Hôm nay,  

Từ Bắc Hàn, Nhìn Lại Cuộc Hải Chinh Mỹ-nhật Năm 1941, Tới Hai Trái Bom Nguyên Tử. Thả Xuống Nhật 1945

09/06/201817:49:00(Xem: 4658)

Từ Bắc Hàn, Nhìn lại Cuộc Hải Chin Mỹ-Nhật Năm 1941,

Tới Hai Trái Bom Nguyên Tử. Thả Xuống Nhật 1945.
 

Mường Giang

 

blank

Bản đồ Tiểu Bang Hawaì (Hoa Kỳ)

 


          Lần đầu tiên sau 65 năm kết thúc chiến tranh Mỹ Nhật, Đại sứ Hoa Kỳ tại đây là John Roos và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.. hiện diện với hứa hẹn sẽ "  hủy bỏ tất cả các kho vũ khí nguyên tử" đang có khắp thế giới, để mưu tìm hòa bình cho nhân loại, trong lúc Thế Chiến III đang gần kề tại Trung Đông, Đông Âu, Bắc Á và Biển Đông, qua sự hung tàn thách thức của đế quốc Tàu đỏ (Trung Cộng, Nga Sô, Bắc Hàn) và thành phần Hồi giáo cực đoan như trước đây khối Trục (Đức, Ý, Nhật) đã làm khi mở màn Đại Chiến II (1939-1945).


          Câu chuyện khôi hài và lãng nhách trên của chánh quyền đảng Dân chủ Mỹ và người đại diện tổ chức LHQ hữ danh vô thực lúc đó, càng lố bịch thêm vì trong lúc giữa bầu trời thành phố Hiroshima đầy cánh chim bồ câu trắng cầu nguyện cho hòa bình, trong tiếng vỗ tay như pháo để hoan hô các lời phát biểu cuội, thì cũng là lúc các kho chứa bom nguyên tử của Mỹ, Nga (22.000 quả), Anh, Pháp, Ấn, Hồi, Do Thái, Tàu đỏ (1000 trái).. và Ba Tư, Bắc Hàn... đang chờ giờ G khai hỏa, để hủy diệt nhân loại với sức công phá của mỗi trái bom thời nay, mạnh gấp 150.000 lần, hai trái bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ đã thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ngày 6 tháng 8 năm 1945.

 

1- HẢI CHIẾN MỸ-NHẬT TẠI TRÂN CHÂU CẢNG (HAWAII) NĂM 1941 :

 

 

          Hawaiʻi là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dươn. Nó và Alaska là hai tiểu bang không giáp với bất cứ tiểu bang khác của Mỹ . Nắm về phía cực nam của Hoa Kỳ, là tiểu bang duy nhất thuộc miền nhiệt đới, không thuộc về châu lục nào. Hawaiʻi cũng là miền đất đang tiếp tục đưọc nâng lên, do các dòng dung nham đang chảy, nhất là từ núi lửa Kīlauea ở Big Island.

 

          Quần đảo Hawaiʻi bao gồm 19 đảođảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Trong số này có tám đảo chính nằm về phía đông nam của quần đảo. Theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam có các đảo Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui và Hawai'i (Big Island)..

 

          Ngưọc dòng lịch sử khi William McKinley thắng cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1896, vấn đề sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ được nổi lên lần nữa và cuối cùng vào tháng 6 năm 1897, McKinley ký hiệp ước sáp nhập với các đại biểu này của Cộng hòa Hawaii. Tổng thống sau đó gửi hiệp ước cho Quốc hội Hoa Kỳ để phê chuẩn.

 

          Nhưng vụ sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ bị nhiều người phản đối nên năm 1900, Hawaii vẫn được tự trị và giữ Lâu đài ʻIolani là trụ sở của thủ phủ lãnh thổ. Thời gian sau đó tuy có đề cập tới  cấp tiểu bang vài lần, Hawaii vẫn còn là lãnh thổ tự trị kéo dài thêm 60 năm, dưới sự thao túng của bọn chủ đồn điền được gọi Big Five, tiếp tục sử dụng nhân công rẻ mạt từ ngoại quốc đến; điều mà chính phủ liên bang cấm ở các tiểu bang khác.

.

          Tháng 3 năm 1959, sau khi đưọc hai viện Quốc hội thông qua Đạo luật  Sáp-Nhận,  Tổng thống Dwight D. Eisenhower tán thành  Ngày 21 tháng 8 năm đó, các nhà thờ khắp thành phố Honolulu kêu chuông khi Hawaiʻi được tuyên bố là tiểu bang thứ 50 của Liên bang.

 

          Năm 2005, dân số Hawaii ước tính là 1.275.194 người. Năm2010 có trên 1,3 triệu người do có một số lớn quân nhân cũng như khách du lịch. O’ahu là hòn đảo đông dân nhất và cũng có mật độ dân số cao nhất, tổng dân cư gần 1 triệu người trên một diện tích 1546 km² (597 mi²). Người Việt đủ các thành phần chính trị hiện nay tại tiểu bang chừng 13,000 người, 90% sống tại Honolulu/

 

          Sáng ngày 7-12-1941, quân đội Thiên Hoàng Hirohito bất thần mở một cuộc không kích  thần tốc kéo dài 1 giờ 50 phút, bằng 300 phi cơ chiến đấu đủ loại, nhắm vào Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đang trú đóng tại Trân Châu Cảng, thuộc thành phố Honolulu, Hawaii. Theo các sử gia, cuộc tấn công trên ngoài việc triệt hạ gần hết hạm đội của Mỹ tại đây, còn gây sửng sốt cho các chiến lược gia lúc đó. Bởi vậy, dù đứng trên quan điểm chính trị nào, họ bắt buộc phải công nhận “ đây là một chiến công sáng chói của người Nhật “ trước khi lãnh hai quả bom nguyên tử và đầu hàng Hoa Kỳ vô điều kiện vào tháng 9 năm 1945.

 

          Sau này khi nhắc tới trận đại chiến long trời lở đất tại Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), nhiều sử gia đã không ngớt tranh cãi suốt mấy chục năm qua, quanh quẩn chỉ là dấu hỏi “ về sự thất bại của tình báo Anh-Mỹ và lý do Hoa Kỳ để cho người Nhật tấn công một cách bất ngờ ?” trong khi đã có kinh nghiệm về cuộc hải chiến Nhật-Hoa năm 1894 và Nga-Nhật năm 1905. Tóm lại vấn đề đặt ra là người Mỹ, thật sự bị thua trận hay vì lý do chính trị phải để thua trận ? Tại sao Tổng thống Roosevelt không tin là Nhật tấn công Trân Châu Cảng, trong khi đã nắm trong tay nhiều tin tức tình báo ? Đó là những bí ẩn của lịch sử, cho dù Hoa Kỳ nói là đã giải mật hết những tài liệu cũ nhưng đến nay, theo các sử gia vẫn chưa bật mí gì hết trong vụ này.

 

blank

Trân Châu Cảng năm 1940 (ảnh trên NET)

         

          Mới đây, nhà biên khảo Igor Semenikhin dựa vào phúc trình của phương tây, cũng như cuộc đối thoại với một phi công củ của Nhật, đã ghi lại một vài chi tiết quan trọng, liên quan đến việc Nhật mở trận không kích vào Hạm Đội Mỹ năm 1941 tại Trân Châu Cảng.

 

           Tetsuo Shimada, phi công thuộc Phi Đoàn 1 của Không lực Thiên Hoàng, từ năm 1932-1945 , cũng là người đã trực tiếp tham chiến trận không kích Trân Châu Cảng. Ông hiện còn sống tại thành phố Kagoshima, phía nam đảo Kyusu (Nhật) và làm việc tại Viện Bảo Tàng, cho biết trong trận Trân Châu Cảng, phía Nhật có hai hàng không mẫu hạm Akagi và Shokaku tham chiến. Ngoài ra không quân Nhật đã cho một phi đội, đến thực tập tác chiến tại hỏa sơn Sakurajima vừa mới trồi lên giữa vịnh Kagoshima, vì địa thế  gần giống vùng Trân Châu Cảng.

         

Thật ra người Nhật đã chuẩn bị tấn công Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii, từ tháng 2-1941. Kế hoạch tuyệt mật này, chính Thủy sư đô đốc Yamamoto tư lệnh Hải quân Nhật, giao cho Đô Đốc Jisaburo nghiên cứu và rút kinh nghiệm, từ cuộc hải chiến Nga Nhật năm 1905, mà yếu tố thành công là sự tấn công bất ngờ của Nhật vào Hạm Đội Nga, đóng tại cảng Arthur vào ban đêm không báo trước. Đó cũng là kinh nghiệm mà người Nhật đã sử dụng khi tấn công Mỹ trong tương lai.

 

blank

Hình ảnh trong căn cứ quân sự Mỹ, trước giờ phi cơ Nhật tấn công

 

          Để tiến hành kế hoạch, một điệp viên cũng là một sĩ quan Hải quân Nhật tên Takeo Yoshikawa , qua tên giả là Morimura phó lãnh sự Nhật tại Honolulu, trà trộn vào các trà đình, tửu quán cũng như câu lạc bộ của Sĩ quan Hải Quân Mỹ, điều nghiên tin tức, quan sát chụp hình và tìm hiểu bí mật quân sự của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, ngay chính miệng của các sĩ quan Mỹ, trong lúc hơi men chếnh choáng. Thật ra, ngay những ngày đầu năm 1941, khi Takeo vừa từ Đông Kinh tới Honolulu, đã bị nhân viên tình bao Mỹ FBI theo sát. Nhưng nhờ đóng kịch quá khéo, nên chỉ một tháng ngắn ngủi, người Mỹ đã để cọp sổ chuồng. Nhờ vậy Takeo đã hoàn thành  nhiệm vụ một cách toàn hảo. Ngoài ra còn có Nagao Kita, thượng cấp của Takeo, cả hai đã góp phần tạo nên chiến thắng cho quân Nhật, qua cung cấp thông tin về các căn cứ không quân của Mỹ tại Hawaii lúc đó như Fords Island, Hickam Field, bãi đáp phi cơ của Hải Quân ở Kaneohe và quan trọng nhất là nhà kho chứa Pháo Đài Bay B-17 tại Trân Châu Cảng. Một điều quan trọng khác, là lúc đó, phi công Mỹ chỉ kiểm soát các vùng phía đông và tây nam Hawaii, mà bỏ trống mạn bắc. Ngoài ra, Tư Lệnh quân sự tại Trân Châu Cảng, tướng Walter C.Short, đã ra lệnh tập

         

 

blank

Hàng không mẫu hạm USS Virginia và Arizona bị đánh chìm

 

trung phi cơ một chỗ, nói là để chống phá hoại.. Ngày 24-9-1941, Đô đốc Toyoda, bộ trưởng ngoại giao Nhật, ra lệnh cho Takeo, phải tìm mọi cách chia Cảng Trân Châu ra 5 khu vực, với báo cáo chính xác, từ số lượng Tàu, Máy bay và mọi sự coi như trôi chảy. Về lý do, tại sao Nhật chọn Trân Châu Cảng làm mục tiêu tấn công. Sau này qua tài liệu, người Nhật cho biết vì đã nắm được gần hết các tài liệu trọng yếu của Hạm Đội Mỹ tại đây. Thứ đến là người Mỹ nếu đóng cửa Tòa Lãnh Sự Nhật tại Honolulu, thì cuộc chiến sẽ không xảy ra. Đây cũng là lý do mà các sử gia cứ đem ra tranh luận, còn Chính phủ Mỹ thì trả lời, sở dĩ làm như vậy, là tránh chọc giận người Nhật ?

 

          Tháng 10-1941, người Nhật mới tìm ra cách sử dụng ngư lôi có hiệu quả tại Trân Châu Cảng với độ sâu từ 10-15m, bằng cách gắn thêm vào các quả ngư lôi, một bộ ổn định bằng gỗ. Cuối cùng tất cả các phi công thiện chiến của Nhật, được lệnh tập trung về phục vụ tại các Hàng Không Mẫu Hạm, để lái các loại phi cơ phóng thủy lôi có gắn loại bom cỡ 15-16 inch, được ráp thêm bộ ổn định, để phá vỡ võ thép của các chiến đấu cơ Hoa Kỳ.

 

          Ngày 16-10-1941, nội các của Thủ tướng dân sự Nhật Koyoe từ chức. Ngày 18-10-1941 tướng Tijio lập nội các quân phiệt với chủ trương dùng võ lực chiếm Trung Hoa, Đông Dương và Tân Bá Lợi Á của Nga. Ngày 5-11-1941, Thiên Hoàng Hirohito quyết định, đánh Anh và Mỹ nhưng để đánh lạc hướng, Nhật giả vờ họp thượng đỉnh với Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn.. Trong khi đó tại Nhật ngày tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng, được nội các quyết định là 8-12-1941 theo giờ Tokyo.

 

          Đầu tháng 12-1941, từng nhóm tàu trong lực lượng đặc nhiệm ‘ Kido Butai’ đánh Trân Châu Cảng, tập trung về căn cứ Nhật Titurup, trên quần đảo Kurile. Thế rồi lúc 7 giờ 55 phút . ngày 7-12-1941, 353 phi cơ chiến đấu đủ loại của Nhật, chia làm 2 nhóm do Minoru Henda (183 phi cơ) và Mitsuo Fuchida ( 170 phi cơ) chỉ huy, đồng loạt tấn công Hạm Đội Thái Bình Dương đang tập trung tại Trân Châu Cảng. Hai đợt tấn công, kết thúc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng cùng ngày. Theo sử liệu, Nhật đã hủy diệt của Mỹ 232 Chiến Đấu Cơ và toàn bộ các Chiến Hạm có mặt trong Cảng. Ngoài ra có 3581 người thương vong ( 2435 người chết). Có 3 Hàng Không Mẫu Hạm nhờ đang thao diễn ở xa Trân Châu Cảng, nên không bị thiệt hại. Phía Nhật có 29 phi cơ bị hạ.

 

2- HIROSHIMA VÀ NAGASAKI, THẢM HỌA NGUYÊN TỬ ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI


          Hậu quả trên đã khiên Hoa Kỳ thay đổi kế hoạch dùng hai trái bom nguyên tử chế tạo đầu tiên, dự định đem thả tại thủ đô Bá Linh của Đức, lại được sử dụng để tàn phá nước Nhật, lúc đó đang bại trận khắp nơi nhưng vân chưa chịu đầu hàng Mỹ và Đồng Minh.


          8 giờ 15 pháy ngày 6 tháng 8 năm 1945, nhân loại lần đầu tiên đã biết nếm mùi thảm họa của bom nguyên tử , khi Hoa Kỳ thả xuống thành phố Quang Đảo (Hiroshima) của nước Nhật. Quá khứ đau khổ vì chiến tranh cũng như những ám ảnh và hậu quả trên thân xác con ngươi, do tác hại của bụi phóng xạ chưa chìm sâu trong đáy huyệt thời gian, thì một tai họa khủng khiếp khác lại tái diễn vào lúc 1giờ 23 phút ngày 26-4-1986, do 1 trong 4 lò phản ứng của trung tâm nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, thuộc Liên Bang Xô Viết cũ bị nổ, do sơ suất kỹ thuật làm thoát chất phóng xạ ra ngoài. Rồi thì sự kiệnThree Mile Island và liên tiếp nhiều nhà máy phát điện khác ở Pháp và Nhật cũng bị lũng rĩ làm thất thoát chất phóng xạ ra ngoài.


          Gần đây vào lúc10 g 35 phút ngày 30-9-1999, nhà máy điện nguyên tử Tokaimura thuộc tỉnh Ibaraki, nằm cách Tokyo (Nhật Bản) khoảng 120 km cũng bị nổ. Theo nhận xét của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), thì đây là một tai nạn phóng xạ nguyên tử nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, kể cả hai trái bom nguyên tử mà Mỹ đã thả trên nước Nhật và sự kiện tại nhà máy Chernobyl của Liên Xô năm 1986.
Ta biết Âu Châu, Nhật cũng như Liên Xô.. đều là những quốc gia tiền tiến, văn minh, có đủ phương tiện thực hiện cũng như bảo trì những nhà máy điện nguyên tử của quốc gia họ. Nhưng cuối cùng trong vài trưòng hợp đặc biệt, cũng phải đành bó tay đứng nhìn tai họa hoành hành. Tại các nước Á Châu kể cả Nhật Bản, hiện đang chơí với trước hiểm họa chất thải nguyên tử và cũng chưa có một chương trình nào hữu hiệu, để mà kiểm soát các hoá chất đôc hại, cũng như các chất thải vô cùng nguy hiểm, vì một số thùng chứa chất phóng xạ, sau 30 năm đã bị ăn mòn. Quan trọng nhất là Năng Lương Nguyên Tử tại các nhà máy này gần như sạch trên mà bẩn dưới.


          Theo các hồ sơ mật thời chiến tranh lạnh vừa được Hoa Kỳ giải mã, mới biết được Liên Xô, tuy là đồng minh của Anh Mỷ trong thế chiến 2, nhưng Stalin đã lợi dụng danh nghĩa ngoại giao, cài đặt một mạng lưới tình báo lớn tại Bắc Mỹ, qua danh xưng ‘ Net’, do Trung Tá KGB Zabotin, chỉ huy. Cũng nhờ sự khai báo của một điệp viên Nga đào tẩu là Igor Gouzenko nên các Chính Phủ Hoa Kỳ-Anh-Canada mới biết là Stalin đã nắm trong tay, tình hình quân sự của Tây Phương, đặc biệt hơn là hoạt động của các hệ thống nhà máy hóa chất cũng như nhà máy điện nguyên tử, toi luyện chất Uranium, tại Chalk River, thuộc bang Ontario-Canada.


           Ghê gớm nhất, đó là những tuyệt mật của dự án Manhattan, chỉ có Hoa Kỳ-Anh và Canada biết, nhưng qua một điệp viên có bí danh ‘ Alek ‘ nên Mạc Tư Khoa đã biết rõ mọi chi tiết chế tạo bom, từ trọng lượng chất Uranium và Plutonium trong hai quả bom nguyên tử, sắp thả xuống hai thành phó của Nhật là Hiroshima và Nagasaki..

 

          Thần thánh hơn, là điệp viên Nga đã đánh cắp 162 gam mẫu chất uranium-235, được chế biến tại nhà máy Chalk River-Canada chuyển về cho Stalin một cách an toàn. Tóm lại những bật mí của Gouzenko vào ngày 7-9-1945, đã làm cho cả Tổng Thống Mỹ là Truman và tân Thủ Tướng Anh Clement Attlee, như từ trên trời rớt xuống. Sự xấu hổ vì bị cọng sản qua mặt, đã manh nha một cuộc chiến tranh lạnh và chấm dứt đồng minh giữa Liên Xô cùng Tây Phương, ngay khi thế chiến 2 kết cuộc.


          Sáng ngày 16-7-1945, hai quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại, đã chính thức thành công tại phòng thí nghiệm đặc biệt của Mỹ ở Los Alamos, sau 2 năm miệt mài thử nghiệm, qua dự an Manhattan giữa ba nước Hoa Kỳ-Anh-Canada. Theo kế hoạch, thì hai quả bom trên được phe Đồng Minh đem thả tại Bá Linh của nước Đức. Nhưng bom chưa xong mà Đức đã thua trận đầu hàng. Do trên mục tiêu phải thay đổi và Nhật là nạn nhân bị chọn để làm vùng thử nghiệm.


          Cũng theo sử liệu thì việc Nhật bị giội bom do mục tiêu chính trị hơn là quân sự, vì lúc đó mật trân Phi-Âu Châu đã kết thúc. Do đó tất cả đồng mình đều dồn hết sức tàn, để diệt Nhật thì cần gì phải thả bom nguyên tử " Tóm lại,hai quả bom thả xuống nước Nhật, không phải nhằm chấm dứt chiến tranh mà Mỹ muốn lấy đó, để răn đe và cảnh cáo Stalin trên bàn hội nghị.


          Léo Szilard, nhà bác học Hung gia Lợi, một trong những nhà khoa học đã thuyết phục Tổng Thống Mỹ Roosevelt, thực hiện chế tạo quả bom A đầu tiên. Ông cũng là một trong những nhà khoa học, ngăn cản thuyết phục Tổng Thống Truman, đừng thả hai trái bom nguyên tử vừa chế được xuống nước Nhật. Theo Léo, thì lý do Mỹ không nên sử dụng bom nguyên tử, vì đó là cái cớ để chạy đua vũ khí nguyên tử với Liên Xô.


          Hai trái bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ, gồm một trái lớn mang tên là Fat Man loại bom Uranium, có sức tàn phá manh bằng 20.000 tấn chất nổ TNT (trinitrotoluene). Riêng trái thứ 2 nhỏ hơn, mang tên Little Boy là loại bom Plutonium, dù rằng trọng lượng cũng là 20.000 tấn chất nổ (Nay bom nguyên tử nao cũng có sức manh trên cả triệu tấn TNT).


          Phi Đoàn số 509 gồm các pháo đài bay B29 của Hoa Kỳ, do Đại Tá P.W. Tibbets chỉ huy, từ năm 1944 đã bắt đầu thực tập việc thả các loại bom nguyên tử. Trong lúc đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Stimson của TT.Truman, cũng được lệnh thành lập một ‘ Ủy Ban Mục Tiêu ‘, đề nghị những thành phố Nhật, có thể bị ném bom. Theo đó, các thành phố được chấm theo ưu tiên như sau : 1-Hải cảng Hiroshima lúc đó là bản doanh của quân đoàn. 2-Kokura là trung tâm đóng tàu chiến lớn nhất của nước Nhật. 3-Niigata là hải cảng và trung tâm lọc dầu. 4-Kyoto vừa là cố đô, cũng là trung tâm sản xuất quân trang dụng nhưng giờ chót , chính Bộ Trưởng Stimson cho rằng Kyoto có nhiều di tích lịch sử, nên đem thành phố Nigasaki thay thế.


          Cuối cùng Tổng Thống Mỹ là Truman , quyết định ném trái bom Fat Man xuống thành phố Hiroshima, vào lúc 8 giờ 15 giờ địa phương, ngày 6-8-1945, vừa để chấm dứt chiến tranh cũng vừa để răn đe Liên Xô.
Sau khi thả xong trái bom lớn xuống Hiroshima, vào ngày 7-9-1945 nội bộ Nhật cực kỳ hỗn loạn, tuy nhiên lúc đó từ hoàng thân Takamatsu là nhà bác học, cho tới thủ tướng Togo, vẫn không chịu tin vào sức mạnh của bom nguyên tử, bởi thế không chịu ngưng chiến. Do trên, ngày 9-8-1945, trái bom thứ hai Plutonium được thả xuống Nagasaki. Trái bom này đáng lẽ phải thả xuống thành phố Kokura nhưng vì hôm đó, mây mù dầy đặc toàn đảo Kyushu, không thể nào thực hiện được phi vụ. Do trên, trưởng toán là thiếu tá Sweney, phải đổi mục tiêu tới thành phố Nagasaki.


          Theo các nhân chứng, thì trái bom thứ hai dù tên gọi là thằng nhỏ, nhưng sức công phá lớn hơn trái thứ nhất. Và ảnh hưởng của nó, sau khi thả bom đã suýt làm nổ tung máy bay, khiến phi cơ phải hạ cánh khẩn cấp xuống Okinawa.. Riêng sức sát hại tại Nagasaki, chỉ có 74.000 người chết, cũng nhờ các đồi chung quanh thành phố che chở, làm giảm bớt sự tàn phá. Riêng tại Hiroshima, trái bom nguyên tử đã giết chết 186.940 người, bao gồm cả người Nhật , lẫn các tù binh Hoa Kỳ, Âu Châu, Trung Hoa và Cao Ly. Những nạn nhân chết vì bỏng và phóng xạ nhưng tử thần vẫn không chịu tha cho họ, mà còn kéo dài cho tới ngày nay, qua các chứng bệnh ung thư, dị tật nơi trẻ sơ sinh.


          Ngày 6 tháng 8 năm 2010, giữa lúc nước Nhật đang làm lễ tưởng niệm hàng trăm ngàn nạn nhân đã bỏ mình vì bom nguyên tử trong Thế Chiến II, cũng là lúc Mỹ và CSVN đang thảo luận công khai về việc “ cho nước này tự làm giàu chất Uranium “ hay nói một cách có văn hóa là “ được chế bom nguyên tử qua sự giám sát của Hoa Kỳ, khi nước này trúng thầu xây dựng nhà máy Điện Nguyên Tử của VN tại Ninh Thuận.


          Và dù Mỹ đang bác bỏ việc thảo luận trên trước dư luận nhưng với Trung Công thì bảo thẳng “ Đó là quyền lợi của nước Mỹ và VN, mắc mớ gì Tàu xen vào " “

 


Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 6 năm 2018.
MƯỜNG GIANG

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.