái đau do kim chích mà thôi.

-  Ngay cả một mức thuế của Mỹ đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc - iPhone và tất cả các mặt hàng khác - vẫn là chuyện có thể chịu đựng được đối với Trung Quốc. OECD cho rằng khoảng một phần ba hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc thực sự là có nguồn gốc từ nước ngoài. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ có lẽ là 329 tỷ đô la - khoảng 2,7% trong nền kinh tế 12 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc. Vì vậy, ngay cả khi thuế quan của Trump đã cắt giảm xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ 25%, thì mức tăng trực tiếp GDP sẽ là 0,7%. Điều đó có làm tổn thương sự phát triển kinh tế . Nhưng nó vẫn còn để cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,1% một năm.

-  Chuyện này rất khó xảy ra, bởi lẽ vì Hoa Kỳ dễ bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại - hơn Trump nghĩ. Hãy tưởng tượng sự phẫn nộ của người tiêu dùng nếu Trump đánh thuế quan trên iPhone! Thật vậy, bởi vì rất nhiều công ty Mỹ đưa việc sản xuất hàng hoá của họ sang Trung Quốc, họ rất dễ bị các mánh khoé bẩn thỉu của Trung Quốc, chẳng hạn như dừng lại việc sản xuất một thời gian lấy cớ dựa trên cơ sở của các luật lệ gian trá.

Thật vậy, bởi vì rất nhiều công ty Mỹ thuê nguời nước ngoài sản xuất hàng của mình (Trung Quốc)  họ rất dễ bị thủ đoạn bẩn thỉu của Trung Quốc chi phối.

Mối đe dọa không chỉ dành cho các sản phẩm mang thương hiệu Mỹ mà người tiêu dùng Mỹ yêu thích. Một cuộc chiến thương mại đe dọa các nhà sản xuất ở Mỹ khi họ dựa vào các bộ phận và thành phần làm tại Trung Quốc để cạnh tranh toàn cầu. Danh sách 46 tỷ đô la của Trump đã nhắm vào các cánh quạt máy bay, các công cụ máy móc và các hàng hóa trung gian khác. Đẩy chi phí của họ lên sẽ đe dọa các công việc sản xuất ở các vùng trung  tâm nước Mỹ (America’s heartland)

Và trong khi những mức thuế này tránh các mặt hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép, chúng sẽ làm tăng giá của một số mặt hàng tiêu dùng, chẳng hạn như máy vô tuyến truyền hình và máy rửa chén.

-  Ngược lại, tiềm năng trả đũa của Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu tốt hơn nhiều.

Đầu tiên phải kể là 16 tỷ đô la xuất khẩu máy bay dân sự của Hoa Kỳ. Giá cổ phiếu của Boeing sụt giảm khi Trung Quốc công bố ý định này. Nhưng các hãng hàng không Trung Quốc đang phát triễn nhanh đến nỗi Boeing có thể sẵn sàng cắt giảm giá vé để giữ việc bán hàng tại TQ, trong trường hợp đó, không có tổn phí thuế quan nào rơi vào Trung Quốc. Và nếu HK đẩy thêm coi như xô nhau thì người Trung Quốc đã có một nhà cung cấp thay thế đáng tin cậy: hãng Airbus của châu Âu.

Chuyện thứ hai là 12,8 tỷ USD xuất khẩu đậu nành của Mỹ. Trung Quốc mua hơn một nửa lượng xuất khẩu đậu nành của Mỹ, tạo ra sức mạnh thị trường. Thật vậy, khi câu chuyện về cuộc chiến tranh thương mại đuợc thảo luận sôi nổi, lên, nông dân Mỹ bị trúng thuơng ngay lập tức: Giá đậu nành giảm mạnh. Ở đây, Trung Quốc cũng đã có một nhà cung cấp thay thế Mỹ là nước Ba Tây.

Tóm lại, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc - thực sự có lẽ chỉ có 200 tỷ đô la sau khi tính các điều khoản giá trị gia tăng - hiếm khi giúp cho phiá bị thâm hụt có một lợi thế.

- Trung Quốc cũng có nhiều tự do và cơ hội để giảm thiểu bất kỳ thiệt hại kinh tế nào so với chính quyền Trump. Không giống như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng trung ương của Trung Quốc không độc lập, do đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể được lệnh cắt giảm lãi suất để tăng nhu cầu nội địa  nếu cần. Các ngân hàng quốc doanh cũng có thể được yêu cầu mở rộng thêm tín dụng. Và trong khi Trung Quốc đã cho phép đồng tiền của mình được tăng giá cao so với đồng đô la một cách đáng kể từ khi Trump nhậm chức, họ có thể  đẩy các đồng nhân dân tệ xuống thay vào đó, làm cho xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn.

Chính phủ Trung Quốc cũng có một vị thế Thuế khoá lành mạnh hơn và được tự do bù đắp cho bất kỳ ngành công nghiệp nào bị tổn hại bởi một cuộc chiến thương mại. Ngược lại, chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn khoảng 4% của Sản luợng quốc gia (GDP) được dự liệu là sẽ tăng trong vài năm tới. Bất kỳ khoản chi tiêu nào khác sẽ cần sự phê chuẩn của Quốc hội, việc này có thể không xảy ra trong những ngày sắp tới.

Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc có thể chịu đựng trả giá về phưong diện  chính trị trong một cuộc chiến thương mại dễ dàng hơn nhiều so với chính quyền Trump.  Mỗi khi Trump ra đòn vào Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ lao xuống dốc. Điều này thật là một vấn đề đối với một ông tổng thống, người coi các con số trung bình  Dow Jones là cách xếp hạng cá nhân của mình, đặc biệt là vì thành phần lớn nhất của Dow là Boeing. Bởi vì tổng thống đã gắn bó với Dow, mỗi khi cổ phiếu giảm, chính quyền Trump bắt buộc phải trấn an các thị trường rằng họ đang tìm kiếm một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột thương mại, một động thái làm giảm sức bật của nó.

- Với cuộc bầu cử giữa kỳ (midterm election) sắp tới vào tháng mười một, đảng Cộng hòa đặc biệt dễ bị tổn thương về mặt chính trị. Trung Quốc đang tận dụng điều đó bằng cách nhắm mục tiêu các sản phẩm như đậu nành được sản xuất chủ yếu ở các bang hỗ trợ Trump ở miền Trung Tây. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc cũng có kế hoạch trả thù chống lại xuất khẩu ruợu whisky của Mỹ, mà chủ yếu đến từ Kentucky, tiểu bang nhà của Thượng nghị sĩ Lãnh tụ khối Đa số Mitch McConnell.

- Trên hết, Trump dường như không có sách lược. Một liên minh quốc tế sẽ có hiệu quả hơn trong việc gây áp lực Trung Quốc mở cửa thị trường của mình và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài hơn là hành động đơn độc. Năm ngoái, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đã đồng ý đây là mục tiêu chung của họ. Nhưng bây giờ Trump đã loại những đồng minh này ra bằng cách đánh thuế quan vào xuất khẩu thép và nhôm của Nhật Bản vờ vĩnh là dựa trên cơ sở an ninh quốc gia và đe dọa sẽ làm tương tự đối với các đồng minh EU. Vì sự đe doạ của chính sách thuế quan của ông Trump chống lại Trung Quốc cũng sẽ tấn công các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á, làm suy yếu thêm bất kỳ tiềm năng nào cho một mặt trận thống nhất.

-  Trump đã làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng cách hành động đơn phương chống lại Trung Quốc theo phuơng cách có vẻ vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thật vậy, các đồng minh [có thể thân Trump] coi việc Trump hô hào Mỹ quốc Trên Hết (America First) rất khó ưa (repulsive).

Tất cả các điều này đã mang lại cho Trung Quốc một lợi thế chính trị cao - "Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng chúng tôi không sợ chiến đấu một cuộc chiến thương mại" đã trở thành luận diệu chính thức của Bắc Kinh.

-  Cho dù với tất cả các khoe khoang của mình về kỹ năng đàm phán của mình, Trump vẫn là một tay nghiệp dư không mấy khôn khéo.  Ông đã chọn một cuộc chiến đơn độc chống lại một kẻ thù thông minh hơn, kiên nhẫn hơn và kiên cường hơn. Cho đến nay, đây chủ yếu là một sân khấu chính trị [ khi bài này đuợc viết ra vào tháng tư 2018] . Nhưng vì Trump đánh giá cao đòn bẫy của mình và đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc, mối nguy hiểm thực sự là cuộc xung đột sẽ leo thang.

Vì các quan chức Trung Quốc khôn lanh hơn Trump, chắc chắn họ sẽ cho ông  ta những nhượng bộ vá viú mà truớc sau gì thì họ cũng sẽ vui vẻ làm thôi.

Một chiến thuật rõ ràng làm cho cả hai phe đều thấy mình thắng lợi là mua thêm khí thiên nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ. Đánh giá theo phản ứng của ông trên Twitter, Trump đã bị lừa bởi cái gọi là nhượng bộ được công bố bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Boao cho châu Á vào ngày 10 tháng 4 bao gồm các thông báo cải cách kinh tế đóng gói trước đó làm êm tai của Trump. May ra điều đó sẽ cho phép Trump xuống thang hành động trong khi vẫn tuyên bố chiến thắng.

Trong mọi trường hợp, Trung Quốc có khả năng chờ đợi. Cử tri có thể bầu một Quốc hội Dân chủ, họ sẽ cắt đôi cánh của Trump vào năm tới; họ cũng có thể mời ông ta ra khỏi Toà Bạch Ốc qua cuộc bầu cử vào năm 2020. Tập thì không phải lo lắng gì về việc tái ứng cử.
 

Tác giả:

- Philippe Legrain là người sáng lập OPEN, một tập đoàn tư duy quốc tế về các vấn đề đang tranh luận công khai và là một vị thỉnh giảng gạo cội tại Học viện Kinh tế Châu Âu London. Trước đây ông là cố vấn kinh tế của Chủ tịch Ủy ban châu Âu từ năm 2011 đến 2014. Ông là tác giả của bốn cuốn sách được đánh giá cao, có nói về người nhập cư: Quốc gia của Bạn cần họ và Mùa xuân châu Âu: Tại sao Kinh tế và Chính trị của chúng ta đang trong tình trạng Bát Nháo -  và Làm Sao Chỉnh lại cho Đúng.

Link của bài báo English:

https://foreignpolicy.com/2018/04/13/why-china-will-win-the-trade-war/ 

.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.