Hôm nay,  

Khám phá Bhutan và Thiền Viện Hang Cọp

30/08/201809:04:00(Xem: 5931)
Khám phá Bhutan và Thiền Viện Hang Cọp
 
Trịnh Thanh Thủy

Kỳ trước tôi có kể cho các bạn nghe về kho tàng hạnh phúc vô giá của Bhutan, kỳ này tôi xin dẫn bạn khám phá sâu hơn mảnh đất đai gấm vóc tuyệt đẹp của đất nước này.

Nếu bạn yêu phong cảnh sông núi thì nơi này chính là chốn dừng chân lý tưởng nhất. Không biết từ lúc nào người Bhutan đã hiện diện tại đây từ 2000 năm trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ vào đây từ thế kỷ thứ 7 sau Thiên Chúa Giáng Sinh và dần dà gây ảnh hưởng sâu xa đến chính trị tôn giáo và văn hoá, cũng như cuộc sống của người dân. Lịch sử Bhutan có ghi lại các cuộc nội chiến tương tàn dành quyền lực rồi cuối cùng đã được thống nhất bởi vị lạt ma Ngawang Namgyal là thủ lĩnh quân sự người Tây Tạng. Bây giờ Bhutan theo chế độ Quân Chủ Lập Hiến. Do đó khi viếng thăm, bạn sẽ thấy còn rất nhiều dấu vết các pháo đài được gọi là dzong tồn tại. Các Dzong ngày nay còn là tu viện, nơi học hỏi và nghiên cứu Phật pháp. Dân số vào khoảng 700 ngàn người với 20 tỉnh, mỗi tỉnh có một tu viện(Dzong). Tu viện luôn được chia làm hai nơi, một bên đặt văn phòng hành chánh, phần còn lại dành cho các tu sĩ.
 

blank
Pic 1 Tu viện(Dzong)

blank
Pic 2 Bên trong tu viện

Khi thăm các tu viện, đền thờ hay chùa chiền các nơi, sông núi, chỗ nào tôi cũng thấy các lá cờ đủ màu giăng ngang dọc. Tôi hỏi và được biết thêm rằng, trong đạo Phật có 5 màu chính, xanh lục, xanh dương, trắng, đỏ, vàng. Xanh dương tượng trưng cho sông, trắng cho nước, vàng cho đất, đỏ là lửa và xanh lục cho cây cối. Do đó chúng ta thấy nhiều lá cờ 5 sắc giăng gần núi hay sông, cầu, là biểu tượng của sự sống, cho môi trường tốt lành và không khí thanh sạch trong đời này và những đời khác. Còn các cây phướn trắng tượng trưng cho người đã khuất.


blank

Pic 3 Sông nước Bhutan


Du khách đến đây được đi thăm các tu viện và được hướng dẫn viên cắt nghĩa đầy đủ về lịch sử, văn hoá cũng như tôn giáo của họ. Tượng phật ngồi bằng đồng Dordenma lớn nhất thế giới đang được xây cất ở Thimphu là thắng cảnh nổi bật hấp dẫn du khách. Phật tử, và dân bản xứ tụng kinh, sinh hoạt bên dưới pho tượng đông vô kể. Tượng cao 173 ft(53m), bên trong rỗng nhưng có đặt 125 ngàn tượng Phật bằng đồng cỡ nhỏ. Pho tượng khổng lồ lớn hơn tượng Phật Bảo Liên ở Hồng Kông và tượng ở Nara bên Nhật. Tượng ngự trên cao, khắp thành phố, bất cứ đi đâu cũng nhìn thấy, hệt như pho tượng Giê Su giang tay ở Rio De Janeiro bên Ba Tây vậy. Dự án này khoảng 100 triệu đô, hơn 50 triệu đã bỏ ra cho đến giờ vẫn chưa xong. Ngân sách dự án này do người Hoa ở Bhutan đi quyên góp phật tử ở khắp nơi, nhiều nhất là các nhà giàu ở Trung Quốc. Người Bhutan đã tự hào mình không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng không biết họ có thấy được một âm mưu ẩn tàng nào của Trung Quốc trong việc đặt một “tượng Phật ngồi” với tiền của Trung Quốc giữa thành phố Thimphu là thủ đô của Bhutan?. Bài học của Việt Nam, Lào, Miến Điện, và Sri Lanka, không biết Bhutan có biết không?


blank

Pic 4 Tượng Phật Dordenma


Bạn có biết thành phố gồm khoảng 95 ngàn dân này không có lấy một ngọn đèn xanh, đỏ để kiểm soát trục lộ giao thông. Thế mà chẳng có tai nạn xảy ra. Đời sống và lối suy nghĩ của họ có lẽ đặt căn bản trên sự đơn giản và tự giác nên người dân cảm thấy càng đặt nhiều luật lệ giao thông càng phiền hà, rắc rối. Ngay trung tâm thành phố chỉ có 1 trạm cảnh sát duy nhất với các nhân viên cảnh sát thay nhau hướng dẫn giao thông.

“Cái đẹp nhất được để dành vào phút chót”. Vào những ngày cuối ở Bhutan chúng tôi được dẫn đi xem Đền Tiger’s Nest còn được gọi là Thiền Viện Hang Cọp. Trên triền dốc, gần đỉnh ngọn núi cao, Tu viện Taktshang treo lơ lửng giữa mây trắng và bầu trời xanh trong vắt đã là một biểu tượng của Bhutan lôi kéo đôi chân du khách khắp thế giới về đây.


blank

Pic 5 Thiền viện Hang Cọp bên vách núi


Chuyến đi là một kỷ niệm mà tôi nghĩ khó ai có thể quên cuộc hành trình thích thú và đầy cam go này. Sở dĩ tôi nói cam go vì trong quá trình lên núi đã có nhiều người bỏ cuộc, ở bất cứ nơi nào trong chặng đường leo núi khó khăn này. Ngoài ra điều kiện thời tiết rất bất thường, không may gặp mưa, đường trơn trợt khó đi, cũng là một trong những nguy hiểm bất trắc cản đường khách hành hương. Thời gian mới chính là mấu chốt rắc rối lớn trong suốt chuyến đi. Hướng dẫn viên bảo đoàn chúng tôi chỉ có 3 tiếng đồng hồ để lên núi và 2 tiếng để xuống núi, dù chúng tôi khởi hành từ rất sớm để đến chân núi lúc mặt trời vừa lên. Vấn đề là tu viện nằm vắt vẻo trên một khoảng đất nhỏ nên không có nhiều chỗ để du khách ngủ qua đêm. Chúng tôi phải xuống núi trước khi trời sập tối nếu không sẽ không thấy đường để xuống. Đường lên và xuống núi gập ghềnh, dốc cao, khó đi, xuống dốc mà gặp mưa trơn trợt thì té lăn quay là chuyện thường. Mùa đông lạnh thì đầy tuyết đóng băng nên rất trơn. Người leo phải tự lượng sức khoẻ mình có đi nổi hay không mới dám đi vì đã lên rồi phải xuống, mà khi xuống còn trơn và dễ té hơn khi lên. Hơn nữa, khi leo núi bạn không thể nhờ vả vào ai được, không ai có thể giúp bạn ngoại trừ sức lực chính mình. Người già không nên leo. Tôi thấy có người thuê ngựa nhưng ngựa chỉ giúp mình đi một đoạn ngắn trên con đường đi lên thôi, phần còn lại phải tự leo lấy vì đường mỗi lúc một hẹp, lại rất dốc, ngựa quá to không đi được. Người dẫn đường khuyên chúng tôi không nên thuê ngựa vì khi ngựa bị trượt chân thì mình cũng bay theo ngựa xuống núi, thà tự leo, tự kiểm soát còn hay hơn.


Ai leo núi cũng cần có một cây gậy, không có, bạn có thể thuê ở chân núi khoảng 1 đô, có người thuê cả hai cây gậy. Gậy để chống lấy sức lúc leo lên và giữ thăng bằng lúc leo xuống. Ỷ y mình đã từng đi hiking leo núi đã quen, nhưng thấy hướng dẫn viên khuyên, nên tôi cũng thuê một cây. Ban đầu tôi tay máy ảnh, tay cầm gậy không chống mà đi tung tăng vừa đi vừa chụp hình, nhưng càng lên cao, đường càng hẹp, và khi bắt đầu quá mệt mới thấy sự hữu dụng của gậy. Khi xuống núi, tôi cảm thấy như sau lưng có một lực đẩy phăng phăng, kéo mình tuột xuống, mới biết không có gậy chắc chết, vì không biết bám vào đâu. Lúc mới leo, tôi hầu như dẫn đầu đoàn, nhưng vì mê cảnh đẹp dọc đường và mải chụp hình, càng ngày tôi càng bị bỏ lại phía sau. Sợ bị lạc, tôi bắt đầu leo nhanh hơn và hậu quả là tôi bắt đầu thở dốc. Dừng lại nghỉ, kiểm soát hơi thở và đi từ từ, tôi khoẻ và tiếp tục leo. Tuy nhiên vì thời giờ có hạn, cứ vừa leo vừa xem giờ, nhìn chung quanh chẳng còn thấy ai trong đoàn, tôi bỗng hồi hộp vì ý nghĩ mình đã bị bỏ lại. Trên đường đi, tôi chứng kiến hai vợ chồng già, người Âu Châu, mỗi người hai cây gậy mà vẫn té. Còn có người leo trước té vào người leo sau, may ông kia đỡ kịp không thì cả hai cùng ngã.


blank

pic 6 Đường núi lên Thiền Viện


Dọc đường, chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh núi non đẹp như vậy, dù tôi đã từng leo núi ở Mỹ và cảnh núi ở đây rất khác. Ánh nắng ban mai của thần Thái Dương rọi xuyên qua cây cỏ tạo nên rừng cây những màu sắc kỳ ảo tuyệt đẹp. Loại dây leo Spanish Moss lóng lánh sương, chỉ sống ở độ núi cao, giăng đầy trên các cây cổ thụ chắc cũng cả ngàn tuổi, khiến phong cảnh nên thơ vô ngần. Có những loại cây cỏ chỉ mọc ở dãy Hy Mã Lạp Sơn nhìn rất khác. Những chiếc lá dương sỉ thay màu từ xanh qua vàng đỏ, xuất hiện rất nhiều, tô vẽ cho bức tranh sơn thủy những màu nóng, lạnh tương phản, quyến rũ hồn tôi. Không dằn được cảm xúc, chốc chốc tôi dừng lại làm một pô hình, rồi leo tiếp. Cứ thế, cuối cùng tôi cũng đến nơi mà thấy dường như mình vừa trải qua con đường thiên lý vạn dặm.


blank

Pic 7 Rừng, Spanish Moss và lá Dương Sỉ đỏ


Đứng trên triền cao nhìn xuống ngọn thác đổ và phía bên dưới là con đường vòng vèo mình đã qua mà nhiều người đang leo lên, tôi bỗng rùng mình. Phần thưởng của tôi là Tu viện Taktshang, “trú xứ của hổ” sừng sững đứng tựa bên vách núi, những hàng lá phướn kéo dài suốt từ đỉnh núi tu viện đến chân mình đang tung bay trong gió. Lòng tôi dịu hẳn xuống, con ngươi mở rộng nuốt cảnh thần tiên vào mắt để sẵn sàng cho cuộc thám hiểm thế giới tu hành và khe núi, nơi ngày xưa chúa tể sơn lâm đã từng đặt chân đến. Thăm thiền viện xong, tôi hít một hơi thở sâu, rồi từ tốn thở ra, sửa soạn cho cuộc hành trình xuống núi, tuy nhanh hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn, đang chờ tôi ở phía trước. Tôi lẩm bẩm lòng dặn lòng “Đã đi là phải đến, mà đến rồi phải trở ra cho bằng được”, vì không ai dắt, bồng hay dìu mình xuống dùm, dù thế nào cũng phải tự lực mà đi.


Trịnh Thanh Thủy


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.