Hôm nay,  

Thập niên 2020-2030

09/08/201821:22:00(Xem: 3437)
Thập niên 2020-2030
 
Đoàn Hưng Quốc

 

Một ngày nào đó trong thập niên 2020 nước Mỹ sẽ tỉnh dậy bàng hoàng với tít lớn chạy hàng đầu trên mọi cơ quan truyền thông rằng GDP của Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ. Dù không đáng ngạc nhiên vì thống kê từ nhiều năm trước đó đã tiên đoán việc này sẽ xảy ra nhưng đây là vẫn là một khúc quanh chấn động trong lịch sử nhân loại: trọng tâm kinh tế đã di chuyển từ Tây sang Đông Phương, và theo đó là những câu hỏi về tương lai của nền trật tự tự do toàn cầu (liberal world order) và sự tái lập tương quan giữa các nước lớn và từng khu vực.

 

Cho dù GDP là thước đo khiếm khuyết không phản ảnh được sức mạnh kinh tế thực sự của mỗi quốc gia nhưng đây vẫn là con số dễ hiểu và quan trọng nhất trong mọi thống kê. Nhiều nhà nước lớn như tại Trung Quốc, Ấn Độ, v.v… đặt tính chính danh trên tăng trưởng GDP. Bắc Kinh nay dùng tăng trưởng GDP theo “mô hình Trung Hoa” để tuyên truyền so sánh giữa nền dân chủ tự do và kinh tế thị trường (liberal democracy – market economy) theo kiểu Tây Phương với tư bản nhà nước (state capitalism) của Trung Quốc.

 

Nhờ dân số đông gấp 4 nên mức thu nhập đầu người tại Hoa Lục chỉ cần bằng ¼ tại Hoa Kỳ GDP của Tàu cũng hơn Mỹ. Nhưng ngược lại nếu tính theo sức mua (PPP) thì theo World Bank và IMF kinh tế Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ từ năm 2016.

 

Hơn nữa, nền kinh tế Hoa Kỳ rất tự túc nên không lệ thuộc nhiều vào xuất nhập cảng như Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa rằng khi GDP của Tàu hơn Mỹ ảnh hưởng và thế lực của Trung Quốc sang các quốc gia theo con đường thương mại sẽ lớn hơn của Hoa Kỳ rất nhiều lần, rõ ràng nhất trong những năm gần đây Hoa Lục đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhiều nước lớn nhỏ. Dĩ nhiên không ai muốn làm mất lòng người bạn hàng lớn nhất cho dù trong bụng có ưa hay ghét.

 

Nhiều người đánh giá chính quyền Trump là cơ hội cuối cùng để chặn đứng đà tiến của Bắc Kinh. Nhưng tờ The Economist (Trade Blockage 07/21/2018) nhận xét có thể đã muộn: năm 1980 GDP của Nhật chỉ bằng 40% của Mỹ khi Tổng thống Reagan đối đầu với Tokyo về mậu dịch; ngày hôm nay GDP Trung Quốc bằng 69% của Hoa Kỳ và sẽ tiến lên 88% trong vòng 5 năm nữa.

 

Trong cuộc chiến mậu dịch Bắc Kinh tin rằng cho dù họ sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn Hoa Kỳ nhưng bù lại người Trung Quốc kiên nhẫn và lì lợm chịu đòn hay trong lúc dân Mỹ béo mập (fat), nóng nảy và chia rẽ. Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ vì họ còn phải chờ xem liệu quyền lực ở Hoa Kỳ có sẽ chuyển qua tay Quốc Hội Dân Chủ sau lần bầu cử vào tháng 11 tới đây. 

 

Nhiều người cho rằng Trump lật ngược bàn cờ bằng cách kéo Nga chống Tàu. Nhưng nếu Mao trước đây thay đổi thế chân vạc không vì ai dụ dỗ ngon ngọt mà do những tính toán khôn ngoan có lợi cho Trung Quốc thì nay Putin cũng vậy. Putin thân với Trump chưa được gì vì sức chống đối trong Quốc hội Mỹ rất mạnh nên vẫn bị phong tỏa về kinh tế và cô lập về chính trị. Nhưng Putin “tạo vẻ” thân thiện với Trump khiến nội tình chính trị của Hoa Kỳ và ngoại giao với Âu Châu bị chia rẽ sâu sắc, chỉ riêng điều này đủ cho Nga-Tàu có lợi lớn.

 

Trở lại Trung Quốc đang phải đối phó với 3 mối đe dọa nghiêm trọng bên trong: khối nợ khổng lồ; dân số già đi; và bản chất của một nhà nước độc tài sẽ cản trở sự phát triển của thị trường tự do. Ngược lại Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đủ thời gian và phương tiện để giải quyết chấp vá (apply band-aid) cho đến khi GDP Tàu vượt Mỹ rồi sau đó mới phải đối diện với các thay đổi cấu trúc nền tảng.

 

Về nợ, đơn giản nhất là so sánh Tàu với Mỹ đều gánh hai núi nợ khổng lồ nên không biết núi nào sập trước.

 

Trung Quốc còn 10 năm nửa trước khi dân chúng ồ ạt đến tuổi hưu trí. Cho nên kế hoạch Made In China 2025 là nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất qua các ngả đầu tư chiến lược (và ăn cắp công nghệ) để sau này khi lực lượng công nhân trẻ ít đi nhưng vẫn nuôi được số người già.

 

Điểm cuối cùng là nghịch lý giữa chế độ độc tài sẽ bóp nghẹt tự do sáng tạo và giết chết tính cạnh tranh trong thị trường tự do. Từ 30 năm nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khôn khéo lèo lái để một mặt độc quyền cai trị nhưng nền kinh tế vô cùng năng động và GDP phát triển ngoạn mục. Cho dù những yếu kém của phương án này ngày càng lộ rõ khi nền kinh tế chuyển đổi từ đầu tư sang tiêu thụ nhưng trong tầm nhìn 5-10 năm nữa không có dấu hiệu của một nhà nước suy yếu đến mức phải thay đổi thể chế, hoặc một cuộc cách mạng sẽ bùng nổ. Cho nên dù những tranh giành quyền lực trong nội bộ có khốc liệt đến mức nào nhưng vẫn là “gãi ngứa ngoài da” vì phe phái nào thắng đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn nắm trọn quyền kiểm soát.

 

Ý thức về dân chủ và nền trật tự tự do toàn cầu (liberal world order) từ thế kỷ 18-20 phát triển song song với sức mạnh kinh tế và quân sự của Âu Châu rồi sau đó là Hoa Kỳ. Trung Quốc không đòi hỏi thay thế mô hình này ở Tây Phương, nhưng đưa ra một giải pháp khác (alternative solution) cho các nước đang mở mang so sánh giữa sự suy yếu hiện thời của nền kinh tế và xã hội Âu-Mỹ và tương lai phát triển ngoạn muc của Á Châu và Phi Châu trong đó Hoa Lục là trụ cột. Làm ăn với Trung Quốc sẽ không bị chỉ trích về nhân quyền, môi trường, LGBT trong khi giới cầm quyền lại thêm cơ hội hối lộ, làm giàu và cũng cố vị trí lãnh đạo của mình. Nhiều nước ở Phi Châu, Cam Bốt, Lào, Phi, Pakistan, Thổ, Ba Lan, Tiệp, Thái Lan, Việt Nam… đã rơi hẳn hay nghiêng về giải pháp của Bắc Kinh. Ngay cả những nền kinh tế lớn như Âu Châu, Nhật, Úc, Nam Hàn… cũng phân vân khó xử.

 

Khối Cộng Sản trước đây phân tích Tư Bản đang dẫy chết nhưng chúng dẫy hoài không chịu chết mà ngày càng lớn mạnh. Nhiều người (kể cả người viết) từng dự đoán Trung Cộng dẫy chết trong suốt 30 năm dài nhưng bọn này cũng cứ lớn lên như thổi. Cho nên tiên tri chính trị và kinh tế là một việc làm… đầy rủi ro!

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.