Hôm nay,  

Dân Biểu Alan Lowenthal chờ đợi trường hợp William Nguyễn được thả

19/07/201812:30:00(Xem: 5631)


blank

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

 

Dân Biểu Alan Lowenthal chờ đợi trường hợp William Nguyễn được thả;

Nếu không, dự đoán sẽ có hậu quả đối với chính quyền Việt Nam

 

HOA THỊNH ĐỐN (Ngày 19 tháng 7, 2018) – Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal (CA-47) ngày hôm nay đã có lời phát biểu sau đây về phiên tòa sắp diễn ra đối với một công dân Hoa Kỳ bị giam tại Việt Nam, anh William Nguyễn.  Người sinh viên cao học 32 tuổi đang theo học tại Singapore này đã bị công an Việt Nam bắt giam trong lúc tham gia vào cuộc biểu tình ôn hòa của người dân tại Sài Gòn ngày 10 tháng 6, phản đối các chính sách đặc khu kinh tế và kiểm duyệt thông tin của chính quyền Việt Nam.  Bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng,” anh William Nguyễn đã bị giam cầm từ lúc bị bắt.  Phiên tòa xét xử sẽ là ngày Thứ Sáu, 20 tháng 7. 

Dân Biểu Alan Lowenthal đã phát biểu:


“Tôi đã thường xuyên liên lạc với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ lúc anh William Nguyễn bị bắt giam tại Việt Nam.  Tôi đã thúc đẩy, cùng với nhiều vị đồng viện trong Hạ Viện Quốc Hội Mỹ, kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt áp lực lên chính quyền Việt Nam trả tự do cho William.

 

“Một điều rất rõ ràng, anh William vô tội trước những cáo buộc về anh và chúng tôi có một sự mong đợi rằng, nếu các bằng chứng được xem xét một cách công bằng, thì anh William sẽ phải được thả.

“Tuy nhiên, hệ thống tư pháp của Việt Nam rất tồi tệ trên mặt công bằng xét xử, và đáng tiếc là tòa án Việt Nam thường thi hành theo những mong muốn của chính quyền trung ương.

 

“Nếu chính quyền Việt Nam chọn đi theo con đường này và cầm tù William một cách bất công, tôi dự đoán sẽ có những hậu quả nhanh chóng và dứt khoát từ Quốc Hội Hoa Kỳ.  Quyết định đó của chính quyền Việt Nam hầu như sẽ lập tức châm ngòi cho một cuộc thảo luận nghiêm túc trong Quốc Hội Hoa Kỳ về các hậu quả tài chánh, ngoại giao, và chính trị đối với Việt Nam.  Đó sẽ là một sự tính toán sai lầm nghiệm trọng nếu chính quyền Việt Nam nghĩ rằng chúng tôi sẽ cho phép anh William sống mòn mỏi trong một nhà tù nước ngoài vì những tội danh anh chưa hề vi phạm.

“Chúng tôi sẽ không ngồi yên để một công dân Hoa Kỳ bị một chính quyền độc tài cầm tù một cách sai trái.”

Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal đại diện cho các thành phố và khu vực bao gồm Westminster, Garden Grove, Midway City, Anaheim, Stanton, Cypress, Long Beach, Lakewood, Signal Hill, Avalon, Los Alamitos, Rossmoor, và Buena Park thuộc địa hạt 47 California trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

 

###

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.
Nghiệm sâu từ đó, không phải để chối bỏ thực tại vô thường của thế giới tương đối, hay cố gắng truy tìm thực tại tuyệt đối vượt khỏi biên tế trần gian; mà chỉ để thực tập một cách nhìn vượt khỏi những nhị nguyên, đối đãi. May ra, ở chỗ tận cùng bế tắc của đường ngôn ngữ (4), có thể thấy thấp thoáng đâu đó chỗ kỳ tuyệt của bản tâm, nơi đó, không có chỗ khởi đầu và kết thúc.
Tôi quen Từ Hiếu Côn khi đến nhờ anh đóng sách và cắt xén cho gọn gàng cuốn Mặt Trận Kiện Báo Chí của tôi viết và xuất bản cuối năm 1995. Anh có một cái máy làm công việc này- công đoạn cuối của việc in thành một cuốn sách phát hành trong cộng đồng Việt Nam thời thập niên 80, 90 ở San Jose.
Có lần, đang nằm võng giữa rừng thì Liêm móc trong ba lô ra tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi chỉ cho tôi xem một đoạn thư tình của một anh lính bộ đội gửi (từ chiến trường phía Tây) về cho người yêu bé bỏng ở hậu phương Hà Nội: “Anh muốn cài lên tóc em một cành hoa thốt nốt...” Hai thằng cười lăn, cười lộn thiếu điều muốn đứt võng luôn. Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ được tên tác giả bức thư tình (“bất hủ”) nói trên nhưng vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về sự liều lĩnh (quá cỡ) của tác giả.
Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán những người đồng tính về phương diện đạo đức…
Ngày 31-12-2019, ngày thế giới ghi nhận dich bịnh Covid-19 đã hiện hữu tại thành phố Vũ Hán-với 11 triệu dân, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Kể từ ngày đó, dịch bịnh Covid-19 đã tác động toàn diện thế giới, làm thay đổi trật tự sẵn có từ địa Chính trị đến Kinh tế.
Dó đó, nếu nhìn bài học Dân chủ Mỹ qua lăng kính cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, và đọc lại những lời kêu gọi nhân dân Mỹ đoàn kết và hàn gắn những khác biệt của Tổng thống-đắc cử Joe Biden thì lãnh đạo Việt Nam có biết xấu hổ không khi nhìn lại những gì họ đã làm đối với nhân dân Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Làm thế nào để thoát qua dịch cúm này, hãy làm theo lời bác sĩ chỉ dẫn: rửa tay thường xuyên, không đến chỗ đông người, đeo mặt nạ, ăn uống điều độ, cẩn thận, tập thể dục thể thao. Lạc quan là yếu tố quan trọng để sống. Sống vui vẻ, lòng mình ngay thẳng, không thù oán ai, ngủ ngon và yêu đời.
Đại dịch COVID-19 sẽ để lại cho nền kinh tế Hoa Kỳ với một thị trường lao động đầy thương tổn. Hơn 20 triệu việc làm đã mất trong cuộc khủng hoảng và chỉ một nửa đã tìm lại được việc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng mất việc đã gây ảnh hưởng đặc biệt đến những công nhân có hoàn cảnh khó khăn và ít học.
Như mọi buổi sáng, qua khung cửa sổ trên lầu, tôi âm thầm nhìn những sinh hoạt hằng ngày của nhiều người láng giềng thầm lặng, nơi hai góc đường của một khu vực dân cư rất yên tĩnh. Bất ngờ, điện thoại reng. Tôi nhận ra giọng của chị Phương Nga – cháu gọi giáo sư Lê Văn Đào bằng cậu – từ Canada.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.