Hôm nay,  

Giới thiệu PHẬT HỌC VIỆN CỔ MẬT (NYINGMA) - Sikkim, Ấn Độ

27/06/201808:01:00(Xem: 4170)
Kính thưa các đạo hữu,
Theo  yêu cầu của  tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche, Ban Liên Lạc Zangpo Project xin  được phép giới thiệu  Học viện Cổ Mật (Nyingma) tại Sikkim, Ấn Độ đến tất cả các Phật tử có nguyện vọng tu tập Phật Pháp  Kim Cang Thừa theo truyền thống Cổ Mật, Longchen Nyingtik. Phật học viện Nyingma đã được thành lập và điều hành bởi tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche, đệ tử chân truyền của bậc thầy nổi danh Kyabje Jadrel Rinpoche. Ngài Rigzin Dorje Rinpoche cũng thọ giáo nhiều bậc thầy lỗi lạc khác như Đức Dudjom Rinpoche, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Kyabje Pema Norbu Rinpoche v.v.
 
Phật học viện Cổ Mật (Nyingma) là nơi tu tập của hơn 300 tăng sinh và cũng là nơi đào tạo nhiều bậc thầy với danh hiệu Khenpo và Kim Cang đạo sư (Vajra master). Đây là một trong hai Phật học viện theo truyền thống Cổ Mật được đánh giá cao tại Ấn Độ. Học viện đã cung cấp nhiều giảng sư Phật học cho nhiều tu viện tại Nepal, Bhutan và Ấn Độ.

Chương trình tu học của học viện hoàn toàn miễn phí. Ở đây các tăng sinh được cung cấp chỗ ở, thức ăn cũng như dụng cụ học tập miễn phí. Điều kiện ghi danh là các thí sinh phải trong độ tuổi không quá bốn mươi, là tăng sĩ hoặc có nguyện vọng xuất gia nhận giới tăng sĩ. Thí sinh phải có nguyện vọng chuyên cần tu tập Phật pháp và hoàn tất các chương trình tu học dài hạn từ sơ cấp cho đến cao cấp tại học viện (trong vòng từ 9 đến 15 năm). Các tăng sinh ngoại quốc không biết Tạng ngữ và Anh ngữ sẽ được đặc biệt huấn luyện Tạng ngữ trong ba năm đầu cho đến khi họ có thể theo học các lớp cao hơn. Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là sống trong môi trường khi tất cả mọi người chung quanh hoàn toàn dùng ngôn ngữ đó. Một số tăng sinh ngoại quốc không biết  Tạng ngữ khi bắt đầu đến học viện. Họ đã rất thành công hội nhập và trở thành những tăng sinh rất xuất sắc . 

Quý đạo hữu muốn tìm hiểu thêm chi tiết, xin hoan hỷ đọc bài  giới thiệu trong link dưới đây (có đính kèm với điện thư này): 

Ban Liên Lạc Zangpo Project ước mong thông tin này sẽ đến được với các Phật tử người Việt hữu duyên có đầy đủ điều kiện và tâm huyết để tham gia chương trình tu học tại Học viện Cổ Mật (Nyingma).

Kính, 
Ban Liên Lạc Zangpo Project
-- 
Zangpo Project
Viet Nalanda Foundation
.
.

Theo yêu cầu của  tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche,  Ban Liên Lạc Zangpo Project-Viet Nalanda Foundation (www.vietnalanda.org) xin  được phép giới thiệu Phật học viện Cổ Mật (Nyingma) tại Sikkim, Ấn Độ đến tất cả các Phật tử có nguyện vọng  tu tập Phật Pháp Kim Cang Thừa theo truyền thống Cổ Mật, Longchen Nyingtik.

  

 

HỌC VIỆN CỔ MẬT (NYINGMA)

Martam, Sikkim, Ấn Độ

Do Tôn Sư Rigzin Dorje Rinpoche

Thành Lập và Chỉ Đạo

 

 

blank 

 Nyingma có nghĩa là cổ xưa. Phật giáo được truyền bá ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7, 8 và 9 được gọi là Nyingma. Trong những thế kỷ này, các vị vua Tây Tạng như Songtsen Gompo, Trisong Deotsen và Triralpachen đã thỉnh mời Padmasambhava (hay còn được gọi là Guru Rinpoche, Việt dịch: Đức Liên Hoa Sanh), Shanta

 

Rakshitta và nhiều Đạo sư khác từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Các Đạo sư đã ban cho tất cả các quán đảnh, giáo huấn, khẩu truyền và giáo lý của các truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ (Hinayana), Đại thừa (Mahayana) và Kim Cương thừa (Vajrayana) cho các đạo sinh Tây Tạng. Thông qua sự thực hành, nhiều hành giả đã đạt được giác ngộ và phát triển các quả vị thành tựu trong cuộc đời của họ. Ngay cả hiện nay, chúng ta cũng có thể tìm thấy truyền thống Nyingma nguyên thủy và chính thống trên toàn thế giới. Do đó, Nyingma là truyền thống Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng. Nyingma quảng bá những giáo lý và truyền thống nguyên thủy của Phật giáo. Nyingma cũng là Phật giáo nguyên thủy của Sikkim, vì bốn bậc thầy vĩ đại của Sikkim (Ngaljor Cheth shi) đều là những hành giả Nyingma.

 

blank

Tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche đã thành lập học viện Nyingma, Thekgue

 Lekeshei Ling (Trung Tâm  Phật Học Cao Đẳng và Nghiên Cứu / Higher

 

 Buddhist Studies and Research Centre) vào ngày 4 tháng 6 năm 1988 để đảm  bảo việc bảo tồn và truyền bá Phật Pháp nói chung và Phật giáo theo truyền  thống Nyingma (Cổ Mật) nói riêng. Trong khi người bảo trợ chính cho viện  là ngài Tartang Tulku Rinpoche, tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche đã một mình  đảm trách việc điều hành học viện trong nhiều năm. Đây một tổ chức phi  chính phủ (NGO) dành riêng cho việc giáo dục tâm linh và nỗ lực để đảm bảo  một nền tảng đạo đức vững chắc cho cộng đồng.

 

Tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche                                              

 

 Với 20 năm tiên phong trong lĩnh vực Phật học và nghiên cứu, học viện Nyingma, Martam là trung tâm giáo dục với chất lượng cao trong các lãnh vực cao học Phật giáo cũng như triết học. Khóa học bao gồm các môn Triết học, Văn học, Siêu hình học, Luận lý học, Mật Thừa học, Nghi Thức Tế Tụng, Thực Hành Thiền Định và Anh ngữ với mục đích giáo dục toàn diện từ trình độ căn bản cho đến việc thực hành nghiên cứu. Chương trình chín năm tương đương với bằng Tiến Sỹ (M.A.) của hệ thống giáo dục thế tục. Sau khi hoàn tất khoá học chín năm với những bộ môn đa dạng như trên, tu sinh sẽ được cấp bằng Tiến Sỹ về Triết Học (M.Ạ. in Philosophy). Để nhận được bằng Thạc Sỹ (PhD), tu sinh có thể lựa chọn để hoàn thành thêm ba năm nghiên cứu. Sau đó bằng Khenpo (bằng cấp cao nhất) sẽ được ban cho những ứng viên nào có phẩm hạnh và khả năng giảng dạy xuất sắc nhất. Tuy tu học viện này cống hiến các khóa học theo truyền thống Cổ Mật (Nyingma), nhưng lại tương tự như đại học viện cổ đại Nalanda. Các tăng sinh phải thấu suốt nhiều kinh sách trước khi tốt nghiệp.

 

blank

 

Học viện được tổ chức như một tịnh xá. Các tăng sinh được cung cấp chỗ ở, quần áo và dụng cụ học tập miễn phí. Mục đích của học viện là truyền bá thông điệp hòa bình và tinh thần bất bạo động của Đức Phật trên toàn thế giới. Học viện không những chỉ là nơi đào tạo hàn lâm mà còn chú trọng vào một nền giáo dục toàn diện thông qua việc rèn luyện về thể chất, thực hành, trí tuệ và đạo đức. Vì học viện cũng là tịnh xá nên tất cả các khenpos và loppons sống cùng với các tăng sinh để họ có thể thọ nhận những giáo huấn dưới sự giám sát chặt chẽ của tu viện.

 

Hơn nữa, các tăng sinh có thể tuỳ chọn học tiếng Anh như một môn học bổ sung để tạo điều kiện giao tiếp tốt hơn trong các lớp học và khi tương tác với những người khác trong tương lai.

 

Vì là một trung tâm tu học nổi tiếng đào tạo nhiều học giả và giảng sư có trình độ cao, Học viện Nyingma, Martam đã thu hút hàng trăm tu sinh từ khu vực Đông Nam Á (từ các nước như Đài Loan, Miến Điện, Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Tây Tạng), và cũng như từ châu Âu. Nhà triết học nổi tiếng kiêm [cựu] Thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Samdong Rinpoche, đã từng nói với khán giả phương Tây rằng: "Nyingma có hai viện nghiên cứu Phật học cao cấp: một ở miền Nam Ấn Độ và một ở Gangtok, Sikkim, cả hai đều được đánh giá cao."

 

blank

 

Thông qua sự hướng dẫn cao quý và lời tiên tri của đạo sư gốc Kyabje Jadral Rinpoche, người đã ban cho học viện danh hiệu Ngagyur Tholop Thekgue Lekshei Ling, học viện đã được chuyển sang Sikkim vào năm 1996. Đức Pháp vương Wangchuk Namgyal của Sikkim đã thỉnh mời và tài trợ cho việc thành lập học viện Nyingma ở Martam với mục tiêu bảo tồn và phổ biến Giáo Pháp nói chung, và đặc biệt vì lợi ích của người dân Sikkim. Trong mười đến mười hai năm qua, nhiều học giả từ Sikkim đã tốt nghiệp tại học viện này. Do các tăng của học viện đã phục vụ cho các nhu cầu tâm linh khác nhau của người dân, học viện đã nhận được nhiều lời khen ngợi và ngưỡng mộ.

     

Tất cả các thành viên của ủy ban chấp hành đều là các tình nguyện viên. Nhờ sự cống hiến cần cù của họ mà chúng tôi có được những khoá học tập hiệu quả và một hệ thống hành chính suông sẻ. Học viện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển lựa giáo viên có trình độ cao, cả về kiến thức lẫn đạo đức cá nhân.

  

Ghi Danh Tu Học:

 

Chương trình tu học tại Học Viện Cổ Mật (Nyingma) hoàn toàn miễn phí. Các tăng sinh tại đây không được phép sống bên ngoài học viện; họ không phải làm việc, cũng không tham gia vào chính trị, mà chỉ chuyên tâm tu học Phật Pháp. Học viện có điện nước 24 tiếng mỗi ngày. Ở đây có khí hậu, thực phẩm và nguồn nước tốt nhất của vùng Hy Mã Lạp Sơn. Các thí sinh của học viện phải là tu sĩ đã xuất gia hoặc muốn được xuất gia. Thí sinh phải ở trong độ tuổi không quá bốn mươi. Thí sinh phải có nguyện vọng được chuyên chú tu học Phật Pháp để có thể hoàn tất các chương trình dài hạn từ sơ cấp cho tới cao cấp tại học viện ngõ hầu mang lại lợi lạc đến các chúng sinh sau khi tốt nghiệp. Thời gian tu học dự trù trong vòng từ 9 đến 15 năm, tuy nhiên thời gian dài ngắn để hoàn tất chương trình có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh cá nhân nên xin tham khảo với học viện.

 

Để biết thêm chi tiết về học viện Nyingma, cơ cấu hành chánh, chương trình học cũng như thể lệ ghi danh xin vào trang mạng sau đây:

 

http://nyingmainstitutemartam.org/Institute.aspx

 

Điện thư xin gửi đến:  rdnyingma@gmail.com

 

 blank

Nguồn hình ảnh sinh hoạt tại Học viện Cổ Mật (Nyingma): Một số do Rigzin Dorje Rinpoche cung cấp và một số được tải xuống từ trang mạng chính thức của Học Viện (http://nyingmainstitutemartam.org)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.