Hôm nay,  

Như Những Gia Đình Đó

25/06/201800:02:00(Xem: 6201)

blank

Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến

Khuyến khích người Mỹ gốc Việt dấn thân tham gia

để giúp tạo nên một nước Mỹ công bằng và đa dạng

   

Như Những Gia Đình Đó

Tiến Sĩ  THU QUÁCH, Ủy Viên Trưởng Ban Chính Sách hội PIVOT

  

Gia đình tôi—gồm cha mẹ, hai anh chị và tôi—đã lấy thuyền trốn khỏi Việt Nam năm 1979 và đến Hoa Kỳ dưới phương diện tỵ nạn.  Chúng tôi nằm trong số 800.000 thuyền nhân đã can đảm liều chết trong cuộc vượt biên đầy bất trắc nguy nan để tìm lấy một đường sống. Tôi thường bảo với hai con trai tôi rằng: mình là một trong những gia đình may mắn, vì chúng mình còn sống thoát bên nhau. Nhiều gia đình không được cái may mắn đó.  

Trong những năm mới định cư, cha mẹ tôi phải kiếm tiền bằng nhiều cách cho gia đình đủ sống. Ngoài chuyện cố làm việc nhiều giờ, cha mẹ còn cho thuê một phòng trong căn nhà ba phòng ngủ của chúng tôi. Người thuê thường là một ông độc thân, hay một cặp vợ chồng, hoặc một gia đình ít người. Thường thì họ chỉ ở tạm khoảng một năm hay ngắn hơn, cho tới khi tìm được nơi khác thường trú.

Dầu vậy, có một lần, mẹ tôi đã quyết định làm một điều ngoại lệ. Bà nhận một gia đình đông người vào ở—gồm người cha, bà mẹ già của ông, và ba cậu con trai nhỏ. Đồng ý cho một gia đình quá đông vào ở cùng với năm ngừoi chúng tôi là điều bất thường. Rồi chúng tôi hiểu được lý do.

Nghe trộm chuyện hàn huyên giữa mẹ và cụ bà đó, tôi biết được tại sao ba cậu con, dưới tuổi 12, đã không còn mẹ. Trong chuyến vượt biển, người mẹ, cùng với những phụ nữ trẻ hơn và các người con gái, đều bị bọn hải tặc Thái bắt đi. Những cậu con đó đã phải chứng kiến cảnh khủng khiếp khi người mẹ của chúng và những phụ nữ khác bị cưỡng bức ra khỏi thuyền tại hải phận Thái Lan. Chẳng ai biết những người bị bắt đã sống chết thế nào.

Tôi còn nhớ ba cậu con trai này. Cậu lớn nhất rất trầm lặng và u uẩn. Cậu giữa thì nói năng nhiều hơn nhưng vẫn còn rụt rè, và cậu nhỏ nhất, vào khoảng tuổi tôi (có lẽ bảy hoặc tám tuổi) thì luôn luôn quấn quýt bên bà nội. Có lần tôi cãi lộn với cậu nhỏ này, một chuyện thường xảy ra khi trẻ nít chơi đùa với nhau. Lúc đó mẹ tôi và bà nội cậu ta chạy ra can, và ngay lập tức mẹ tôi la tôi, bảo rằng lỗi là do tôi.  Tôi nghĩ mẹ quá bất công.  Nhưng sau đó, mẹ vào phòng cắt nghĩa cho tôi rõ tại sao mẹ đã làm như thế. Chỉ vì mẹ tôi đã đau xót cho những cậu con trai kia, và bà muốn cho cậu nhỏ, dù chỉ một khoảng khắc ngắn ngủi, được cảm nhận tấm lòng che trở của một người mẹ.

Vài năm sau, tại đại học, tôi đã hiểu thêm về “compassion fatigue—sự chai dạn trong lòng từ bi” trong một khoá học về Ngừơi Mỹ Gốc Á, và những nỗ lực làm chán nản thuyền nhân của nhiều chính phủ, hòng đẩy lui khổ dân khỏi bến bờ tự do, ngay cả nhắm mắt làm ngơ khi nạn hải tặc gia tăng, hoặc đẩy tầu tỵ nạn ra khơi trở lại để thuyền nhân chết chìm hay trở thành nạn nhân của hải tặc. Thế nhưng, những chuyến tầu tuyệt vọng vẫn cứ đổ vào, vì những nguy cơ họ đối diên nơi biên giới vẫn còn quá thấp so với những gì họ trải qua nơi quê nhà. Những nguy kế vô hữu dụng mà các chính quyền quốc tế tạo ra để đẩy lui người tỵ nạn chỉ gây thêm nạn nhân—bao người chết và bao người bị bỏ rơi, phải sống trong nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi những mât mát đau thương và những gì họ chứng kiến.

Mới đây, Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đã thông báo rằng Chính Phủ Hoa Kỳ sẽ áp dụng chính sách “zero tolerance—Không Khoan Nhượng” đối với di dân bất hợp pháp, bằng cách tách rời trẻ em khỏi gia đình di dân, với mục đích can ngăn người tìm lánh nạn tại các cửa ải biên phòng. “Chúng tôi sẽ kết án các người, và con trẻ sẽ bị chia cách khỏi các người như luật pháp ban hành.” Hơn 2300 trẻ em—con số này tiếp tục gia tăng mỗi ngày—đã bị cưỡng ly khỏi cha mẹ chúng. Ngày 20 tháng 6, 2018, TT Trump đã ký một Sắc Lệnh chấm dứt sự chia rẽ gia đình, nhưng đã không đề cập đến thủ tục tái đoàn tụ những gia đình đã bị phân ly, cũng như đã không đưa ra giải pháp chấm dứt những áp bức dã man đối với người di cư tỵ nạn.

Tôi đang nghĩ đến gia đình nọ, và ba con trai của họ. Cảnh ly tán đau thương của ba cậu bé và mẹ các cậu đã ám ảnh tôi cho đến ngày nay, nhất là bây giờ, khi tôi đã là mẹ của hai bé trai. Dưới mắt tôi, những gì chính phủ đang thi hành không khác gì những tội ác của bọn hải tặc, cũng như các chính quyền đã chấp thuận để chúng hoành hành, thậm chí còn ủng hộ chúng.

Từng là người tỵ nạn, một người mà cha mẹ đã một thời phải liều lĩnh quyết định hy sinh tính mạng để đi tìm sự sống, tôi cảm thông cho những gia đình nay đang rải rác khắp các biên giới. Làm sao tôi có thể kết tội họ, lý do họ phải kiếm nơi lánh nạn, khi tôi đã từng như họ?

Là người tỵ nạn, tôi chống đối những hành động của chính quyền, những hành động vô ích và vô nhân đạo. Tội ác đối với thiếu nhi là tội ác vi phạm nhân quyền.

Là một người tỵ nạn, tôi kêu gọi các người tỵ nạn khác đồng lòng liên kết chống lại chính sách chia rẽ con nhỏ ra khỏi gia đình những người đang khao khát một nơi lánh nạn, cũng như phản đối cách đối xử kỳ thị hiện hành đối với những gia đình khốn khổ này.

Bởi vì, một thời không xa, chúng ta đã từng là những gia đình này, cũng cùng quẫn và tuyệt vọng như họ.

  

Web:www.pivotnetwork.org Facebook: https://www.facebook.com/PIVOTorg/ Twitter: @PIVOTorg

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.