Hôm nay,  

Sát Thủ Người Anh

17/07/201800:00:00(Xem: 3134)
Thành Lacey

(trích dịch  -  “The English Assassin” by Daniel Silva)

     
Bối cảnh câu truyện “ The English Assassin” – nxb The Signet Book:

Trong thời kỳ chếm đóng nước Pháp, lực lượng Nazi của Đức Quốc Xã chiếm lấy hàng trăm ngàn tranh, tượng, thảm và những danh tác nghệ thuật cổ khác.  Hàng chục ngàn tác phẩm các loại đó đến nay vẫn chưa phát hiện được.  Năm 1996, hội đồng liên bang của Thụy sĩ thành lập Ủy Ban các Chuyên Gia Độc Lập và ra lệnh ủy ban này điều tra hành động của xứ Thụy Sĩ trong Thế Chiến Thứ Nhì.  Trong bản báo cáo chung cuộc đưa ra vào tháng Tám 2001, uỷ ban công nhận là Thụy sĩ lúc đó là một “trong tâm mua bán” các tác phẩm nghệ thuật cổ bị cướp  và một số lớn tranh đã đưa nhập vào xứ trong thời kỳ chiến tranh.  Không ai biết được là có bao nhiêu tác phẩm còn lại còn dấu trong kho chứa của các nhà băng Thụy Sỉ và tại nhà riêng của công dân xứ này.

Sơ lược cốt truyện:

   Cựu điệp viên Do Thái và người chuyên về phục hồi các danh tác hội hoạ cổ tên Gabriel Allon đến Zurich để phục hồi lại một danh tác hội hoạ cổ cho một một triệu phú chủ nhà băng  – để rồi khi vào khỏi cữa anh ta thấy khách hàng của mình đã chết trong  phòng khách biệt thự mình ở và chính Gabriel lại bị dàn đựng trở thành kể sát nhân. Cái thế giới điệp viên khi xưa mà anh ta đã rời bỏ khi xưa giờ lại bao trùm anh một lần nữa.  Gabriel phải chiến đấu cho sinh mạng của mình chống lại kẻ sát thủ mà khi xưa anh đã huấn luyện hắn.

Vài dòng về tiểu thuyết gia Daniel Sylva:

   Là một tiểu thuyết gia ở tuổi trung niên, ông đã viết trên chín cuốn tiểu thuyết được đọc giả ưa chuộng, trong số đó có truyện The Confessor được tờ New York Times nhận là best seller, bán trên triệu cuốn. Ông có vợ và hai con.  Trong quyển tiểu thuyết dựa theo những sự kiện về lịch sử thời Đức Quốc Xã và tính đặc trưng của quốc gia Thuỵ Sĩ về mặt ngân hàng chuyên cất giữ tài sản và của cải của thân chủ trên thế giới và không hề tiết lộ cho bất cứ ai hay chánh phủ nào về xuất xứ và nguồn gốc của thân chủ.  – như tác giả Jean Ziegler nói: “ Bưng bít quá khứ là truyền thống của Thụy Sĩ.”-  Daniel Sylva đã tiếp xúc với các thức giả về vấn đề này  và nghiên cứu cặn kẻ về các sự kiện xãy ra thời cuối đời của Hitler và hành vi ăn cắp các hoạ phẩm nổi danh của những thế kỷ trước rồi biến những báu vật đó thành của cải hợp pháp do mình sở hữu của các sĩ quan cao cấp Đức Quốc Xã cũng như tìm toài về  bí ẩn của các ngân hàng Thuỵ sĩ để hư cấu nên quyển tiểu thuyết đầy thu hút này.

     trang 20  - đây là đoạn Gabriel đến lâu đài nơi được chủ nhân mướn để phục hồi lại một bức  danh hoạ cổ để thấy chú nhân  đã bị ám sát trước đó.  Sau này Daniel mới khám phá ra rằng người bị giếtnày là chủ nhân của biệt thự này và là một tay đầu nậu làm trung gian cho đám sĩ quan cao cấp Đức Quốc Xã để không phải rửa tiền mà là ... “rửa tranh” ăn cướp được từ các bảo tàng viện Âu Châu hồi thế chiến Thứ nhì.  Những đại tác phẩm hội họa cổ bị ăn cướp này được ‘biến hoá’ thành tài sản hợp pháp và được các ngân hàng Thụy sĩ thời đó nhận từ những đầu nậu trung gian để cất dấu cách an toàn và bí mật.

...  Rosenbuhlweg là một con đường hẹp, chỉ đủ rộng  vừa cho hai chiếc xe hơi và dốc lên thật gắt.   Biệt thư hai bên cổ kính và san sát nhau, tường vôi, mái ngói, vườn cây cỏ rậm rạp chỉ trừ ngôi biệt thự mà bác tài taxi ngừng lại phiá trước.  Không giống như những biệt thự kế bên, nó nằm cao trên đỉnh đồi nhô ra cách xa con đường, lui thụt vào trong vài mét.  Một hàng rào thanh bằng sắt cao như rào nhà giam bao quanh khu vực nhà.  Cổng có gài mả số an ninh và một máy thu hình nhỏ.  Khi vào tới nơi, hiện ra  trước mặt chàng một kiến trúc đồ sộ xây bằng đá xám nằm cô đơn với những tháp nhọn và một cái cổng xây gạch lớn hình vòng cung ở phiá mặt  tiền.

Chiếc xe taxi vọt đi.  Bên dưới đồi là trung tâm của thành phố  Zurich và mặt hồ, mây che phủ bờ bể phía xa.    Gabriel nhớ là mình có thể nhìn thấy dãy nuí Alps vào ngày trời trong nhưng bây giờ thì đầy mù.

Bên cạnh cổng có gắn một điện thoại.  Chàng nhắt ống nghe lên thì nghe có tiếng chuông reo bên đầu kia và chờ.   Không nghe thấy gì.  Anh để phone lại và bắt máy lên lại.  Vẫn không có trả lời.


Anh lấy ra số fax của ông luật sư mà Julian Isherwood đưa cho anh hồi ở London.  Anh phải đến đúng 9  giờ sáng.  Rung chuông cữa và anh sẽ được đưa vào bên trong.  Gabrile nhìn đồng hồ tay.  Chín giờ ba phút.

Khi anh đút mảnh giấy fax vào túi thì trời bắt đầu mưa.  Anh nhìn quanh : không có quán cà phê nào để vào ngồi cho ấm, không có công viên nào hay khu công cộng nào để có thể vào trú. Chỉ là một khu vực to lớn với gia cư đồ sồ.  Nếu anh đứng trên vệ đường quá lâu thế nào cũng bị bắt về tội la cà, lãng vãng.

Anh rút cái điện thoại di động ra và gọi số của Isherwood.  Trong khi Gabriel chờ bắt được liên lạc , anh hình dung ra Isherwood đang gò lưng trên chiếc xe máy dầu hiệu Jaguar mới tinh, bóng loáng chạy ven theo bờ biển Picadilly như là đang hướng dẫn lái chiếc tàu chở dầu qua sóng dữ.

Isherwood: “ Xin lỗi nhe, nhưng tôi e rằng có thay đổi trong chương trình.  Người xắp đặt để gặp anh bị gọi đi xa bất ngờ.  Chuyện khẩn cấp gì đó.  Anh ta không nói rõ là chuyện gì.  Anh cũng biết người Thụy sĩ là như thế nào chứ bồ mình.”

 Gabriel: “ Rồi tôi phải làm gì đây?”

“ Hắn gởi cho tôi số mật mả an ninh để mở cổng và cữa trước.  Anh tự mở mà vào.  Có một tờ ghi chú viết cho anh để trên cái bàn nơi hành lang đi vào sẽ giải thích nơi nào mà anh sẽ thấy bức hoạ và chỗ nào anh ngủ lại.”

“ Bạn có thấy nó là lạ không?”

“ Coi như anh may mắn đó.  Xem như anh sống một mình  ở lại nơi này vài ngày và không ai dòm ngó anh khi anh làm việc phục hồi bức tranh.”

“ Coi như sẽ đúng như lời bạn nói đi.”           

“ Để tôi nói cho anh mả số.  Anh có viết và giấy đó không vì nó hơi dài đó.”

“ Đọc dùm nhanh lên đi. Mưa tầm tả , tôi đang bị ướt sủng đây.”

“ Nghe rồi ông tướng ơi.”

Isherwood đọc nhanh hai dãy số , mỗi dãy là tám con số rồi cúp máy .

  Gabriel nhấc cái  ống nghe ở cổng lên rồi bấm số vào.  Có tiếng reo, anh vặn chốt cữa và bước vào bên trong cổng.  Tới trước cữa vào căn nhà anh lại bấm số vào và sau đó Gabriel đang đứng trước căn phòng ở tiền sảnh tối om và lần dò tìm cái công tắc điện.

Cái bao thư nằm trên cái chén thuỷ tinh lớn trên cái bàn chạm cổ nằm dưới chân cầu thang. Trên bao thư để là gởi cho Ông Delvecchio, tên dùng nghề nghiệp của Gabriel.  Anh lấy cái thư lên và dùng ngón trỏ rạch nó ra.  Bên trong là một tờ giấy dầy, màu xám, không có tựa đề, lối viết rõ ràng, rạch ròi, không có chữ ký.  Anh đưa lá thư lên mũi.  Không có muì gì.

Gabrile bắt đầu đọc. “ Bức tranh treo ở phòng khách do danh hoạ sư Raphael vẽ,  Chân dung của một Chàng trai .  Phòng đã được đặt chỗ trước cho ông ở đại khách sạn Dolder Grand Hotel, cách đây khỏan một dặm bên kia thành phố Zurichberg.  Trong tủ lạnh có thức ăn.  Chủ nhân sẽ trở về từ Zurich ngày hôm sau.  Chủ nhân rất vô cùng cảm tạ nếu Ông Delvecchi có thể bắt đầu công việc ngay.”

Gabriel nhét miếng giấy nhắn đó vào tuí.  Như vậy lại là một bức tranh của danh họa Raphael.  Đây là bức tranh thứ hai của Raphael mà anh nhận phục hồi.  Năm năm trước đây, anh nhận phục hồi một bức tranh với chủ đề tôn giáo , Đức Mẹ và Chúa Hài đồng, dựa vào bức nổi danh của hoạ sư vĩ đại Leonardo.  Gabriel cảm thấy được cảm giác đầy sự rung động hứng thú truyền khắp các đầu ngón tay của mình.  Đây quả thật là một cơ hội tuyệt diệu.  Anh thấy vui vì đã nhận công việc này dù cho cuộc hẹn có vẽ kỳ lạ.

Anh bước hết lối đi vào một căn phòng rộng.  Căn phòng tối om, không có ánh sáng nào, tấm màn dầy thì kéo kín lại chặt.  Dù cho với cái vẽ u minh đó, anh có cái cảm giác là mình đang ở giữa đống đồ đạc của giới quí tộc thời Trung cổ Âu châu.

Anh bước tới thêm vài bước.  Dưới chân anh là tấm thảm ẩm ứơt.  Có mùi của muối và rỉ sét.  Anh cuối xuống, lấy ngón tay chạm vào tấm thảm và đưa lên mặt mình.

Gabriel đang đứng trong máu.

Tấm thảm dệt ở phương Đông bạc màu và rất cũ cũng như xác chết của một người đàn ông nằm dài chính giữa nó.  Mặt cái xác chết úp xuống, trong khi chết bàn tay mặt của cái xác vươn lên trước.  Cái xác mặc một aó veste xẽ đằng sau và cái quần nỉ màu xám.  Đôi dày da nâu.  Một chiếc giày bên phải  có gó và đế dầy.  Ống quần bị kéo tuột lên ở phần dước chân.  Nước da cái xác trắng bệt một cách dễ sợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau nhiều sự đồn đãi quanh việc Cộng sản Việt Nam có thể huỷ bỏ chuyến viếng thăm Mỹ do một tờ Nhật báo tại Singapore loan tải
Lời giới thiệu: Theo lịch trình quản thúc, bà Aung San Suu Kyi đã phải được trả tự do vào ngày 27/5 vừa qua. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới
Như quý vị đã biết ngày 20/5/2007 vừa qua, cái ngày gọi là bầu cử "Cuốc hội" do Đảng cộng sản Việt Nam làm tổng đạo diễn
Tổng thống Bush: “Dưới mắt người Mỹ thì những những Nhà đấu tranh dân chủ hôm nay sẽ là những nhà lãnh đạo dân chủ của ngày mai.”
Trong sử sách TQ có ghi một câu chuyện vê cách dùng người, khi Quản Trọng đang hấp hối trên gường bệnh, Tề Hoàn Công đến thăm viếng
Chính quyền của Tổng thống George W. Bush phạm nhiều sai lầm và trở thành đối tượng bị oanh kích tự do. Chuyện ấy, ai cũng đã biết
Đây là lần đầu tiên tôi viết về chính trị kể từ khi đặt chân đến nước Mỹ cách đây một năm. Ngay từ khi đặt chân đến đất nước rộng lớn
Vào trung tuần tháng 05 vừa qua, thiếu niên nhi đồng trên toàn quốc được "vinh dự" có buổi trực tiếp đối thoại
Ngày Thứ Ba mùng năm tháng Sáu, hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-8 nhóm họp tại Đức sẽ có một nghị trình bốc khói
Chuyến công du Hoa kỳ sắp tới của ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang tạo ra nhiều kèn cựa giữa Hoa Kỳ, Trung quốc và Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.