Hôm nay,  

Tôi Đi Dự Lễ Phát Giải “Viết Về Nước Mỹ”

15/08/201800:00:00(Xem: 3193)
GS Nguyen Van Sam
Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm trao Giải Vinh Danh Tác Giả cho tác giả thắng giải Đông Trinh.(Photo VB)

 
Nguyễn Văn Sâm
 

Tôi đi dự lễ trao giải thưởng cho cuộc thi viết văn của nhật báo Việt Báo về đề tài Viết Về Nước Mỹ lần nầy là lần thứ ba, trong 19 lần tổ chức. Mỗi năm mỗi khác, sự thay đổi ở mặt tiến lên, vui hơn và thâm tình hơn. Thâm tình giữa người viết và khách tham dự do một số nội dung bài viết và đời sống của tác giả được nhắc đến ít nhiều.

Không cần nói đến thành phần khách tham dự, cũng bình thường như những cuộc lễ lạc lớn, có đại diện dân cử, có giới kinh doanh và những người thành đạt trên thương trường cũng như các ngành nghề chuyên môn. Đặc biệt các khuôn mặt văn nghệ sĩ trong vùng hình như có đủ.

Tôi muốn nhắc đến thành phần người viết: giáo chức đại học, trung học, tiểu học đều có đủ. Kỹ sư, bác sĩ cũng từng thấy, cựu quân nhân và những bà nội trợ đều góp mặt, ở các năm trước hay ngay cả ở năm 2018 nầy.

Tại sao vậy?

Vấn đề nằm ở đề tài thực tế. Người viết hầu hết đều viết những gì có thật. Chuyện của chính mình, của bè bạn được nghe, được kể, chuyện mình từng chứng kiến hay do quan sát… Một chút văn chương thêm vào như gia vị, văn trơn tru là được, không nhứt thiết phải ngôn từ hoa mỹ, không cần dấu mối cắt đoạn thách đố trí thông minh của độc giả. Chỉ cần chi thiết thực, gợi cảm và tấm lòng người viết. Tóm lại viết về đời thường chung quanh cuộc sống của người Việt trên đất Mỹ là được. Dĩ nhiên một chút quá khứ cũng không sao.

Tôi gọi những cây viết của giải Viết Về Nước Mỹ là những người ghi lại lịch sử di dân Việt Nam về các vấn đề mà các nhà xã hội học cần biết: tại sao đến, cuộc sống ra sao, tình cảm thế nào đối với cộng đồng, tâm tư với gia đình, bạn bè con cái… Người viết càng mở tấm lòng mình ra với cộng đồng Việt, cộng đồng Mỹ, càng quan sát thực tế chung quanh, biết ghi nhận những nét bắt mắt. Dĩ nhiên thêm một chút văn chương thì dễ dàng đoạt giải.

Tôi rất tâm đắc khi nghe lời phát biểu của một nhân vật địa phương khi ông nhắc đi nhắc lại là tất cả các bài viết Viết Về Nước Mỹ sẽ được lưu trữ ở thư viện Quốc Hội để người sau hiểu hơn về di dân Việt sống như thế nào khi đến đất nước đa chủng nầy.

Chắc chắn rằng các cộng đồng khác cũng có những bài viết tương tợ. Người Nhật đã có bài nói về đời làm nông, trồng bông của cha mẹ họ, đời sống khi phải tập trung ở trại trong thế chiến thứ 2. Người Trung Hoa đã có bài nói về cha chú họ mở tiệm hàng xén,… nhưng tôi biết chắc chắn rằng không có di dân nào viết về nhiều mặt của cộng đồng mình như dân Việt. Và họ viết như một phong trào, như một thúc đẩy từ bên trong của lòng uẩn ức, hãnh diện, nhẫn nại. Họ viết như một sứ mệnh để lại cho con cháu đời sau, những thế hệ kế tiếp hiểu hơn về họ, những người ra đi không phải vì miếng cơm, vì muốn liếm gót giày của ai hết, họ ra đi để giương cao ngọn cờ chính nghĩa. Người ta không cần phải điều tra, quan sát nhiều nơi có người Việt sinh sống để hiểu người Việt. Người ta chỉ cần đọc hết những tuyển tập xuất bản mỗi năm thì sẽ hiểu, sẽ nắm vững về di dân Việt.

Dĩ nhiên mặt tốt thì nhiều, mặt xấu của tình người ở đây ít khi được nói đến. Người mình không thích vạch áo cho người xem lưng, chuyện cũng đúng thôi về mặt tình tự dân tộc, nhưng đúng chăng về mặt xã hội, nhứt là mặt trái của một xã hội di dân mới đến đất mới? Chuyện nầy tôi biết không phải lỗi của ban giám khảo, chắc chắn rằng cảm thức e dè tự nhiên đến với các tác giả , một cách vô thức họ không muốn chạm đến những chuyện nầy. Họ tránh né mà hầu như không tự biết.

Hình như những chuyện xưa, chuyện trước khi đến Mỹ, có mặt rất phong phú, những chuyện có tính cách chánh trị và chia rẽ được các tác giả để qua một bên (những cộng đồng Việt đại gia mới sang sống biệt lập, những du sinh bắc cầu cho cha mẹ mình đến xứ tự do sau khi làm giàu ở trong nước vvv..)

Tóm lại, đề tài còn rất nhiều, tôi biết chắc rằng dần dần những ‘cấm ky tự đặt’ của người viết sẽ được tháo gỡ và người sau sẽ hiểu hơn di dân Việt về mặt tích cực cũng như tiêu cực.

Cuốn lịch sử di dân ngàn người viết có được, và có được bằng phong thái nhẹ nhàng, dễ đọc sở dĩ có được là nhờ ý kiến thiết lập giải thường và đưa ra đề tài của nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca. Ôi một ý kiến thiệt là ích lợi, đáng ca ngợi.

Và cũng đáng ca ngợi là những cây bút chưa bao giờ viết truyện đã mạnh dạn cầm bút kể chuyện để chúng ta có những bài đọc đầy xúc động và đáng tin.

Tôi dự những lần phát giải, lần nào đi về trên đường xa lộ vắng của đêm bắt đầu khuya với một cảm thức thiệt là vui. Và tôi mỉm cười sau tay lái, quên đi đường xa mệt nhọc của một ngày dài.

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, Aug.16, 2018)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.