Hôm nay,  

Làm Sao Sống An Lành Trong Tuổi Gìa?

19/06/201800:00:00(Xem: 5781)
TT TAM THIEN_Dieu Lan Phung Anh Kim
Hình trong buổi thuyết giảng.


Diệu Lan
 

Ngày 17 tháng 6 ,các trận bóng đá mùa World Cup 2018 đang diễn ra sôi động nhưng các Phật tử cầu pháp tại vùng Orange County đã có mặt tại Trung Tâm Shanga  để  nghe Thương Tọa Thích Tâm Thiện thuyết giảng đề tài “Làm Sao sống An Lành trong Tuổi Già”do hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức.

Gặp lại Thầy hàng năm nhưng lần này Thầy gầy đi có lẽ vì Phật sự đa đoan. Tu viện Thượng Hạnh là tu viện đầu tiên tại thành phố Dallas, Texas đã thành hình với lễ An Vị Phật và gần đây là Lễ Phật Đản cùng các sinh hoạt hàng tuần  như tụng, niệm, thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Sắp tới, công trình xây dựng tôn tượng Bồ tát Quan Thế  Âm cao 35 feet đang được tiến hành nhờ sự quyên góp từ lòng hảo tâm của các Phật tử. Cầu nguyện cho Phật sự này của Thầy sớm viên thành.

Lẽ ra Thầy tiếp tục giảng đề tài về Bồ Tát Đạo nhưng sự có mặt của bác Mật Nghiêm chiều nay và hầu hết thính chúng đến nghe Pháp đều là các vị lớn tuổi vì thế Thầy chuyển  sang đề tài “Làm Thế Nào Sống An Lành Trong Tuổi Già”. Đây là đề tài rất thích hợp và thực tế cho quý vị và như Thầy nói, bài pháp  này dành cho các vị cao niên với niềm mong ước duy nhất làm sao quý vị  có được sự bình an vào cuối đời.

 Mở đầu cho bí quyết “Làm thế nào sống an lành trong tuổi già”, Thầy trích từ Kinh Hoa Nghiêm nếu quán sát thật tánh của các pháp trên thế gian đều do tâm tạo thành “... Ưng quán pháp giới tánh. Nhật thiết duy tâm tạo...” Tâm làm cho con người thành Phật hay Bồ Tát là  tâm thánh thiện nhưng cũng làm cho con người thành loài A-tu-la hay ngạ quỷ là tâm bất thiện. Nếu quán sắc ấm với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân để thấy xác thân bất tịnh và thân chỉ là hợp thể của tứ đại mà không phải là cái ta đích thực. Quán“ thọ thị khổ” để thấy những cảm thọ vui, buồn, hờn giận qua mau và không phải là ta.  Hạnh phúc chân thật cũng như sự an lạc  “không tìm thấy ở bên ngoài mà có  từ bên trong tâm”.

Thầy dẫn chứng hai câu thơ Thiền của Ngài Thiền Lão, một trong ba vị sư thuộc thế hệ thứ sáu của dòng Thiền Vô Ngôn Thông  trả lời vua Trần Thái Tông khi được nhà vua hỏi hàng ngày Hòa Thượng làm gì ?

 “... Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh.

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân”.

 Hòa Thượng Thích Thanh Từ đã dịch:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác.

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân .

Tâm không phân biệt, thanh tịnh, bất động là tâm chân thật mang đến an lạc, bình thản, an nhiên trước những biến động ngoài đời khi người Phật tử biết quán chiếu từ bên trong nội tâm của mình.

Không ai biết việc gì xảy ra khi Thầy nhắc đến bác Mật Nghiêm 86 tuổi, một trong những người sáng lập Hội Phật Học Đuốc Tuệ đến nay sinh hoạt của Hội kéo dài được 18 năm. Bác thường sáng tác những bài thơ hay tặng Thầy và đại chúng trong những buổi pháp thoại trước đây. Bác còn là  một vị cao niên năng nổ trong các Phật sự của Hội. Vừa rồi, sau một chuyến Phật sự tại Texas, bác bị tai biến mạch máu não nhẹ, nay đã hồi phục và vẫn có mặt để tiếp tục làm thơ. Mặc dù bác đi với một cây gậy, giọng nói sang sảng ngày nào bây giờ nhỏ hơn, chậm hơn và phát âm không còn rõ nữa nhưng sự có mặt của bác là một nhân chứng cho sự vô thường. vì “không ai biết được việc gì sẽ xảy ra” cho mình trong những ngày sắp tới.

Bí quyết thứ hai để sống an lành trong tuổi già là người già phải biết sống an trú trong sự tỉnh thức, biết đón nhận các sự việc đang diễn ra một cách bình thản. Họ là người biết kiểm soát các tâm hành của mình trong mọi phản ứng (reaction) không để ngoại cảnh chi phối “ Khi vui thì cảnh cũng vui. Người buồn cảnh có ngược xuôi cũng buồn”. Người già biết tu có thể thay đổi một cái nhìn đối với sự vật  như “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”. Nhờ phát tâm từ bi và có những suy nghĩ tích cực như thế, họ sẽ  thấy mọi sự vật bình đẳng không phân biệt, thấy “chúng sanh vô biên thề nguyện độ”. Từ đó họ sẽ có sự an lạc trong đời sống cho bản thân họ và sau đó sẽ hiến tặng cho những người chung quanh.

Không ai thành tựu một mục tiêu nào mà không trải qua một cuộc hành trình gian khổ. “No pain. No gain”. Câu hỏi Thầy đưa ra như một công án Thiền “ Cái gì đền bù một cách xứng đáng cho những đau khổ trong cuộc đời bạn? Của cải vật chất ? Danh lợi ? Dục vọng ? Địa vị ?... Đó là bí quyết thứ ba và cũng là câu hỏi để người già có một cuộc sống an lành.

Của cải vật chất, danh lợi, địa vị các dục vọng rồi sẽ mất đi theo sự vô thường. Dục vọng đưa con người trở thành nô lệ như người khát chỉ có thể uống hết nước biển mới hết khát. Khổng giáo gọi là âm đức.  m đức không hình không tướng, bàng bạc trong đời sống do con người tạo ra và tích lũy. Để trả lời công án này, Thầy mời thính chúng suy nghĩ và câu trả lời sẽ được giải đáp vào cuối giờ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong sách “Sống Hạnh phúc. Chết Bình An”, Ngài đã nêu lên một lối sống để có sự an lạc trước sự vô thường đó là cái gì còn thay đổi được hay cải thiện được, hãy nỗ lực làm. Nếu không thể thì hãy gạt qua một bên, không cố gắng hay bám víu. Người già sống nhiều về quá khứ, người trẻ hướng nhiều về tương lai. Công án trong câu hỏi “ Ai sẽ là tôi cho tôi đây? ”. Dù già hay trẻ, ai sẽ là tôi, thay cho tôi rồi cũng ra đi theo nghiệp lực của mình.

Kinh Pháp Cú hướng dẫn cho Phật tử một đời sống an lành hạnh phúc:

“Đối diện với việc đời

Tâm không hận không sầu

Tự tại và vô nhiễm

Đó là chân hạnh phúc”

Cách sống của người Phật tử hàng ngày như từ bỏ tham, sân, si, sống từ, bi, hỉ, xả, làm những điều lành thiện, nếu chưa làm được những điều lành thiện thì không làm điều ác, chấp nhận cuộc sống hiện tại là bí quyết thứ tư để có đời sống an lành trong tuổi già.

Nếu quán sát nội tâm bên trong, chúng ta thường nghe những tiếng nói thầm thì, liên tục, âm ỷ ngày đêm hiện ra trong tâm ta và cả trong giấc mơ khi ta ngủ. Đó là những suy nghĩ, nhận xét, phán đoán, toan tính, tưởng tượng..., là cái tâm buồn, giận, thương ghét... trong đời sống. Muốn có đời sống an lành, người Phật tử phải luôn luôn xác nhận “Tiếng nói bên trong tôi không phải là tôi”. Vì  đứng ngoài, sáu căn không bị  phan duyên theo sáu trần để thành sáu thức nên người Phật tử khi biết  tỉnh thức trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”. Tôi là người nhận ra tiếng nói thì thầm trong tôi không có thực. Tiếng thì thầm đó rồi sẽ biến mất khi “cái biết” của tôi xuất hiện và nhận diện được tiếng thì thầm ấy không phải là tôi .

Cuối cùng, sinh, lão bệnh tử là một điều chắc chắn sẽ đến với mọi người. Kinh Đại Niệm Xứ Phật dạy “Cái chết của ta là chắc chắn, còn mạng sống của ta không chắc chắn”. Con người không còn hấp dẫn ở thế giới này dù già hay trẻ. Bệnh thân thuộc về  vật lý là khổ nhưng tâm bệnh còn khổ hơn. Bí quyết thứ sáu cũng là bí quyết cuối cùng biết chấp nhận sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên và bất di bất dịch để sống an nhiên, không sợ hãi, giúp cho người già bớt khổ, vượt thoát được bốn cánh cửa của đời sống một cách nhẹ nhàng.

Sau khi nêu lên sáu bí quyết sống an lành cho người già, Thầy ví như người đi đường gặp rắn, các pháp vô thường như những con rắn  nên người gặp rắn không sợ hãi, dùng gậy quán chiếu để xua rắn bò đi nơi khác không làm tổn hại mình. Tiếp đó thầy kể câu chuyện về cô bé quay tơ mười sáu tuổi con người thợ dệt tại thành Alavi. Lần đầu tiên cô được nghe bài pháp của Phật quán niệm về cái chết, cô đã thực hành ngày đêm suốt ba năm. Dù đường sá xa xôi và vất vả, trở về thành Alavi lần thứ hai, Phật quán sát biết rằng cô bé sắp bước vào dòng Thánh, nên Ngài kiên nhẫn chờ cô đến nghe Pháp để độ cho cô bài pháp cuối cùng. Phật hỏi cô bốn câu hỏi đơn giản, bình thường. Bốn câu trả lời của cô cũng đơn giản bình thường nhưng là bốn câu trả lời hàm ý thật sâu sắc sự giác ngộ của cô về cái chết.

 Phật hỏi : “Con từ đâu tới?”. Cô trả lời; “Con không biết” “Không biết” đây là không biết cô đến từ kiếp nào trong quá khứ. Phật hỏi: “ Con sắp đi đâu ?” Cô trả lời :  “Con không biết”. “Không biết” đây là không biết khi chết cô sẽ đi về đâu. Phật hỏi: “ Con có biết không?”. Cô hiểu ý Phật muốn hỏi cô có biết cô sẽ chết một ngày nào đó không. Cô trả lời “Con không biết”, Phật hỏi câu cuối cùng: “ Con có biết không ?”. Cô hiểu ngay Phật hỏi cô có biết khi nào cô chết không. Cô trả lời “Con không biết”. Bốn câu trả lời vẫn là ba chữ “Con không biết” nhưng vì  thực tập quán niệm về cái chết nên cô hiểu ý câu hỏi của Phật và Phật cũng hiểu ba chữ “Con không biết” của cô muốn nói gì. Cô đã đắc quả Dự Lưu sau khi trả lời bốn câu hỏi của Phật.

 Về nhà, gặp cha, cô kể lại câu chuyện về bốn câu hỏi của Phật, cô tiếp tục ngồi dệt vải. Người cha vô ý để chiếc thoi dệt bất ngờ bung ra đập vào ngực cô. Cô bé chết với tâm niệm lành và có sự chuẩn bị về cái chết.

Kết thúc buổi giảng, thầy đã trả lời cho câu hỏi: “ Ai sẽ là tôi cho tôi đây? ”. Cách sống của chúng ta ngày hôm nay, mỗi ngày chúng ta sống như thế nào sẽ ảnh hưởng đến tuổi già của chúng ta sau này. Sống nhẹ nhàng, an nhiên , tự tại, vô chấp. vô nhiễm, cao hơn nữa là an trụ pháp không, mở lòng ra với mọi người và môi trường chung quanh sẽ cho các bậc cao niên một đời sống an lành.

Công án “Cái gì đền bù xứng đáng cho những đau khổ trong cuộc đời bạn ?”, Thầy đã cho câu trả lời vào cuối giờ sau khi để thời gian cho thính chúng suy nghĩ  và tự giải đáp. Về vật chất, đó là sức khỏe, là cái thân quý giá này nhưng chỉ nên xem nó như một phương tiện để tu, phải chăm sóc cẩn thận cái thân này trong vấn đề ăn uống, tập tành vận động. Phải tiêu xài giảm đi và tích trữ nhiều hơn. Phải làm những việc công đức như bố thí ba la mật, nhìn mọi sự vật với cái nhìn vô tướng, vô chấp.

 Về tâm linh, người già muốn có đời sống an lành phải có niềm tin nơi Tam Bảo, sống trong tinh thần tứ vô lượng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả của đạo Phật, đối trị các tâm tiêu cực như tam độc tham sân si hoặc các cảm thọ buồn, vui, giận, ghét ...như việc cắt những chiếc móng tay dư thừa một cách dứt khoát.

 Cuộc đời Phật là những đóa hoa sen đẹp. Ngài sinh ra trên hoa sen, đi trên hoa sen, ngồi trên hoa sen.Giống như hoa sen, cuộc hành trình tâm linh của người Phật tử muốn có sự an lạc phải trải qua ba giai đoạn như hoa sen trong bùn. Hoa sen được ví như thân uế nhiễm của con người như bùn và từ bùn mọc lên. Nước là giai đoạn thanh lọc tẩy uế thân tâm con người cũng như giúp cho hoa sen trưởng thành. Giai đoạn thứ ba là hoa sen vượt lên trên khỏi mặt nước và sống trong hư không tỏa sắc hương giải thoát niềm đau nỗi khổ của thế gian

Lời bài kệ  nhắc nhở người già biết tu tập, xem chuyện sinh tử như thay chiếc áo cũ để mặc chiếc áo mới. Bài kệ  “Mộng”của Hòa Thượng Thanh Từ nhắn nhủ chúng ta sinh ra gá vào thân này chỉ là mộng, các pháp chỉ là mộng. Biết được như thế, giây phút cuối rồi đến chỗ tan mộng không ai tránh khỏi.

“ Gá thân mộng

   Dạo cảnh mộng

  Mộng tan rồi

  Cười vỡ mộng

  Ghi lời mộng

  Nhắn khách mộng

  Biết được mộng

 Tỉnh cơn mộng.”

Bài kệ chốt lại bài pháp đề tài “Làm thế nào sống an lành trong tuổi già” của Thầy Thích Tâm Thiện. “Văn. Tư . Tu” . Hơn hai tiếng đồng hồ nghe bài pháp đầy ánh sáng của trí tuệ của Thầy, các Phật tử ra về trong sự bình an, giác ngộ và giải thoát từ những sự quán chiếu qua sáu điều tu tập Thầy  và con đường tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả, diệt trừ tam độc Tham, Sân, Si trong giáo pháp của Như Lai.

 Một buổi chiều chủ nhật tràn đầy những tiếng reo hò, la hét, buồn, vui lẫn lộn của những trận bóng đá nhưng Thầy đã gieo xuống  tại đây trận mưa pháp cho hàng Phật tử chúng con những giây phút lắng lòng với tâm bình an và một bài pháp thật nhiều ý nghĩa.

   Cali ngày 18 tháng 6 năm 2018

 Diệu Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.