Hôm nay,  

Tâm Tình Của Khán Giả Khi Xem Asia 82 - Tình Khúc Phạm Đình Chương

06/06/201813:01:00(Xem: 4636)

Tâm Tình Của Khán Giả Khi Xem Asia 82:
Tình Khúc Phạm Đình Chương

Jimmy Show



Live show Asia 82 chủ đề "Tình khúc Phạm Đình Chương" trình diễn tại Pechanga vào ngày 28 tháng 4 vừa qua, với sân khấu được thiết kế thơ mộng, đẹp và sang trọng. Chương trình dàn dựng công phu với dòng nhạc thính phòng, thật trữ tình của Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương. Hai xuất thu hình vào lúc 4 giờ chiều và 8 giờ tối đã "sold out", khán giả ngồi đầy kín rạp hát chăm chú nhìn lên sân khấu, lắng tai nghe thưởng thức âm nhạc chủ đề thật giá trị, vinh danh nhà soạn nhạc tiên khởi và lừng danh nhất của nền tân nhạc Việt Nam:Nhạc sĩ Phạm Đình Chương !. .. Nhiều lần với những tiếng vỗ tay kéo dài, những tiếng hoan hô rộn ràng, tiếng ồn cổ võ huýt sáo to, chắc chị Thy Vân, Ban giám đốc Asia, cùng Asia 82 Production Team cảm động và hãnh diện với sự bày tỏ thương mến của khán giả lúc nào cũng dành riêng trọn tình thân cho Trung Tâm Asia.
 
Chương trình "Tình khúc Phạm Đình Chương" được MCs giới thiệu sẽ chia từng phần với tên đặt cho từng phần là tên bài hát, đánh dấu những sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa đi theo từng giai đoạn của thời gian. Asia sắp xếp những nhạc phẩm với phần 1 là "Màu kỷ niệm", phần 2 " Mộng Dưới Hoa", phần 3 "Người đi qua đời tôi", kế tiếp là "Bay qua nỗi nhớ", và "Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông"...
 
Khán giả được xem một video clip với những hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm của Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương.
 
** Nhạc Phạm Đình Chương của giai đoạn "Màu kỷ niệm" tràn đầy tình tự quê hương, bát ngát nhịp sống dân dã... Qua những ca khúc sáng tác thời điểm đầu của Ông có những bài như " Sáng Rừng", " Ra đi khi trời vừa sáng", "Ngựa phi đường xa", ..v.v.. bừng bừng sức sống gắn bó tình dân tộc, góp phần gầy dựng quê hương! Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình: "Khúc giao duyên", "Được mùa", "Tiếng dân chài"..
 
- "Sáng rừng" -là ca khúc mở đầu chương trình với những tiếng hát trẻ Cát Lynh, Ngọc Anh Vi, Cardin, Ngô Khải Anh với 6 dancers (4 nữ, 2 nam) trong trang phục kiểu cao nguyên miền Thượng. Dancers cầm cây dài, tất cả nhảy múa theo kiểu bộ lạc (tribal) với không khí sôi động, tươi trẻ.
 
- "Ngựa phi đường xa" - Bài hát được director dàn dựng cho Hoàng Anh Thư và Lê Quốc Tuấn hát song ca, nhảy múa với phong cách không bị gò bó , rất thoải mái freely.
Khen LQT đã hăng say trong "vai trò" của mình, mặc quần jean đen, áo sơ mi đen, phía trước ngực có thêm 1 phần vải to, tương tự như là "horse bib". Khen HAT cũng rất hăng hái, cô "tiểu thư " nhảy múa vui thích quất ngựa với chiếc áo dress màu trắng tinh, vải sheer được may thêm thật dài ở tay áo. Nhạc phẩm được hoà âm rộn ràng phơi phới, có thêm tiếng ngựa "hí" của Lê Quốc Tuấn. Good job!
 
.Thuở xưa Ban Hợp Ca Thăng Long trình bày "Ngựa phi đường xa" tiết tấu vui nhộn cùng với tài năng giả tiếng ngựa hí vang độc đáo của ca sỹ Hoài Trung được khán giả thích thú. Bài hát đã gắn liền với Ban Thăng Long, khán thính giả rất ái mộ, và ai cũng tưởng Phạm Đình Chương đã sáng tác, nhưng tác giả sáng tác nhạc phẩm ni là NS Lê Yên!
 
** Trong lúc nhạc sĩ đang hạnh phúc, ông soạn nhiều bản nhạc trữ tình, vui ca thơ mộng đã nổi tiếng như: Mộng dưới hoa, Ly rượu mừng, Đón xuân, Thuở ban đầu...
 
- "Mộng Dưới Hoa" . Được Hoà âm rất hay, tiếng nhạc du dương intro với Saxophone nghe thật trữ tình, dâng trào cảm xúc...!! Wow, amazing voice. Giọng hát Xuân Phú thật trầm ấm, có một chút gì đó thanh thoát . Anh đã trình bày ca khúc với cảm xúc nhẹ nhàng, êm dịu...Background video screen chiếu hình ảnh một rừng cây lá vàng, được di chuyển với vài chiếc lá vàng rơi nhè nhẹ & lá bay rung rinh! thật ... lãng mạn! So...superb!
 
. Khoảng năm 1957 lúc NS Phạm Đình Chương đọc tập thơ "Đường Vào Tình Sử" của Đinh Hùng, thấy bài "Tự Tình Dưới Hoa" hay hay, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, đầy nét lãng mạn quá ư trữ tình, ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấy. Khi phần nhạc đã hoàn thành thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn. Từ đó chính ông và thi sĩ Đinh Hùng thêm bớt một cách rất khéo léo, theo tính chất rất lãng mạn mà vẫn giữ giai điệu theo lề lối cũ classic của bài thơ.
 
. MC Nam Lộc đã kể cho Leyna & khán giả nghe về chuyện tại sao tựa bài hát "bị" nói lái, nghe rất vui & mắc cười. hihi :) Quý vị và các bạn đợi xem DVD Asia 82 sẽ biết nhé!
 
- "Thuở ban đầu" - Adored performance. Cát Lynh & Triệu Khắc Vinh.
Nhạc phẩm "Thuở ban đầu" là bài hát trữ tình, ít u sầu nhất khi Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác tình ca. Với một chút mộng mơ, một chút tình tứ ngấm ngầm đáng yêu, chàng tình tự với nàng. "Sao không thấy em lại, để cùng anh thẩn thơ, trước sân trăng vời vợi, để rồi cùng ước mơ" . Phần trình diễn dễ thương với Cát Lynh và Triệu Khắc Vinh. Bài hát ni được hoà âm theo nhịp điệu ChaChaCha, nghe véo von, vui tai.
 
** Giai đoạn sáng tác kế tiếp ca khúc của Phạm Đình Chương là hạnh phúc tan vỡ, ông bắt đầu sáng tác tình ca. Những tác phẩm được soạn trong thời gian nầy với giai điệu dza dziết, nỗi đau tình yêu gẫy đỗ và lời bài hát thì chứa chan nỗi niềm tha thiết, chán chường, .. "Đêm cuối cùng", “Cuộc tình đã chết”," Nửa hồn thương đau", " Người đi qua đời tôi"…
 
- "Xóm Đêm" - Dựa theo lời tâm tình của cô Thanh Lan với Jimmy Nhựt Hà trong chương trình "Tin Văn Nghệ với Jimmy": nhạc phẩm Xóm Đêm là bài hát đầu tiên Thanh Lan hát trên đài truyền hình Sài Gòn. Khoảng năm 1967 lúc đài mới bắt đầu "phát sóng", quay hình ảnh đen trắng. Thanh Lan nhắc lại lúc đó được Nhạc Sĩ Lan Đài dẫn đến một ngõ hẻm vào một buổi chiều tối để quay ngoại cảnh cho bài hát.
 
Trích theo lời nhận xét của Nhà thơ Du Tử Lê: " Xóm đêm như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của Phạm Đình Chương có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu, đêm khuya ngõ sâu như không màu, qua phên vênh có bao mái đầu, hắt hiu vàng ánh điện câu…”
 
Trong Asia 82, Thanh Lan không diễn vai người sống trong xóm nhỏ đó mà là ca sĩ đi hát về lúc đêm khuya, đi ngang qua xóm đêm! Trên video screen được thay đổi qua lại Hình ảnh của Sài Gòn những hẻm nhỏ về khuya với những giọt nước mưa tí tách, gió thổi lất phất ...Giọng hát trầm của TL có vài đoạn nghe nghẹn ngào, thêm với tiếng đệm guitar của người (nam) nhạc sĩ đứng solo trên sân khấu đã tạo thêm cảm giác buồn vắng..
 
- "Đêm cuối cùng" - Diễm Ngân
. Đêm cuối cùng là một bài hát rất xót xa với lòng yêu tha thiết nhưng không hàn gắn được hạnh phúc, nên giai điệu nhức buốt con tim, qua nhịp Boston từ từ chậm rãi, than vãn.
Lúc bắt đầu khi Mc giới thiệu 2 bài hát thì Diễm Ngân & Duy Thành bước ra sân khấu chung với nhau, ôm nhau bịn rịn nói vài lời. Sau đó Duy Thành quay lưng bước vào trong, và Diễm Ngân trình diễn solo "Đêm cuối cùng" .
 
. Nhớ đã xem Diễm Ngân hát trên sân khấu Asia 80, bài hát dân ca "Lý qua đèo" dáng điệu mỏng manh, thuỳ mị. Hôm nay đã trình diễn một nhạc phẩm có thể nói là "khó", nhưng Diễm Ngân đã trình bày rất tới. Mang giữ nét đậm đà lãng mạn của tình khúc vào tim, và từ đó Diễm Ngân đã hát lên cùng với nỗi niềm của NS Phạm Đình Chương. Thêm nữa, trong buổi chia tay đầy nước mắt thương đau, người nhạc sĩ còn ghi lên nỗi vương vấn, lo nghĩ bâng quơ:
 
"Em ơi đừng khóc sầu chia ly.
Vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì" ...!!!
 
- "Người đi qua đời tôi" - Duy Thành
Nguyên tác thi phẩm của Thi sĩ Trần Dạ Từ mang tên "Thơ cũ của Nàng", Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương đã làm cho cả bài thơ cùng bài hát nổi tiếng, soạn tên với ca khúc sáng tác thành "Người đi qua đời tôi" . Đọc tựa bài hát thôi đã nghe xót xa, trắc trở!. Good Job Duy Thành! Giọng ca và diễn tả thành công trọn vẹn bài hát trong khoắc khoải, day dứt không nguôi.
 
- "Nửa hồn thương đau" - Hồ Hoàng Yến. Superb. Tuyệt!
 
. Bài hát “Nửa hồn thương đau” do Phạm Đình Chương viết lời, nhạc và tựa, được sáng tác vào năm 1970, lời không phải phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền như đa số người đã tưởng!. Trong "Nửa hồn thương đau", Phạm Đình Chương chỉ mượn duy nhất 2 câu chót trong bài thơ "Lệ đá" của Thanh Tâm Tuyền mà Cung Tiến từng phổ nhạc mà thôi. Nhạc phẩm nầy được dùng là nhạc chính đệm cho phim “Chân trời tím” (truyện của Văn Quang) do Liên Ảnh Công ty của Quốc Phong làm giám đốc & đạo diễn là Lê Hoàng Hoa, phim ra mắt năm 1971.
 
- "Đón Xuân" - Ngọc Anh Vi. Delightful. Ca khúc trình diễn dễ thương, nhiều màu sắc.
. Ca khúc được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác với điệu swing vui tuơi, có âm hưởng nhạc Ngoại quốc với kiểu nhảy múa điệu bộ nhạc đồng quê. Là một bài hát không thể thiếu khi mỗi mùa Xuân - Tết đến gia đình sum họp.
( On the lighter note, đôi giày Ngọc Anh Vi mang rất.. rất...đẹp! So gorgeous)
 
- "Anh đi chiến dịch" - Thế Sơn
. Lời ca, giai điệu phấn khởi. Phạm Đình Chương sáng tác nhạc phẩm khi phong trào tòng quân nhập ngũ khởi lên, với ý nói về sự cương quyết đầy nghị lực của những người Lính trẻ miền Nam, Việt Nam.
Vì thương quê hương, thương dân tộc lầm than, trong tâm tư tràn đầy quyết chí...nên ANH ĐI! Chỉ cần kiên nhẫn đợi chờ cho mưa đi qua, giông tố bão bùng rồi sẽ tan biến đi, Phạm Đình Chương đã tạo niềm tin là ngày mai Quê Hương đất nước sẽ lại yên bình....
 
. Trên sân khấu video screen chiếu hình người lính VNCH với cô gái hậu phương tiễn anh lên đường, phía dưới là hình ảnh lửa đỏ đang bắt cháy! Powerful photo. Nhìn lên video screen đã tạo một tác động mạnh, khen người design phông hình ni. Thế Sơn với quân phục Bộ Binh, bên 2 tay có đeo Military patch, bên trái là số 7 = biểu hiệu cho "Sư đoàn 7", bên phải là số IV = biểu hiệu "Quân khu IV". Trên lưng Thế Sơn đeo balô nặng trĩu, có treo cái nón lính. Thế Sơn hát với tất cả tấm lòng tự hào của người Lính, khoác áo chiến binh vì nghĩa vụ quân sự, bổn phận của người trai thời chinh chiến. Giọng ca của Thế Sơn và tư thế đứng nghiêm trang, phong cách rất hào hùng. Impressive Performance. Hạ Vi nhận thấy Thế Sơn đã có những xúc động trên gương mặt của anh khi trình diễn ca khúc nầy.
Cuối bài hát Anh đưa tay chào khán giả theo lối chào quân sự (Military salute) và quay bước đi theo kiểu duyệt binh (Military march). Nhìn theo bước chân của Thế Sơn, cảm thấy tội và thương quá cho những anh lính chiến của QLVNCH!
 
- "Hội Trùng Dương" - BRAVO! Lê Uyên, Huệ Thy & Bích Đào.
 
. Khi nhắc đến những nhạc phẩm tiêu biểu nhất của NS Phạm Đình Chương thì trường ca “Hội Trùng Dương” được xếp ngang hàng với những “Trường Ca Sông Lô“ của Văn Cao hay “Hòn Vọng Phu“ của Lê Thương, những hãnh diện dân tộc được bùng vỡ trong lời ca nhịp điệu. Thời gian hoàn tất là bốn năm, khi đó ông mới 21 tuổi bắt đầu viết, đến 25 tuổi là hoàn thành…
Phạm Đình Chương sáng tác Hội Trùng Dường trong thời gian đất nước bị chia đôi, muốn ghi lên nỗi niềm thiết tha là Bắc Trung Nam đều chung một nhà và 3 dòng sông lúc nào cũng đỗ xuôi về biển Mẹ. Ba dòng sông hoà quyện lại chứa chan bao yêu thương, tràn đầy tình tự quê hương.
 
. Rất thích phần trình diễn của 3 bài hát nầy, với sự hiện diện hiếm quý của cô Lê Uyên trình bày Tiếng Sông Hồng. Lê Uyên là tiêu biểu cho một sự mẫu mực, sâu sắc & bền lâu. Trình diễn chung quanh cô Lê Uyên có 10 nam nữ dancers , nhảy múa với những mảnh lụa là, màu xanh, như màu của sông nước. Huệ Thy trình bày Tiếng Sông Hương, tóc thắt bím được bới vòng, tay cầm nón lá trong tà áo dài tím quần trắng, rất nên thơ cùng thêm hình ảnh background là Thành Nội Huế. Không hiểu sao lúc nào cũng vậy, khi nghe mấy câu hát bắt đầu cho "Tiếng Sông Cửu Long" làm mình bị xao động, nghẹn ở cổ. Mà lần ni cũng rứa! Khi Bích Đào bước ra hát:" ô, ồh...ôô,... đây miền Nam..." Cô gái miền Nam Bích Đào với kiểu tóc dài cột sau lưng. Good outfit costumes and hairstyles for tất cả ca sĩ và dancers trong "Hội Trùng Dương". Asia đã chú ý từng chi tiết nhỏ của ba miền. Từng chiếc áo dài, mái tóc đã gợi lại nhiều nét đẹp, nét duyên riêng của từng miền.
-"Tiếng dân chài” - Hoàng Quân.
 
. Một sáng tác nhạc sĩ được NS Phạm Đình Chương kể lại là đã lấy từ cảm hứng trên bờ sông Mã khi quan sát sinh hoạt của những người dân chài lưới.
Với giai điệu sinh động, tràn gập nhịp sống của người dân ở làng chài lưới. Nghe bài hát qua cách biên soạn diễn đạt thật tinh tế của nhạc sĩ, chúng ta có thể hình dung ra một thước phim hình ảnh trước mặt với tình quê hương sâu sắc bằng ngôn ngữ cùng nhau họ chung sức, tương tác hùng mạnh có sự cương nghị kỷ luật trong cuộc sống phải nói là xẩy ra thường xuyên của người dân xóm làng chài lưới.
 
. Hoàng Quân trong quần áo bà ba dân quê màu nâu sặm, với dancers ca khúc được dàn dựng như một nhạc cảnh ở làng chài với nhộn nhịp gió biển, khung cảnh ồn ào xôm tụ với những chiếc nón lá, rổ tre, và thúng quê hương.
Wonderful voice, and great closing song, đã cho khán giả một cảm giác bình yên, chân thành. (....Anh Nam Lộc kể câu chuyện rất tiếu lâm của anh về bài hát "Tiếng dân chài" & Thuỳ Dương, Leyna đã hoà quyện với nhau, trong không khí vui tươi, cởi mở để các cô MC cùng khán giả "hợp tác", cùng nhau để "Ơi" cho thật to. Quý vị và các bạn nhớ đón xem DVD Asia 82, "để biết thêm chi tiết" về chuyện nầy nha! hihii. :))
 
. Special Thanks to the wonderful 4 Mcs: anh Nam Lộc, anh Châu Đình An, Thuỳ Dương và Lyena cùng Mc khách mời Diệu Hương. Chương trình dài 3 tiếng được các MC giới thiệu trong không khí thân mật, theo thứ tự mạch lạc, dẫn dắt khán giả những mẫu chuyện sâu sắc về Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương, và kể nhiều chuyện vui nhộn.
  
. Rất vui khi thấy Asia càng ngày càng khởi sắc....Từ sân khấu design đẹp mắt, ánh sáng, đèn sân khấu dùng nhiều màu nỗi bật đến tiếng nhạc, âm thanh, hoà âm xuất sắc, costumes trang phục đã chuẩn bị chu đáo...Khán giả của 2 xuất show tại Asia 82 đã thích thú hào hứng, xôn xao tham dự.
Asia số 82, chủ đề “Mộng Dưới Hoa, Tình Khúc Phạm Đình Chương” phát hàng vào trung tuần tháng 6, 2018 trong sự mong đợi của tất cả mọi người.
 
Thân thương chúc Trung Tâm Asia phát triển biền vững. Love Asia!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.