Hôm nay,  

Viết Về Chế Độ Ăn Uống Của Tù Cải Tạo Trong Lao Tù CS

8/22/201800:00:00(View: 6722)
Phú Bùi

 
Nói đến chế độ nuôi sống tù nhân cải tạo, nếu không đề cập đến âm mưu thâm độc của CS đã đầy đọa khổ ải và nuôi dưỡng tù nhân tồi tệ như thế nào là môt điều vô cùng thiếu xót, Thật vậy sau 30-4-1795 CS cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam VN, chúng đã có âm mưu thâm độc bằng cách kêu gọi tất cả moi người phục vụ cho chế dộ cũ phải trình diện ở 1 số địa điểm để tập trung học tập trong các lao tù CS với danh hiệu mỹ miều la ø“trại cải tạo” và mang theo lương thực 10 ngày theo chánh sách khoan hồng và nhân đạo của chính phủ CM miền Nam VN.

Mới đầu, thể theo thông cáo, toàn thể anh em phục vụ chế độ cũ đều tự giác hưởng ứng ghi danh đi ở tù ở những địa điểm tập trung điển hình như trường nữ Trung học Gia Long Saigon, sau đó CS di chuyển anh em tới Trại tù Tam Hiệp Biên Hòa, nơi trước đây từng là Trại giam giữ những tù binh CS với 7 hàng rào kẽm gai bao vây chung quanh trại để ngăn ngừa CS trốn trại, thì sau này điều mỉa mai và bất hạnh thay chính nơi đây lại là nơi giam giữ những tù nhân cải tạo.

Sau 10 ngày trôi qua, anh em cầm tờ báo lên văn phòng CS trực trại đưa yêu sách đòi xét trả tự do thì được tên CS thản nhiên trơ trẽn trả lời: các anh mới chỉ được tập trung lại chưa có học tập gì cả ma øđã đòi về nhà là nghĩa làm sao, bấy giờ anh em mới bật ngửa ra là đã bị CS chơi chữ với cú lừa thế kỷ. Thật còn gì thấm thía thía hơn với câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi còn sanh tiền: “Đừng có nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.”

Thế là anh em chế độ cũ đành phải cam tâm chấp nhận ở tù với chiêu bài phải học tập tốt, lao động tốt mới dược CM cứu xét tha về sớm đoàn tụ với gia đình.

Không biết vô tình hay cố ý, CS đã nuôi dưỡng tù nhân cải tạo không thua gì  nuôi 1 con súc vật với những loại thực phẩm như: Gạo mục chỉ còn 2/3 chất bổ dưỡng (gạo do trung Cộng viện trợ cho CS trong chiến tranh VN, để lâu ngày kho đã bị mọt ăn mục nát), Bắp đỏ (Bắp dùng cho súc vật), bo bo, ăn no nặng bụng khó tiêu, và mì lác (gồm cả đầu khai mì khô cứng , xen lẫn cát vì phơi ngoài trời dãi dầu bao mưa nắng, gió bụi trộn lẫn cát theo thời gian). Còn thực phẩm thì chỉ có nước muối ( muối hột quậy trong chảo nước sôi rồi để chất cặn lóng xuống, xong chia mỗi tổ một thau nước muối đem về lán chia cho mỗi anh em tù nhân 1 chén chan với cơm, ngày 2 bữa hàng tháng như vậy, đôi khi có rau do anh em tù nhân canh tác được thì moi anh em tù nhân cũng được chia 1 chén canh cũng nấu bằng nước muối mà thôi.Họa may lắm mấy ngày lễ , Tết anh em tù nhân được chia cho khẩu phầøn tương đối kha khá, chi may mắn nhận được 1, 2 miếng thịt đã là điều may mắn lắm rồi. Quý vị thử nghĩ coi, với khẩu phần ăn như vậy, lại phải lao động khổ sai dài hạn ( cuốc đất dưới bầu trời nắng gay gắt 8 tiếng theo chỉ tiêu  để có đất canh tác như trồng rau, đậu phọng, khoai lang, khoai mì, v.v... ) thì cơ thể con người làm sao mà kham chịu nổi cảnh đọa đầy khốn khổ này? Cuối cùng cơ thể con người ai nấy cũng phai từ từ mà suy dinh dưỡng tử vong theo thời gian mà thôi, đấy chẳng qua cũng chỉ là âm mưu, sách lược của CS giết người một cách khoa học không hơn không kém cũng giống như  sách lược CS Liên Xô sau khi thắng trận đã đầy đọa tù nhân chế độ trước hoặc những thành phần nguy hiểm, chống đối chúng ở tận nơi vô cùng cựïc lạnh Tây Bá Lợi Á, có đi mà không có về.

Do đó mỗi khi anh em tù nhân đành cam tâm nhẫn nhục đi lao động cho qua ngày đoạn tháng.Nhất là hàng ngày mỗi khi phải đi qua cổng trên có treo tấm ban đôn đề: không có gì quý hơn độc lập tự do, anh em đã không ngần ngại sửa lại cho đúng ý nghĩa thực tế hiện tại hơn là: Không có gì quý hơn mì lác với bo bo.

Đơn cử một trường hơp độc nhất vô nhị đã xẩy ra ở Trại tù An Dưỡng, các tù nhân được CS cho ăn thịt bò thối rữa mục như mắm quá ghê sợ được diễn tình như sau: đây là loại thịt bò CS tuyển lựa được xuấât khẩu qua Liên Xô, nhưng không hiểu sao thịt để lâu quá hạn bị trả về vì thịt đã mục thối, rữa ra như  làm mắm, CS đã nhẫn tâm không ngần ngại đưa loại thịt thối này vào trại tù Gia Ray Xuân Lộc Đồng Nai (còn các trại tù khác có hay không thì không rõ), để cung cấp cho tù nhân ăn bằng cách chỉ thị nhà bếp (anh nuôi ) bỏ thịt thối trong chảo nước sôi rồi quậy lên cho thịt hòa tan trong nước, rồi đem chia cho các lán tù, mỗi tù nhân được chia cho 1 chén nước thịt thối, dùng để chan với cơm ăn hàng ngày, các tù nhân miễn cưỡng phải cố gắng thưởng thức vì có còn hơn không. Cũng may không có tù nhân nào ăn phải mà nhận lãnh những điều không may đáng tiếc xẩy ra như mọi người thầm nghĩ.

Đấy tình người của những con người  CS vô nhân tính đối xử với anh em tù cải tạo như vậy đấy! Đây chắng qua chỉ là một trong những bài học hữu ích để đời vô giá độc nhất vô nhị mà bất cứ anh em tù nhân nào ở trại tù Gia Ray Xuân Lộc Đồng Nai đều bị ám ảnh, nghĩ tới là rùng mình và cũng khó có thể nào quên cho tới cuối đời.

Một sáng kiến tuyệt vời và độc đáo của một tù nhân thiếm sực hết một nón sắt khoai mì lác trộn cát một cách ngon lành trước sự chứng kiến và thán phục của anh em bạn tù như sau: một anh bạn tù nằm tầng trên đối diện với anh bạn tù nằm tầng dưới và không khỏi cảm phục khi thấy người bạn tù này một tay cầm tờ báo để trươc mặt, không biết anh ta có đọc báo không thì không biết, còn tay kia đưa vô nón sắt bốc lia lịa khoai mì lác, rồi đứa vô miệng nhai một cách ngon lành, chẳng bao lâu thì hết nón sắt mì lác ngoài sức tưởng tượng của mọi người bởi vì nếu ai nhìn vô nón sắt để bốc ăn thì khó có thể nuốt trôi được. Sở dĩ anh bạn tù không thăm nuôi có được một nón sắt mì lác là vì các bạn tù có thăm nuôi nhường tặng cho vì thấy khó nuốt quá. Một trường hợp ăn mì lác còn khủng khiếp hơn do tù cải tạo Tôn Thất Quý, tại trại tù Đại Bình, Lâm Đồng kể lại: một anh bạn tù đang nhai ngon lành chén mì lác thì bất thần nhai phải cái gì thấy là lạ, dai dai không đứt, khi nhả ra thì hỡi ơi thật khủng khiếp và ớn lạnh sương sống khi anh ta phát hiện ra là da chuột chết lẫn lộn trong khoai mì lác lúc nào không biết thì ra chú chuột nhắt chui vô trong bao mì lác ăn lo chưa kịp chui ra thì tù nhân nhà bếp vô tình đem nấu chin rục chú chuột luôn cùng với khoai mì lác rồi chia cho anh em tù nhân mà không hề hay biết khiếân một tù nhân ăn mì lác lẫn da chuột chết đã không khỏi rùng mình ghê sợ và mỗi khi nhắc lại tưởng chừng phảng phất như là một cơn ác mộng.

Thật vậy CS cố tình tìm đủ mọi cách để tiêu diệt anh em tù cải tạo với bất cứ giá nào, nhưng đảng CSVN đã không được toại nguyện với mưu sâu thâm độc của chúng bởi vì sau khi Liên Xô sụp đổ, dưới áp lực của Quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, CS đã phải chấp nhận nhượng bộ, ký kết vô điều kiện, thả tù chính trị và tống xuất ra họ nước ngoài để mong ổn định đất nước hầu chúng có thể thống trị và bóc lột lâu dài trên đầu trên cổ không những nhân dân miền Nam VN mà cả dân tộc VN nữa.

Thời gian 43 năm trôi qua gần cả cuộc đời lưu vong nơi xứ người, những bí mật lịch sử đã được công khai hóa trước công luận, thời gian cũng quá đủ để chúng ta chiêm nghiệm lại cuộc sống làm dân của một nước nhược tiểu, nếu chẳng may khi đất nước lâm nguy nếu lãnh đạo mà bất tài thì suy vong cả một dân tộc.Vì quyền lợi của các cường quốc nằm trên vận mệnh của các nước nhược tiểu, do đó chúng sẵn sàng trao đổi, bán đứng người bạn đồng minh thân thiết của mình mà không hề luyến tiếc.Dân tộc VN là một điển hình. Đây là một quốc nạn mà dân tộc VN đã phải gánh chịu và trả giá quá mắc. Cho tới giờ phút này những ai còn chưa thức tỉnh, còn mê thiên đàng mù không tưởng của CS thì quả là những con người vô tri, không có trái tim, ngoài ra những ai vẫn còn có những tư tưởng lệch lạc, bao che, nói tốt và bênh vực làm lợi cho CS bằng cách này hay bằng cách khác thì quả thật là những con người bệnh hoạn, hết thuốc chữa mà nên trở về VN sống với CS một thời gian lâu dài rồi sẽ biết chứ chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ hay sao?

BUIPHU/VBMN

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng chỉ được vài tháng ông xin từ chức không cho biết lý do. Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle. Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).
Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
Bạn có bao giờ ôm giấc mơ đặt chân lên cát nóng sa mạc và đứng đối mặt cùng một Kim Tự Tháp vĩ đại, khi học sử về Ai Cập Cổ Đại ngày còn bé thơ chưa? Bạn có từng ước ao được thấy bức tượng Nhân Sư tận mắt hơn là xem hình ảnh trên mạng hay phim ảnh không?
Với phần lớn dân Việt tị nạn vẫn còn sống sót từ thế kỷ qua thì quên vẫn thường dễ chịu hơn là nhớ, kể cả những kẻ đang cầm quyền ở đất nước này. Những dịch vụ “bán bãi thu vàng” của người vuợt biên, tuy có mang lại lợi nhuận không nhỏ nhưng lại không phải là kỳ tích kinh tế để họ có thể tự hào. Đó là lý do mà nhà nước hiện hành vận động mọi phương thức ngoại giao để yêu cầu các nước Á Châu “đục bỏ bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân.” Chối bỏ quá khứ, tuy thế, không phải là phương cách tích cực để tiếp cận với hiện tại hay hướng đến tương lai. Vết thương của những thuyền nhân vào cuối thế kỷ hai mươi vẫn chưa kịp khép thì đầu thế kỷ này lại phát sinh ra những thuyền nhân mới. Tuy có tên gọi là nouveaux boat people nhưng họ không di tản bằng đường thủy.
Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là hàng loạt các vi phạm nhân quyền đang diễn ra đã được thực hiện bởi chính quyền TQ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số trong và chunh quanh Vùng Tự Trị Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (XUAR) của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, theo bản tin “Uighurs: 'Credible Case' China Carrying Out Genocide” được đăng trên BBC News tiếng Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.
Nhiều năm sau, mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, nhớ lại những ngày chinh chiến trên quê hương, những trang chiến sử Bảo Quốc An Dân oai hùng của người lính quốc gia được lần lượt lật qua cùng với những đoạn đường khổ nạn của dân tộc mà đoàn quân Mũ Đỏ đã kinh qua, câu nói của vị cựu Tư lệnh "Nhảy Dù là phải như vậy" cũng là câu nói của các thế hệ người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa, một đời tận trung báo quốc
Các cuộc khảo sát và nghiên cứu từ chính phủ, các tổ chức dân sự cho đến đại học đều cho thấy, dù có những bước tiến bộ to lớn cũng như được luật pháp bảo vệ, trên thực tế thì các phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác... vẫn còn hiện hữu trong xã hội Mỹ. Riêng trong vấn đề bạo lực cảnh sát thì rủi ro một người da đen hay da màu bị cảnh sát bắn chết hay đối xử bất công đều cao hơn người da trắng.
Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.
Người già nghĩ về quá khứ, còn người trẻ nghĩ đến tương lai. Người trẻ Việt Nam đã có mặt trong chính quyền, làm việc ở phủ Tổng Thống, ở Quốc Hội, là Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ, Chánh Án của liên bang, của tiểu bang, làm Tướng và giữ những chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc Phòng. Tuổi trẻ Việt Nam là khoa học gia, là thương gia, là giáo sư đại học. Người trẻ có mặt khắp nơi, ở Mỹ, Úc, Á, Âu Châu. Người trẻ Việt Nam tiến rất nhanh.
Ở Việt Nam, người dân không hiểu tại sao công tác phòng, chống Quốc nạn tham nhũng cứ “vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi” mãi sau 16 năm có Luật phòng, chống tham nhũng đầu tiên (2005), 3 năm sau có Luật thứ nhì (2018) và sau 9 năm (2012) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển từ Chính phủ sang Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.