Hôm nay,  

Matsuo Basho, Nhà Thơ Thiền, Phái Zen

10/07/201800:00:00(Xem: 3616)
Thành Lacey

.

Thật là sửng sờ

Khi tôi ngấm nghiá

Lá tươi, lá xanh

Chói sáng trong mặt trời

- Thành Lacey tìm đọc – The Narrow Road to the Deep North, Matsuo Basho – Pengiun Classics

.

Trong những bài thơ thể loại haiku, nhà thơ Basho -  sinh năm 1644, tỉnh Inga, Nhật bản - diển tả thế giới thiên nhiên cách thật là giản dị và với cảm xúc tinh tế.  Khi ông viết tập The Narrow Road to the Deep North, ông là một đệ tử đầy nhiệt tâm của phái Zen Phật giáo, khởi bước trên những chuyến du hành nhằm tước bỏ đi những cạm bẩy trói buộc của thế giới vật chất để mang lại cho mình sự giác ngộ về tinh thần.  Ông viết về sự thay đổi của bốn mùa, muì vị của mưa, về ánh sáng của mặt trăng và cái đẹp của thác nước mà qua đó ông cảm nhận được những kỳ bí của vũ trụ. Những bút ký trong cuộc du hành hồi thế kỷ thứ mười bảy này của ông này không những ghi lại những cuộc hành trình hiểm trở qua nước Nhật nhưng chúng còn nắm bắt được viễn kiến của ông về sự miên viễn trong thế giới phù du bao quanh ông.

Đây là đoạn mở đầu của tập “ Con Đường hẹp dẫn tới tận trên miền Bắc xa” của ông:

“Ngày và tháng như là những khách du hành của vô tận.   Cũng như năm trôi qua.  Người ngồi  thuyền vượt sông hay cởi trên ngựa đi trên trần thế này cứ miết mài cho đến khi mình bị đè nặng bởi tháng năm nhưng vẫn bỏ ra từng phút giây của đời mình để du hành.  Cổ nhân cũng đã có nhiều người mất đi trên đường du hành. Chính ta cũng từng bị cám dổ bởi gió mây mà sinh nóng lòng lang bạt đó đây.

Chỉ khi tới cuối muà hè qua ta mới trở về sau khi lang thang dọc miền bờ bể.  Chưa đủ thời gian quét dọn căn nhà đổ nát của mình trên sông Sumida trước khi Năm Mới đến thì khi sương mù mùa xuân bốc lên phủ ruộng đồng thì ta lại muốn lên đường cho kịp thời.

Ôi cha, xuân đây rồi,

Mùa xuân thật đẹp đây rồi,

Thật là đẹp, thật đẹp mùa xuân -

Ôi cha, thật là  -

Hình như thần linh chiếm trọn linh hồn ta và làm cho nó đảo quay.  Cảnh vật dọc đường mời gọi ta khắp nơi làm sao ta ngồi yên ở nhà được.  Ngay cả khi ta chuẩn bị, vá lại aó quần, cột lại quai nón, cột lại miếng vải bó chân, ta đã mơ tới con trăng tròn đang lên trên đaỏ Matsushima. Rồi cuối cùng, ta bán nhà mình dời đến thảo lư ở Sampu ở tạm một thời gian.Trên cổng vào ngôi nhà cũ mình, ta viết một chuổi mấy câu thơ và treo lên tấm bản gỗ:

Sau cánh cửa này

Mà bây giờ cỏ cao đã che

Nơi thế hệ khác sẽ lạc cư

Ăn mừng những Ngày Lễ hội

Sáng sớm ngày hai mươi bảy tháng Ba, ta bước chân lên đường. Trời vẫn chưa rạn sáng, trăng vẫn còn hiện hình nhưng rồi tư từ tan biến đi.  Bóng mờ của Phú Sĩ Sơn và những cây anh đào ngỏ lời chào ta từ biệt.  Bạn bè cùng ngồi với ta đêm trước, họ cùng ngồi trên thuyền để tiển ta vài dặm.  Tuy nhiên khi cả bọn xuống thuyền tại Senju, khi nghỉ tới ba ngàn dặm đường phía trước bất ngờ lòng ta sinh bồi , nước mắt tuôn ra làm mờ những khuôn mặt bạn bè và nhà cữa, đường phố chung quanh.

Mùa xuân đi qua

Chim chóc ủ sầu

Cá thẩn thờ buồn

Mắt rơi đầy lệ

Baì thơ này ta viết để ghi dấu tích ngày mình ra đi. Ta tiến bước trên cuộc hành trình nhưng những vấn vương làm cho chân mình nặng nề.  Bạn bè ta đứng hàng dài và vẩy chào cho khi ta khuất bóng...Ta biết rằng làm một cuộc hành trình dài như vầy làm tóc mình thêm bạc khi mình tới được mìên khí hậu lạnh....Khi ta đến làng Soka vào chiều tối, đôi vai gầy bị đau nhức vì gánh đồ trên vai.  Cái áo giấy để ta đắp ấm ban đêm, cái aó nhẹ để mặc vào sau khi tắm, vài tấm che mưa, bút mực, giấy và vài món qùa của bạn bè. Ta muốn hành trang mình gọn nhẹ nhưng lại phải có những thứ ta không vứt bỏ được vì phải dùng hay vì do tình cảm.

... Sau khi leo độ chừng hai trăm , ta đến trước một thác nước đổ từ một hốc núi rồi aò xuống một cái hồ màu xanh đậm ở bên dưới từ cả chục thước ở bên trên:

Yên lặng một lúc trong động hang

Ta ngắm thác nước rơi

Vào ngày đầu

Chiêm ngưỡûng mùa hè

... Ta được mời đến thăm Đền Komyoji để thăm đại sảnh nơi lưu giữ hài cốt của vị thành lập môn phái Shugen.  Tương truyền rằng ngài chu du khắp nước với đôi guốc gỗ để rao giảng đạo:

Giữa núi non trưa muà hè

Ta cuối đầu thỉnh bái trước

 Đôi guốc gỗ cao của bức tượng

Xin phò hộ cho cuộc hành trình

Một nhóm người trẻ đồng hành với tôi đền đền thờ.  Họ trò chuyện vui vẻ trên đường đi khiến  cho ta đến nơi lúc nào mà không hay.  Ngôi đền nằm bên sườn nuí che lấp bởi đám tùng và thông.  Một lối đi hẹp từ thung lủng nằm bên hai bờ phủ đầu rêu nhỏ giọt nước dẫn chúng tôi đến cổng chùa bên kia cái cầu.  Đã là tháng Tư rồi mà khí trời vẫn còn lạnh.

...Ta đi ra phía sau đền để viếng thảo am của Sư Buccho.  Đây là một cái chòi nhỏ dưạ vào thành một tảng đá thật to.  Ta cảm thấy như đang có sự hiện diện của ngài.  Ta cảm hứng viết ngay bài thơ này dán lên cột gỗ:

Ngay cả chim gỏ

Không đụng đến

Thảo lư nhỏ bé này

Trong đám cỏ cây muà hè

Cởi con ngựa một người bạn cho mượn, khi người nông phu dẫn con ngựa hỏi ta viết cho ông ta một bài thơ làm tôi ngạc nhiên thích thú:

Xoay ngang đầu con ngựa đi

Băng qua cánh đồng

Để ta được nghe

Tiếng chim cu gáy

... Ta đi xem cây liễu mà nhà thơ Saigyo ca tụng trong thơ ông là: “ Tỏa bóng rợp khắp con suối thuỷ tinh”. Ta tìm thấy cây liễu gần làng Ashino trên bờ  ruộng luá. Vị lảnh chuá vùng này nhắc tới cây liễu nhiều lần mà ta không biết nó mọc ở nơi nào.  Giờ, lần đầu tiên trong đời, ta có dịp ngồi nghỉ chân dưới bóng rợp của nó:

Khi đám thợ nữ đã cấy

xong một khoảnh vuông ruộng nước

Ta bước ra khỏi

Cái bóng rợp của cây liễu

...Thể loại thơ Haiku rất ngắn, gọn. Không vần, câu thơ ngắn, chữ lại ít.  Đọc thơ Haiku ta có cảm tưởng là một đoạn văn xuôi được ngắt ra  đoạn nhỏ , nữa chừng.  Chỉ khi đọc hết bài thơ ta mới cản nhận được toàn ý của người làm thơ.  Thơ đọc lên nghe  không mấy du dương vì không vần điệu. Hình như người làm thơ viết ngay ra bằng trực giác, bằng cảm tính của mình ngay lúc đó trước đối tượng nào đó mà không bị gò ép theo khuôn thước như của thơ Đường.  Đọc một số bài thơ trên của Basho, ta thấy thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng của thơ Haiku như kể trên.  Những ai sính làm thơ tìm thấy một lối thoát cho mình ở lối thơ Hiaku khi viết lên một bài thơ mà không bị gò bó bởi luật lệ, lắm khi làm giới hạn nguồn cảm hứng của mình.   Nếu bạn thấy đây là một lối thoát cho thi hứng của mình thì xin hãy mạnh tay phóng bút.  Nàng Thơ đang dang tay mở rộng chào đón ta.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.