Hôm nay,  

Biểu Tình Khổng Lồ Lần Đầu Tiên Như Cơn Lốc

23/06/201815:33:00(Xem: 7926)
Biểu Tình Khổng Lồ Lần Đầu Tiên Như Cơn Lốc
 
Phạm Gia Đại

 
blank

Nhà báo Phạm Chí Dũng, cựu đảng viên Đảng Cộng Sản, nói :"Một mùa xuân Ả Rập đã bắt đầu trỗi dậy tại Việt Nam", sau khi các cuộc biểu tình rộng lớn nhất kể từ nhiều năm nay đã bùng phát (WagingNonViolence). Trong cuối tuần lễ vào ngày 9-10 tháng 6 vừa qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường chống lại hai dự luật về An Ninh Mạng và thiết lập nhượng 99 năm các Đặc Khu Kinh tế (EEZs) cho Tầu Cộng. Cuộc biểu tình được khởi đầu với khoảng 50 ngàn công nhân nhà máy sản xuất giầy  Pouchen tại khu vực công nghiệp Tan Tao, trong thành phố Sàigòn, là khu vực kinh tế lớn nhất của nước nằm ở Đông Nam Châu Á này.

Hàng ngàn người đã tụ tập suốt từ bắc chí nam, xuyên qua 13 thành phố lớn, mang theo các biểu ngữ như "Nói Không Với dự luật EEZs", "Không Cho Thuê dù chỉ Một Ngày", "Luật An Ninh Mạng là Bịt Miệng Dân Chúng".  Biểu tình là sự bùng phát những bất mãn chất chứa bao nhiêu năm của người dân đối với nạn tham nhũng có hệ thống, chống lại sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và trên lãnh vực rộng lớn, và nhất là chống lại sự phản ứng quá yếu ớt của nhà nước cộng sản Việt Nam trước sự vi phạm của Tầu Cộng  vào chủ quyền của VN trong vùng Biển Đông giầu tài nguyên.

Trong một bài viết cho Hội Nhà Báo Độc Lập, ông Dũng cho biết các cuộc biểu tình này đánh dấu "lần đầu tiên kể từ khi cộng sản chiếm đoạt miền Nam năm 1975, là một hành động trực tiếp thách đố nhà nước cầm quyền.

Biểu tình đã nổ ra một tuần lễ sau khi Quốc Hội bù nhìn của cộng sản tuyên bố sẽ thông qua hai dự luật vào ngày 12 và 13 tháng 6, trong tiến trình thảo luận kéo dài cả tháng kể từ ngày 20 tháng 5. Dân chúng kêu gọi biểu tình trên các mạng lưới xã hội thông dụng nhất trong nước như Facebook (trên 40 triệu người sử dụng), và Twitter (trên 60 triệu người sử dụng).

Các lực lượng đàn áp của nhà nước cộng sản bao gồm cả công an thường phục đã khóa trái cửa  (như gia đình cô luật sư Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội) hay ngăn chặn các nhà tranh đấu không được ra khỏi nhà tại các thành phố lớn. Nhiều nhà tranh đấu, biết trước các thủ đọan này, nên đã âm thầm rời nhà của họ đi lánh nạn ở nơi khác để tranh cảnh bị công an nhốt trong nhà, có thể gây nguy hại cho những người thân của họ đang bị bệnh.

Trong ngày 10 tháng 6, nhà nước cộng sản đã huy động hết các lực lượng đàn áp kể cả các nhóm côn đồ để trấn áp người biểu tình, bắt bớ giam cầm, và đánh đập họ dã man. Cảnh sát tại Sàigòn còn sử dụng máy phát âm dùng cho tần số cao (Long Range Acoustic Devices) mà họ mua được của Mỹ nhắm trang bị cho các tầu tuần duyên của VN, để trấn áp người biểu tình; các máy này phát ra các âm thanh cực mạnh có thể làm tổn thương trầm trọng cơ thể hay tổn hại cơ quan thính giác của người biểu tình.

Tại hai thành phố Phan Rí và Phan Thiết, trung tâm của tỉnh Bình Thuận, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi phun nước vào cư dân. Người dân đã tấn công ném đá và gạch vào các đơn vị cảnh sát đặc biệt. Cảnh sát đã đầu hàng và phải gỡ bỏ các máy móc trấn áp này và rút về đồn. Tuy vậy cho mãi đến ngày 12 tháng 6, cảnh sát công an địa phương mới lấy lại được sự kiểm sóat, và bắt giữ hơn 500 người (theo truyền thông và phía cảnh sát đã tiết lộ). Các người bị bắt đã mất hết tiền bạc, điện thoại cầm tay, và các vật dụng cá nhân khi bị bắt giữ, và bị đánh đập tàn nhẫn tại các đồn cảnh sát công an hay trại tạm giam, và còn bị đe dọa đưa ra tòa. Những biểu tình yêu nước chống Tầu Cộng của họ bị gán cho tội: "Phá rối trật tự xã hội".



Mục đích ra luật An ninh Mạng để cho nhà nước cầm quyền có thể có thêm uy thế buộc các công ty ngoại quốc trao cho họ những tin tức, dữ liệu về các cá nhân, và có thể kiểm soát các mạng trên internet, làm im tiếng các chỉ trích nhà nước, và có thể truy tố ra tòa các nhà tranh đấu đòi quyền tự do ngôn luận căn bản. Vì lý do đó, cơ quan Ân Xá Quốc Tế và Nhân Đạo Quốc Tế (Amnesty International and Human Rights Watch) đã kêu gọi Hà Nội không thông qua dự luật này. Tuy nhiên riêng Hoa Kỳ và Canada chỉ thúc giục Việt Nam trì hoãn bỏ phiếu cho dự luật đó để bảo đảm nó tuân thủ theo các nguyên tắc quốc tế mà thôi.

Những người biểu tình xuống đường vì họ lo ngại nhượng đất ba vùng trọng yếu của tổ quốc là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Nha Trang), và Phú Quốc (Kiên Giang) là bước đầu cho các nhà đầu tư Trung Cộng chiếm đọat đất đai VN, và đem các công nhân không có tay nghề vào những vùng đất này.

Nhiều kinh tế gia kỳ cựu của VN như Pham Chi Lan nói rằng - CSVN đã ký kết một số hiệp ước tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu, với Hoa Kỳ, và nhiều nước khác - thì không có nhu cầu thiết lập các vùng đặc khu kinh tế nữa để thu hút đầu tư ngoại quốc làm gì. Theo Le Hoai Anh, những vùng đặc khu kinh tế như vậy sẽ giúp cho Trung Cộng đóng thuế rất ít hay không phải đóng thuế gì cả  khi đến khai thác các đặc khu này.

Trong một phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do (Free Asia Radio), một tiểu thuyết gia, cũng là một người lính cộng sản trước kia Nguyen Ngoc cho biết: "tôi quyết định tham gia biểu tình bởi vì luật về đặc khu EEZs sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh đất nước, và luật an ninh mạng sẽ giết chết tiếng nói yêu chuộng tự do ngôn luận của người dân. Mọi điều sẽ bị đẩy lùi về phía sau, trong khi chúng ta cần tiến về phía trước."

Về phía nhà nước, và quốc hội do đảng cộng sản nắm giữ tuyên bố sẽ dời biểu quyết về dự luật đặc khu cho đến phiên sau vào tháng 10, nhưng dự luật về an ninh mạng đã được quốc hội của họ thông qua và sẽ thành đạo luật vào tháng Giêng năm 2019. Mặc dù bị đàn áp, người ta vẫn trông chờ nhiều cuộc biểu tình sẽ nổ ra trong tương lai khi quốc hội bù nhìn này nhóm họp lại vào tháng 10 sắp tới.

Nhìn trở lại lịch sử hai nước Việt và Tầu, người Tầu đã xua quân qua tấn công VN 22 lần trong mấy ngàn năm qua, và gần đây, theo nhà sử học Dao Tien Thi, họ lại xua 60 ngàn quân đánh vào 6 tỉnh biên giới của VN năm 1979. Năm 1989, Trung cộng lại xâm chiếm các hòn đảo trong khu vực Trường Sa của VN, và biến các hòn đảo này thành các căn cứ quân sự, lắp đặt các dàn hỏa tiễn tối tân, các cơ sở nhân tạo, và biến Biển Đông thành biển hồ của họ.

Trước tình hình đó, nhà cầm quyền CSVN lại tỏ ra thân Tầu, trấn áp các cuộc biểu tình chống Tầu, và kết án các nhà họat động chống Tầu, nhiều người đã bị đưa ra tòa với những bản án thật nặng nề.

Tuy nhiên, đàn áp chỉ làm gia tăng thêm thành phần chống đối lại nhà nước cộng sản bởi vì càng ngày càng nhiều người lưu tâm đến vấn đề chính trị. Cộng sản VN cần phải cải tổ sâu rộng, thực hiện các bầu cử tự do, và phải tôn trọng nhân quyền để giảm thiểu những bất mãn trong xã hội. Cựu phó chủ tịch văn phòng của quốc hội Nguyen Si Dung nói: "Nhà nước phải quan tâm đến những gì mà người dân của họ đang quan tâm." Nếu nhà nước với chế độ một đảng tiếp tục duy trì bạo lực, không giải quyết những đau buồn cho người dân, thì đất nước sẽ rơi vào nội loạn. (Tin Tổng Hợp và dịch từ Yahoo)./.

PGĐ

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.