Hôm nay,  

Tưởng Nhớ John Mccain- Vị Dân Cử Rất Thích Người Việt Nam

27/08/201814:48:00(Xem: 4994)

TƯỞNG NHỚ JOHN MCCAIN- VỊ DÂN CỬ RẤT THÍCH NGƯỜI VIỆT NAM

Trần Củng Sơn
 

Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời hôm Thứ Bảy 25 tháng 8, 2018 hưởng thọ 81 tuổi tại Arizona.

Tin tức ông ra đi không bất ngờ vì đã lớn tuổi và bị bệnh ung thư não từ một năm trước; nhưng trở thành một tin lớn cho giới truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế. Báo chí và truyền hình Hoa Kỳ dành nhiều lời ca ngợi sự nghiệp của một chính trị gia, một dân cử có uy tín.
 
blank
TNS John McCain và BS Nguyễn Xuân Ngãi trong buổi tiệc gây quỹ tranh cử năm 2008 tại Bắc California

Là một phi công lái máy bay Mỹ thả bom Bắc Việt năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam, bị bắn rơi, bị thương và bị Hà Nội bắt cầm tù đến năm 1973 mới được thả về Mỹ. Ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đơn vị tiểu bang Arizona từ năm 1987 và giữ chức này cho đến khi mất.

Mặc dù từng bị Hà Nội cầm tù trong 6 năm, nhưng sau này Thượng nghị sĩ John McCain lại không oán thù kẻ đã giam giữ mình mà trở thành một trong những vị dân cử ra sức vận động cho sự bang giao của hai kẻ cựu thù trước đây là Hoa Kỳ và Bắc Việt.
 

Trong vị trí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, John McCain đã có đưa ra chương trình đặc biệt giúp cho những người con trên 21 tuổi được đi cùng với cha là những Tù nhân HO đã được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ.

Còn thêm chương trình giúp những đứa con lai- tức là người có mẹ Việt Nam và cha là những người Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam- được định cư tại Hoa Kỳ.

Chỉ cần một đứa con lai là có thể đưa cả gia đình cùng đi theo qua Mỹ. Hiện nay đã có hàng ngàn gia đình người Mỹ gốc Việt Nam sinh sống tại Hoa Kỳ hiện nay nhờ 2 chương trình mang tên John McCain.
 

Có những trường hợp riêng biệt khó khăn về bảo lãnh, về đi lại của một vài người Việt Nam đối với trong nước thì Thượng nghị sĩ John McCain sẵn lòng giúp đỡ.

 Ca nhạc sĩ Việt Khang tâm sự rằng nhờ sự can thiệp của vị dân cử này mà anh mới được Hà Nội cho đi định cư sau khi anh mãn tù. Việt Khang tự coi mình là con út của ông và sắp tới sẽ đi Arizona để chào tiễn biệt vị ân nhân đáng kính này.
 

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Chủ tịch Hội Truyền thống Việt ở San Jose, người  đã ủng hộ tài chánh nhiều cho TNS John McCain khi ông này ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. BS Ngãi nói rằng rất yêu mến vị TNS này và mỗi lần gặp nhau thì TNS John McCain đều nói câu “ I love Vietnamese” ( Tôi yêu mến người Việt Nam”).
 

Cuộc chiến tranh Việt Nam còn để lại hai phía Quốc Cộng nhiều chia rẽ chưa thể hàn gắn được và TNS John McCain là người duy nhất là bạn của người Việt Nam kể cả hai phía. Những việc làm của ông đã chứng minh điều đó.
 

Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump đã từng chê John Mccain không phải là anh hùng vì ông này đã từng bị địch bắt cầm tù. Nhưng thật ra chính 6 năm bị cầm tù ở Hà Nội đã làm nên một tiểu sử đặc biệt cho John Mccain, giúp ông trở thành một vị dân cử có uy tín trong chính giới Hoa Kỳ.

Và cũng trong 6 năm bị cầm tù, khi trở về Mỹ trở thành chính trị gia lẫy lừng- từng tranh cử Tổng thống năm 2008- nếu không có trận bão tài chánh càn quét nước Mỹ năm này thì biết đâu ông đắc cử.
 

Và tâm của John Mccain đã chuyển hóa- không thù hận mà trở thành yêu thương qua những việc làm của ông đối với Hà Nội. Không có dịp để nghe TNS John Mccain tâm tình về sự chuyển hóa đặc biệt này- nhưng đó là một điều đáng suy gẫm.
 

Trong di chúc viết cho công chúng được phổ biến khắp nơi, TNS John Mccain viết rằng trong đời ông đã làm một số điều sai lầm; nhưng ông mong rằng tình yêu ông dành cho đất nước Hoa Kỳ sẽ được xem xét mà thông cảm.
 

Giã biệt Thượng Nghị Sĩ John McCain- một trong những nhân vật Hoa Kỳ tham chiến còn lại của cuộc chiến tranh Việt Nam mấy chục năm xưa- một nhân cách đặc biệt- một người bạn của những người Việt Nam kể cả hai phía. 
 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trưa thứ bảy 22 tháng 3, mặc dù trời mưa tuyết và gió rét giữa mùa Phục Sinh, đáp lời kêu gọi của bà Deki Youdon, đại diện Cộng đồng Tây Tạng tị nạn vùng
Cách đây đúng một năm, Iraq qua báo chí Mỹ là một biển máu. Mỗi tháng, trung bình có khoảng 2.000 thường dân Iraq và 200 lính Mỹ bị chết
Từ mấy tuần qua, một số dư luận quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ - và thế giới - có nhắc đến viễn ảnh của cuộc Tổng khủng hoảng 1929-1933.
Năm Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cuộc thảm sát tại Huế. Đúng vào thời điểm này, sau 17 năm yên lặng làm chủ nhiệm Việt Báo
Chiến tranh lạnh Đông Âu chưa kịp nguội thì lại đến nạn diệt chủng ở Kosovo. Khối Bắc Đại Tây Dương với sự dẫn đầu của Chú Sam đã oanh tạc trừng phạt đất Serbia
"Giải Khăn Sô Cho Huế," là bút ký về những ngày địa ngục tại Huế Tết Mậu Thân 1968 khi cộng quân chiếm thành phố. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu
Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người" Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường"
Có lẽ trong đời, nhiều người đã từng nói, hoặc từng nghĩ tới câu này “Đi tìm quê hương”. Ai đi tìm quê hương" Chắc hẳn phải ngầm có chủ từ Tôi, Anh, Chị
“Little Saigon” là một cái tên để chỉ nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Việt trên đất Mỹ
Karmapa có nghĩa là “bậc hoằng hoá công hạnh của chư Phật” hay là "hiện thân của tất cả các họat động của chư Phật”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.