Hôm nay,  

Khí Công Dưỡng Sinh: Một Phương Pháp Trị Bệnh Hữu Hiệu

26/05/201800:00:00(Xem: 5996)
 Chu Tất Tiến

 
Thập niên gần đây, với sự phát triển của Internet, nhiều phương Pháp Khí Công đã được phổ biến tràn lan trên mạng, giúp cho người chịu khó tập luyện được thêm sức khỏe, ngăn cản nhiều căn bệnh của tuổi tác, và nếu tập luyện kiên trì lại có thêm sức mạnh, có thể làm được những việc nặng mà trước đó không làm nổi. Trong phạm vi một bài viết ngắn, người viết dựa theo kinh nghiệm 55 năm theo Võ Nghiệp cũng như Giáo Dục, xin tóm lược những nguyên tắc và các hình thức tập luyện căn bản, mong độc giả bảo vệ được sức khỏe của mình, đặc biệt là giúp độc giả tránh được các bệnh “3 cao, 1 thấp” (cao mỡ, cao máu, cao đường và thấp khớp), cũng như qua khỏi những cơn nguy biến của bệnh Đau Tim và Thần Kinh Căng Thẳng và đôi khi tránh được các cơn Stroke.

 
1. NGUYÊN TẮC

Trước hết, KHÍ CÔNG là phương Pháp tập luyện với hơi thở (Khí = hơi, Công = tập luyện, việc làm). Ba điểm chính mà người luyện tập cần nhớ là HÍT THỞ ĐÚNG CÁCH, TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG, và CHUYỂN ĐỘNG NHẸ NHÀNG.

A- Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt.

B- Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài. Nếu mở mắt ra mà thấy chia trí thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi.

C- Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một sự tưởng tượng như mình đang luân chuyển như một dòng nước trôi không ngừng nghỉ.

2. HÌNH THỨC

Thật ra, có rất nhiều bài tập, từ những bài đơn giản đến rắc rối, nhưng vì không có cơ hội để luyện tập chung trên sân tập mà chỉ ghi chép trên giấy, nên người viết chỉ đưa ra những hình thức căn bản mà thôi. Từ những thế căn bản này, mà ai cũng có thể tự tạo ra cho mình những thế riêng biệt, không cần cẩm nang hay “bí kíp” gì cả, miễn sao chuyển động liên tục cho đến khi mệt thì nghỉ. Khi nghỉ cũng không “thở hồng hộc”, mà cố gắng thở chậm và điều hòa.

A- Tự chữa các cơn đau nhức xương, gân bằng cách vận động từ trên cổ xuống dưới chân, từ phải qua trái.

1-Luyện cổ đế chống đau cổ và thiếu máu óc: Có ba động tác: Xoay vòng cổ, quay trái phải, và bẻ cổ lên xuống. Trước hết là “xoay vòng cổ”: Đứng thẳng, từ từ xoay cổ từ phải qua trái 10 lần xong làm ngược lại, từ trái qua phảị (Đếm thầm trong óc 1, 2, 3...). Xoay đầu theo vòng tròn dựa trên chiếc trục cổ. Sau đó, “quay cổ trái, phải”: quay đầu qua bên phải đến hết cỡ không bẻ được nữa thì ngưng lại, trong khi từ từ hít và. Khi không còn quay được nữa thì nín hơi (đếm từ 1 đến 5), rồi từ từ chuyển hướng, quay cổ sang bên trái, cũng hít vào thật chậm, nén hơi, rồi thở ra thật chậm. Làm cả hai bên trái, phải, mỗi bên chừng 10 lần. Động tác tiếp theo là “bẻ cổ lên xuống” : Gập đầu xuống ngực tối đa, xong ngửa cổ lên tối đa, cả hai hướng trên dưới chừng 10 lần, cũng hít thở thật chậm. Thế tập cổ này còn có thể giúp trị bệnh đau tay hay vai gây ra bởi dây thần kinh cổ bị kẹt giữa hai khớp xương cổ. Ngoài ra, khi vặn cổ và hít thở như thế, sẽ giúp máu chạy lên óc nhanh hơn và nhiều hơn, giúp tăng cường trí nhớ, có thể tránh được bệnh Lẫn trí...

2-Luyện vai để chống đau vai: Thả lỏng vai, tay xuôi theo người, tự xoay hai vai theo vòng tròn từ đằng sau ra đằng trước 10 lần, sau đổi hướng ngược lại, từ trước ra sau. Hít thở thật chậm. Nhớ là không phải nhích vai lên xuống mà phải xoay vòng, đầu tiên co vai về phía trước và trên rồi hạ vai xuống, ưỡn ngực ra rồi lại xoay vai vòng lên trước và trên.

3-Luyện cổ tay để chống đau cổ tay: Để hai cổ tay trước ngực, lắc thật mạnh cổ tay từ trên xuống dưới 10 lần rồi lắc  từ ngoài vào trong 10 lần, từ trong ra ngoài 10 lần.  Nhớ là không chuyển động cánh tay, mà chỉ lắc lắc cổ tay mà thôi. Sau đó, bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái, xoay vòng bàn tay trái 10 lần. Đổi tay, tay trái nắm lấy cổ tay phải, xoay vòng bàn tay phải…Thế này giúp cho những người làm việc với Computer, làm Nail, thợ may không bị bệnh đau cổ tay (Carpal tunnel). Theo Tây Y thì phải mổ cổ tay mới hết đau. Nhưng nếu tập lấy một mình và hít thở mỗi ngày, thì sẽ không cần mổ nữa.

4-Luyện lưng và hông để chống đau lưng:

-Thế Hullahup: Đứng thẳng người, hai tay chống hông, lấy thắt lưng làm trục, tự xoay phần trên thắt lưng theo một vòng tròn từ phải qua trái, từ trái qua phải, mỗi thức 10 lần. Làm giống như khi múa Hula Hup, nhưng xoay thật chậm và thở thật chậm.

-Thế bẻ lưng trái phải: đứng thẳng, bước chân trái lên về phía trái, hai tay giơ cao khỏi đầu, hít vào vả bẻ lưng ra phía sau, đầu ngửa lên trời. Nén hơi theo 5 nhịp. Thở ra từ từ và bỏ tay xuống, rút chân trái về, đứng thẳng lại và tiếp tục làm đủ 10 lần rồi đổi chân.Bước chân phải lên, hai tay giơ cao khỏi đầu, bẻ ngược lưng về phía sau, nén hơi theo 5 nhịp, rồi thở ra, bỏ tay xuống, rút chân về… cũng làm 10 lần.

-Thế chạy tay xuống chân: Đứng thẳng, bàn tay trái cặp sát bên đùi. Từ từ hít vào, trong khi từ từ chạy bàn tay xuống dưới trong khi vẫn áp sát bàn tay vào với chân, cho đến khi không xuống được nữa thì thôi. Thở ra, từ từ kéo tay lên. Làm 10 lần rồi tiếp tục qua bên phải, cũng để bàn tay phải sát đùi rồi cho chạy bàn tay xuống dưới như trên.

-Thế cấp cứu: Đứng thẳng, hai bàn tay đan vào nhau. Từ từ hít vào trong khi giơ hai tay lên, khi ngang tới mắt, thì lộn bàn tay ra, cho lòng bàn tay (cả 2 bên) ngửa lên trời. Đẩy hai bàn tay lên tối đa, trong khi chân bám chặt xuống đất, nén hơi chừng 2-3 phút, rồi từ tự hạ tay xuống…Làm tiếp chừng 10 lần, là hết đau lưng.


5-Luyện đầu gối để chống đau đầu gối: Đứng thăng bằng, khom người xuống, hai tay để trên đầu gối, xoay vòng đầu gối từ trái qua phải 10 lần, rồi đổi bên, xoay vòng từ phải qua trái 10 lần. Hít thở chậm. Dần dần tăng số lần lên thành 20, 30, 50…

6-Luyện bàn chân và ngón chân: Nhấc khẽ một bàn chân lên, xoay bàn chân trên ngón chân, mỗi bên 10 lần.

7-Chữa Cao Mỡ và Cao Máu: chú trọng vào tập chân để giúp máu từ chân chạy trở lai tim nhanh, mạnh, và đầy đủ, trợ giúp cho tim không phải “cố gắng” tìm cách hút máu lên, thì sẽ không tạp ra áp lực (huyết áp). Khi còn trẻ, tim hút máu từ dưới chân trở về tim dễ dàng, nên không tạo ra huyết áp. Khi lớn tuổi hay vì lý do gì đó, máu lên tim bị chậm, tim phải “gồng” lên mới hút được máu trở về tim, làm tăng huyết áp. Nếu tìm cách nào làm cho máu từ cổ chân trở về tim nhanh, mạnh thì sẽ giảm huyết áp. Một khi máu lưu thông mạnh, thì những điểm mỡ cũng sẽ phải tản ra, lưu thông nhanh và mạnh, không dừng lại tại vành mạch, và như thế sẽ giảm cả bệnh cao mỡ.

-Cách tập: Ngồi xuống, tay trái cầm cổ chân phải, tay phải cầm bàn chân phải, xoay vòng theo cổ chân 50 lần, rồi đổi chân: tay phải cầm cổ chân trái, tay trái cầm bàn chân trái, xoay vòng 50 lần. Nhớ hít thở thật chậm.

-Sau khi xoay bàn chân xong, thì nắm tay thành nắm đấm, đấm thật mạnh vào gan bàn chân: Tay phải nắm bàn chân phải cho tay trái đấm. Tay trái nắm bàn chân trái cho tay phải đấm. Phải đấm mạnh vào phía trên của lòng bàn chân, gần các ngón chân.

-Muốn hạ huyết áp cũng như hạ mỡ nhanh, thì phải chạy tại chỗ! Đứng tại chỗ, rồi chạy từ từ, sau tăng nhanh, nhanh lên, càng nhanh càng tốt, vừa chạy vừa đếm. Tùy theo sức khỏe mà chạy đến 100 hay 200 lần đếm. Khi mệt, thì cố thở từ từ, không thở hồng hộc, càng thở hồng hộc càng mệt lâu.

B. Tập khí công: Có hai đợt: Thượng và Hạ.

1-Thượng: Đứng thẳng người, hai chân dang rộng, hai tay để hai bên hông, vừa HÍT VÀO CHẦM CHẬM, vừa từ từ đưa tay vòng ra hai bên, rồi đưa dần lên cao đến khi hai bàn tay chạm nhau ở chính giữa và trên đỉnh đầu, tạo thành một vòng tròn khép kín. Hai bàn tay, sau khi chạm nhau, từ từ cùng hạ xuống ngực theo một đường thẳng. Khi tay vừa tới ngực thì ngừng lại, NÍN THỞ, ÉP HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 giây (đếm đến 5), rồi THỞ RA CHẦM CHẬM, và buông lỏng hai tay xuống. Mỗi lần xong một thế, đếm thầm trong óc một tiếng: 1. 2.. Làm như vậy 10 lần, trong khi đó, tập trung tư tưởng, theo dõi luồng khí đi vào và đi ra khỏi cơ thể. Mới đầu, giai đoạn nín hơi kéo dài chừng 5 giây, sau tăng dần đến 10 giây hoặc hơn. Nín càng lâu càng tốt, nhưng đừng quá sức, có thể bị mệt.

2-Hạ: Hai chân rùn xuống vừa phải. Hai tay giơ thẳng ra trước, nhắm mắt lại, HÍT VÀO CHẦM CHẬM, NÉN HƠI XUỐNG BỤNG chừng 5 đến 10 giây, xong THỞ RA CHẦM CHẬM. Thở 10 lần trong khi vẫn đứng rùn chân và tay giơ thẳng ra trước.

Điều quan trọng trong bài quyền này không phải là động tác và hình thức mà là tập trung tư tưởng và kiểm soát hơi thở của mình. Cố gắng giữ đúng phương Pháp hít thở dịu dàng, tư tưởng không phân tán thì hệ thần kinh sẽ được thư dãn, nghỉ ngơi, khí oxy sẽ vào đầy phổi và tỏa ra khắp các tế bào, làm hưng phấn lại những bộ phận mệt mỏi. 3. ÁP DỤNG VÀO STRESS, HEART ATTACK, STROKE.

-Khi bị Stress, căng thẳng quá độ, thì ngồi (hay đứng cũng được), nhắm mắt, tập trung tư tưởng, hít thở thật chậm như trên chừng 20 lần, sẽ qua ngay cơn căng thẳng. Khi đang lái xe, nếu suy nghĩ nhiều quá, sẽ bị căng thẳng mà lái tầm bậy, lạc đường, hay gây tai nạn, thì nên dừng xe tại parking nào đó, rồi ngồi thẳng, nhắm mắt lại và hít thở.

-Tránh bị Heart Attack: Nếu đột nhiên thấy mệt lạ lùng và đau ngực, nhất là thấy cơn đau chạy từ ngực ra dưới cánh tay trái, thì biết rằng đó là triệu chứng Heart Attack. Gặp trường hợp như vậy, phải ngồi ngay tại chỗ (đang lái xe, phải ngừng xe lại ngay), nhắm mắt, tập trung tư tưởng, hít thở thật chậm từ 10-20 lần.

-Tránh bị Stroke: Triệu chứng của Stroke: đột nhiên thấy mắt hoa lên, lưỡi cứng lại, khó phát âm, nói ngọng, miệng méo, không cười được, tay chân cử động bất thường, mệt lạ lùng.. Lập tức ngồi xuống, nhắm mắt, tập trung tư tưởng, hít thở thật chậm. Khi tập trung tư tưởng là phải dồn ý nghĩ mình vào phía trước mắt, để không nghĩ gì hết, không lo sợ gì hết, tự tin vào phương Pháp hít thở thật chậm của mình, không còn để ý gì đến chung quanh, và cứ thế mà áp dụng, nhất định sẽ qua cơn Stroke này.

Tuy nhiên, cũng như phương Pháp tránh Heart Attack, sau khi thấy khỏe lại, nói năng bình thường, thì phải đi gặp bác sĩ ngay để ngăn ngừa tái diễn.

4-KHÓ NGỦ:

-Trước khi vào giường, thì tập các thế trên, bất kỳ thế nào cũng được, tập chừng 10 phút, rồi mới lên giường nằm.

-Nằm thẳng, không dùng gối (hay một gối mỏng), co chân trái lên từ từ, ép đầu gối vào bụng, trong khi hít vào thật chậm, rồi thả chân ra, thở ra, nhưng không đặt chân xuống giường mà để chân chơi vơi trên không. Tiếp tục co lên cho tới 20 lần, rồi đổi chân. Sau khi chân phải đã làm 20 lần lại tiếp tục đổi qua chân trái làm 20 lần nữa… rồi chân phải. Nếu bệnh khó ngủ đã lâu thì phải làm tổng cộng mỗi chân chừng 100 lần.

-Nếu làm 100 lần mỗi chân rồi mà vẫn chưa ngủ được, thì đạp xe đạp cả hai chân một lúc, đạp chân trái rồi đạp chân phải, vừa đạp xe vừa hít thở cho đến khi mỏi thì nghỉ rồi lại đạp tiếp. Nhất định sẽ ngủ ngon và ngủ một lèo 6,7 tiếng, không đi tiểu đêm luôn.

Hy vọng bài viết ngắn ngủi này sẽ đem lại sức khỏe và sự trẻ trung cho quý vị. Tuy nhiên, nếu chẳng may, vì lý do nào đó, mà không thấy khỏe hơn hoặc bị “ép phê” ngược, thì chắc chắn không phải do ý định của người viết.

Chu Tất Tiến, Cựu Giáo chức, Võ Sư Đệ Tứ Đẳng. USA Judo.

 
(Một lớp TẬP KHÍ CÔNG, YOGA, THÁI CỰC QUYỀN, vẫn mở tại trường võ WuSu, góc Euclid và Westminster, phía dưới Thư Viện Việt Nam. Đi từ ngoài đường vào, qua mặt chợ Song Hỷ, đi tuốt vào trong, bên trái, trường Võ ở trong cùng. Mỗi sáng Chủ Nhật từ 8 giờ đến 9.30. Sau đó, là lớp Line-dancing.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.