Hôm nay,  

Chuyện Bên Lề "Hội Nghị Thống Nhất Tiếng Việt Hải Ngoại"

18/08/201805:03:00(Xem: 5167)

 

blank

 

CHUYỆN BÊN LỀ "HỘI NGHỊ THỐNG NHẤT TIẾNG VIỆT HẢI NGOẠI"

 

letamanh

 

Hội nghị "Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt Tại Hải Ngoại" được nhiều báo đài và cơ quan truyền thông địa phương tường trình đầy đủ từ lễ khai mạc lúc 8:30AM ngày 11 tháng 8 đến lễ bế mạc vào 4:30 chiều ngày 12 tháng 8 năm 2018. Có thể mọi người đang quan tâm cũng đã theo dõi và quan sát được diễn biến Hội Nghị liên quan đến tiếng Việt, chữ Việt được bàn thảo mổ xẻ ra sao trong suốt hai ngày tại Coastline Community College -Garden Grove Center.

Trong khuôn khổ bài nầy, người viết sẽ không lặp lại những gì các cơ quan truyền thông đã tường thuật, mà chỉ viết ra những nét chấm phá đặc thù chung quanh đề tài xem ra không thể nào đơn giản, chỉ gói gọn trong hai ngày bàn thảo; mặc dù thành phần Ban Tổ Chức, Thuyết Trình Viên, Tham Dự Viên đều là những trí thức đương đại từng quan tâm đến tương lai sống còn của Tiếng Việt và Chữ Việt trước hiểm hoạ đất nước rơi vào tay giặc Hán, chữ Việt và tiếng Việt đang bị viết, bị xữ dụng bừa bãi như thế nào!

Có thể nói, người viết ghi chép tản mạn những chuyện bên lề về những sinh hoạt suốt gần tám năm làm việc của những người tự nguyện vác ngà voi, lo lắng cho sự tồn vong văn hoá Việt, trước những âm mưu làm đảo lộn, lụn bai sự trong sáng chữ Quốc Ngữ. "Tiếng Việt còn - Nước ta còn" làm tâm niệm.

Thoạt đầu, khoảng năm 2011, Giáo Sư Song Thuận, CEO Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, mời gọi  ai có lòng họp tác, cùng ngồi lại soạn thảo một cuốn "Từ Điển Việt Nam tại hải ngoại" và mở đàu là cuốn "`Sổ Tay Chính Tả Tiếng Việt". Cứ hai tuần một lần, những tự nguyện viên (trong đó có kẻ viết bài nầy) tập họp lại và chia cho từng người phụ trách soạn thảo từng chữ. Người nào phụ trách soạn chữ A, Á, Ấ là phải thêm một số cộng tác viên phụ soạn. Có vần ít trang, có vần đòi nhiều trang; tỹ lệ với công sức từng người! Có thể nói hai mươi bốn chữ trong vần quốc ngữ, khi vào việc mới thấy nó đẻ ra những vấn đề gai gốc. Tập thể những anh chị em tự nguyện cứ vậy mà họp bàn soạn thảo cả gần mấy năm trời mới in được "Tập I" được long trọng ra mắt tại Hội Trường Đài SBTN trực tiếp phát hình; được mọi người tiếp nhận gọi mua sách và khuyến khích.

Tập I "Sổ Tay Chính Tả Tiếng Việt" được khắp nơi đón nhận và khuyến khích, nhất là các Trung Tâm dạy Việt Ngữ khắp thế giới hoan nghênh. Vì thế Anh Chị Em trong Ban Soạn Thảo tiếp tục soạn "Tập II". Năm 2016, trong lúc vui, một số Giáo Sư, Học Giả thành viên trong Ban Soạn Thảo đề xướng một Hội Nghị toàn thế giới, mời gọi mọi người góp ý hoàn chỉnh quy tắc và đem lại sự trong sáng cho tiếng Việt trước hiểm hoạ Hán Hoá, bị dùng chữ bừa bãi, làm cho tiếng Việt càng ngày càng đui chột nghèo nàn. Hội Nghị sẽ được tổ chức trên du thuyền trong 3 ngày lênh đênh trên biển. Toàn thể mọi thanh viên tham dự có thể vừa vui với thiên nhiên vừa cùng nhau họp bàn việc thống nhất tiếng Việt...

Nhưng rồi ý nguyện không thành vì nhiều lý do. Chính vì thế cho nên mới có hai ngày 11&12 tháng 8 năm 2018; một "HỘI NGHỊ THỐNG NHẤT TIẾNG VIỆT HẢI NGOẠI" được tổ chức tại Coastline Community College trên đường Garden Grove, tiểu bang California. Nhân dịp nầy, Tập II "Sổ Tay Chính Tả Tiếng Việt" cũng được phát hành. Tính đến nay, sau tám (8) năm miệt mài, chúng ta đã có được TẬP I & TẬP II, hai tập cộng lại dày 1250 trang không kể bìa. Trong tương lai có thể sẽ ra mắt thêm TẬP III.

 

x

 

Chúng ta thử tưởng tượng, một tập hợp những con người tự nguyện, gồm có Giáo Sư, Học Giả, Tiến Sĩ, Bác Sĩ, Nhà Văn, Nhà Báo, Thầy Giáo... ngồi lại cùng chọn lọc, cùng tham khảo, nghiên cứu từng từ ngữ, từng dấu; tra cứu từng bao nhiêu Tự Điển Tiếng Việt... trong suốt bảy tám năm trời; có lúc cãi nhau, có lúc giận nhau chỉ vì không đồng ý từ ngữ này, từ ngữ nọ, chữ nào nên bỏ, chữ nào nên giải thích...

Người lớn tuổi và hăng hái nhất là Giáo Sư Nguyễn Song Thuận. Ông đã có công tập hợp, duy trì, gắn kết giây thân ái với mọi người trong một tập thể phức tạp, toàn là những nhân vật VIP ngồi lại với nhau trong thời gian rất dài, công việc khô khan nhàm chán với từng chữ viết!

Thầy Vũ Hoàng,  Giáo Sư Phạm Thị Huê, Thầy Đặng Ngọc Sinh, Thầy Nguyễn Văn Khoa, Tiến Sĩ Cao Văn Hở, Thầy Bùi Đức Uyên - Theo người viết nhận xét - có công rất lớn trong thời gian chung lo tổ chức "Hội Nghị". Ngoài ra có rất nhiều cộng tác viên trong các ban: Tiếp Tân, Văn Nghệ, Ẩm Thực, Trật Tư, Điều Hợp, Âm Thanh Ánh Sáng, In Ấn... đều cùng nối vòng tay thân ái tô điểm những nét thành công trong hai ngày Hội Nghị.

Trong suốt bảy đề tài được thuyết trình, các tham dự viên phát biểu và nêu câu hỏi xúc tích, sát với đề tài, những ý kiến bổ sung chính xác. Không khí bàn thảo và nêu câu hỏi thật sự thân ái, xây dựng và thân mật... Thuyết Trình Viên lắng nghe, giải thich, trả lời từng câu hỏi.

Bài thuyết trình của Học Giả Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản đưa ra những khúc mắc phức tạp trong việc dùng tiếng Việt. Giáo Sư Nguyễn Song Thuận với đề nghị hệ thống hoá 5 quy ước áp dụng cho tiếng Việt. Tiến Sĩ Trần Chấn Trí thì đưa ra một loạt vấn đề cụ thể về ngữ âm tiếng Việt. Tiến Sĩ Cao Văn Hở thì dưa ra một đề tài hấp dẫn về Ngữ Âm của Phương Ngữ ba Miền Nam Trung Bắc. Tiến Sĩ Trần Minh Tâm thì chuyên đề về Phụ Âm Tiếng Việt. Tiến Sĩ Trần Ngọc Dụng thì nói về Từ Ngữ gốc Hán. Tiến Sĩ Phạm Văn Hải thì đưa ra một phương pháp ráp vần Việt Ngữ mới.

Trong bảy đề tài, đề tài nào cũng sôi động, được toàn thể tham dự viên góp ý và đặt câu hỏi liên tục, khiến cho Thuyết Trình Viên luôn trả lời trong thời gian hạn hẹp giới hạn. Riêng về đề tài cuối của Tiến Sĩ Phạm Văn Hải là rất "mới" đối với mọi người. Tuy hiện tại chưa áp dụng rộng rãi, nhưng theo kẻ viết bài này, thì cách thức áp dụng ráp vần "Đọc Chữ Cái" là rất đặc biệt. Có thể tương lai, một ngày nào đó sẽ được mọi người hoan nghênh và áp dụng.

 Cuối cùng cũng tạm thời đúc kết được kết quả như sau:

Ban tổ chức “Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt tại Hải Ngoại” trong hai ngày Thứ Bảy 11 tháng 8 và Chủ Nhật 12 tháng 8 năm 2018 tại trường Coastline Community College 19021 Euclid St. Garden Grove, trân trọng thông báo:

– Hội nghị có 138 tham dự viên, gồm các nhà chuyên môn, quý thầy cô dạy tiếng Việt và những vị hằng quan tâm đến tương lai của tiếng Việt.

– Bảy Diễn giả đã thuyết trình 7 đề tài liên quan đến tiếng Việt như sau:

• Nhà Biên Khảo Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản qua với đề tài “NHỮNG PHỨC TẠP TRONG CÔNG VIỆC PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT”,

• Giáo Sư Nguyễn Song Thuận, Trưởng Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam tại Hải Ngoại, với đề tài . “QUY ƯỚC THỐNG NHẤT CHÍNH TẢ CHỮ VIỆT”,

• Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Chấn Trí với đề tài “MỘT SỐ ĐIỂM CHÊNH LỆCH GIỮA CHÍNH TẢ VÀ NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT”,

• Tiến Sĩ Cao Văn Hở với đề tài “THỐNG NHẤT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ NGỮ ÂM CỦA PHƯƠNG NGỮ BA MIỀN”,

• Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Minh Tâm với đề tài “PHỤ ÂM TRONG TIẾNG VIỆT”,

• Giáo Sư Trần Ngọc Dụng với đề tài “TÌM HIỂU TỪ NGỮ GỐC HÁN”

• Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Văn Hải với đề tài “ĐỌC CHỮ CÁI”,

đã trình bày những khía cạnh phong phú và phức tạp của tiếng Việt.
 

– Sau phần thuyết trình, các tham dự viên đã thảo luận. Ban Tổ Chức chúng tôi ghi nhận đa số tham dự viên đã biểu quyết và đồng thuận những điểm sau:

1- Giữ nguyên “Bảng Chữ Cái” tiếng Việt gồm 23 chữ cái (hay 40 chữ kể cả chữ biến âm và phụ âm ghép). Không chấp nhận thêm các chữ F hay chữ J.

2- Đánh dấu trên âm chính hay chủ âm (đối với các vần oa, oe, uy, các chữ a, e, y là âm chính). Cách đánh dấu này còn gọi là “đánh dấu theo ngữ âm học”.

3- Không chấp nhận sự thay đổi hay huỷ bỏ một trong các chữ “i” và “y” vì cả hai chữ này đều cần thiết để viết chữ Việt.

4- Sử dụng tiếng Hán Việt (còn gọi là tiếng Việt gốc Hán) sao cho đúng ý nghĩa, đúng chỗ. Không nên dùng bừa bãi như hiện nay. Thí du: “liên hệ”, “vô tư”, “hoành tráng”, “triển khai/khai triển”, “đảm bảo/bảo đảm”, v.v…

5- Đa số tham dự viên đề nghị Ban Tổ Chức nghiên cứu các phiếu tham khảo để tổ chức các hội nghị tương tự trong tương lai giúp giải quyết những vấn đề còn lại.

BAN TỔ CHỨC

HỘI NGHỊ THỐNG NHẤT CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT TẠI HẢI NGOẠI

Thay mặt Ban Tổ Chức,

Nguyễn Song Thuận

 

Nhìn chung, các đề tài được thuyết trình và thảo luận trong hai ngày Hội Nghị, tuy tưởng là khô khan, nhưng đã lôi cuốn, hấp dẫn một cách đáng kinh ngạc. Bằng chứng là đến những phút cuối cùng lúc chia tay (4:30PM) chiều Chúa Nhật, số lượng tham dự viên vẫn không ai bỏ về; giờ phút cuối, ai cũng hào hứng đứng lên cùng hát vang bài "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" và vui cười lưu luyến chia tay hẹn kỳ Hội Nghị sắp tới.

 

Ghi nhanh 14-8-2018

 

letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.