Hôm nay,  

Huyền-thoại Ngày 30 Tháng Tư, Năm 2018

07/05/201808:52:00(Xem: 14579)

HUYỀN-THOẠI NGÀY 30 THÁNG TƯ, NĂM 2018.


Tác-giả: Chân Quê

Chính-thể Quốc-Gia Cộng-Hòa Đài-Loan được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1912 tại Nam Kinh, được xem là chính thể Cộng-Hòa (không Cộng-Sản) đầu tiên và lâu đời nhất ở châu Á còn tồn tại vững chắc đến ngày nay.  Đài Loan là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với khoảng 25 triệu dân, nằm ở phía tây bắc Thái-Bình-Dương (giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và Phi-Luật-Tân).  Đặc thù của nước Đài-Loan là người Thổ Dân, tính đến nay có khoảng 540,000 người.  Họ đã có mặt hơn 8,000 năm trước và là chủ nhân nguyên thủy của đất nước này trước khi thực-dân Hòa-Lan đến đây vào giữa thế-kỷ thứ 19 (1800s).

 

Giảng-Sư (Professor) Shelley Rigger trường Đại-Học Davidson College ở North Carolina khi nghiên-cứu về chính-trị-học vùng Đông Á đã nhận định rằng:  “Hơn 400 năm xưa, trước khi người Trung-Hoa di-cư từ miền đất liền qua đảo Đài-Loan thì Thổ Dân (Indigenous People) là những người đầu tiên đã có mặt tại hòn đảo này từ mấy ngàn năm trước rồi… Mặc dù họ chỉ chiếm khoảng 2% của tổng số dân Đài-Loan nhưng người Thổ-Dân đóng một vai trò rất quan-trọng trong lịch-sử quốc-gia Đài-Loan -  (Trích từ tài liệu ‘Public Radio International’: PRI’s The World).

 

Taiwan có khoảng 70% diện tích là núi đồi, vùng đồng bằng tập trung tại ven biển phía tây.  Đài-Loan được mệnh danh là xứ sở của Dù (Umbrella); các nhà sản xuất Đài-Loan sở hữu rất nhiều bằng phát minh liên quan đến vải làm dù hay vật liệu làm gọng dù.  Những hiệu dù nổi tiếng như: Celine, Burberry hay Yves Saint-Laurent và Totes đều do người Đài-Loan sáng chế (Trích tài-liệu của ‘Taiwan Aujourd’hui’).  Đài-Loan nổi tiếng có nhiều thắng cảnh đẹp, hùng vĩ và đặc biệt là các khu chợ đêm sầm uất với đủ loại món ăn thơm lừng đường phố.  Theo thống kê của “Taiwan Tourism Bureau”, hàng năm có hơn 10 Triệu du-khách đến Đài-Loan.  Trong năm 2017, tổng số người Việt đến Đài-Loan là 383,329 người (đứng thứ 8 trong 12 quốc-gia có số người du-lịch Taiwan nhiều nhất).  Đài-Loan có 5 thành-phố chính là: Đài Bắc (Taipei), Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Trung (Taichung), Đài Nam (Tainan) và Hoa Liên (Hualien).

 

Cao-Hùng (Kaohsiung) nằm ở phía Nam, là thành phố lớn thứ 2 của Đài Loan với tổng số khoảng 2 triệu 800 ngàn dân.  Hệ thống tàu điện ngầm - MRT (Mass Rapid Transit) tại đây rất tân tiến và quy mô, đã được vận hành từ ngày 9 tháng 3, năm 2008.   Thành-phố này có nhiều khu sản xuất: nhôm, gỗ, giấy, phân bón, xi-măng, kim loại, máy móc…  Cảng Cao-Hùng là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới, cũng là trung-tâm ngành công nghiệp đóng tàu bè và là căn cứ hải-quân quan-trọng của Đài-Loan.  Nơi đây thu hút rất nhiều người lao động Việt Nam qua làm việc.

 

Kaohsiung chính thức kết nghĩa Chị-Em “Sister City” với thành-phố Brisbane, nước Úc vào ngày 9 tháng 9, năm 1997.  Những sản phẩm Cao-Hùng xuất cảng đến Brisbane gồm: kim-loại, sắt thép, hóa-chất, than đá, dụng-cụ điện tử, hệ-thống truyền tin, kỹ-thuật âm-thanh và đặc-biệt là máy móc cho tàu bè.

 

Chúng tôi vừa giới-thiệu sơ qua về đất nước Đài-Loan và đặc biệt là thành-phố Cao-Hùng.  Trước khi kể cho quý đọc giả nghe tình tiết về câu chuyện huyền thoại ngày 30 tháng Tư 2018.   Cũng xin nhắc lại là gia-đình “Chân Quê” từ miền Nam California, Hoa-Kỳ về nghỉ hưu tại vùng biển Gold Coast (xứ sở của những con Kangaroo) đã gần 2 năm nay.  Từ trước đến giờ, mỗi khi tháng Tư đen trở về, nếu không bận đi công-tác xa nhà, chúng tôi thường làm giỗ tại gia, tưởng niệm với lòng thành kính tri-ân những vị Tướng VNCH đã tuẫn tiết hy-sinh trong danh dự và trách nhiệm đúng ngày miền Nam thất thủ vào tay Cộng-Sản Bắc Việt: 30 tháng Tư, năm 1975.  Xem “Link”:

 

https://vietbao.com/a252346/gio-tai-gia-30-thang-tu-201

 

https://vietbao.com/a220749/gio-ngay-30-thang-4-2014-cau-nguyen-cho-nguoi-hy-sinh

 

Năm ngoái: 30 tháng Tư, 2017, gia-đình “Chân Quê” khi mới “chân ướt chân ráo” sang Úc nghỉ hưu; dù chưa quen biết nhiều nhưng chúng tôi cũng đã tổ-chức được một buổi lễ với sự tham dự của nhiều Phật tử tại chùa Linh-Sơn: 89 Rowe Terrace, Darra, QLD 4076 do Tì-Kheo-Ni Thích-Nữ Trí-Lưu tụng kinh & cầu vong cho Các Oan Hồn Uổng Tử Nhân Mùa Tháng Tư Đen.  Gia-đình “Chân Quê” cũng xin Lễ để Dâng Ý-Chỉ cầu cho linh-hồn các thuyền-nhân đã chết trên đường đi tìm tự-do. Thánh Lễ do linh-mục Vũ-Minh-Nguyên đã long trọng cử hành lúc 6 giờ Tối Chúa-Nhật 30 Tháng 4, 2017 tại: Trung-Tâm Cộng-Đồng Công-Giáo Việt-Nam: 42 Lilac St., Inala. QLD 4077. 

 

Đặc biệt hơn nữa, chúng tôi đã vượt qua được mọi trở ngại, khó khăn.  Dốc hết tim, óc, tài-năng, thời-gian cũng như tài-chánh để thực-hiện “Đêm Nhạc Bi Hùng Ca” thật ý-nghĩa trong mùa tháng Tư đen 2017 với sự tham dự của đông đảo đồng-hương (vào cửa miễn phí) tại Brisbane, tiểu-bang Queensland.  Link:  https://vietbao.com/a267324/dem-nhac-bi-hung-ca

 

Từ đêm nhạc nói trên; như một nhân duyên tôi được gặp lại phu-nhân của Bác-Sĩ Kế-Hòa là chị Ngọc-Huệ (chúng tôi đã quen biết nhau từ thập niên 80 tại Melbourne), và vì cùng mang tâm hồn yêu âm-nhạc, năng nổ tham-gia trong các công-tác thiện-nguyện nên chúng tôi ngày một trở nên thân thiết.  Bác-Sĩ Y-Khoa Nguyễn-Kế-Hòa cũng là một giọng ca kỳ-cựu, xuất sắc và được sự yêu mến của rất nhiều khán-giả tại đây.  Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 vừa qua anh chị cũng từ Úc bay về California tham-dự trong chương-trình “Thank You Vietnam Veterans” do ca-nhạc-sĩ Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên tổ chức tại Moonlight Restaurant, thành-phố Westminster.  Mời xem ca-sĩ Kế-Hòa trình-diễn:

 

https://www.youtube.com/watch?v=BFLJ_YYYzFQ

 

Tháng 8 năm ngoái (2017) chúng tôi nhận được thiệp từ gia-đình Bác-Sĩ Kế-Hòa mời đi dự tiệc cưới cậu con trai của anh chị, cháu lập gia-đình với một cô thiếu nữ Đài-Loan xinh đẹp (cũng là cư dân ở Brisbane).  Nhưng vì công việc bất ngờ dồn dập nên đã rất tiếc không tham dự được.  Cho đến đầu năm nay, gia-đình sui gia của anh chị Kế-Hòa muốn có một buổi tiệc ra mắt cô dâu chú rể ở Đài Bắc (Taipei) vào ngày 28 tháng Tư, 2018 (ngày giờ là do các cháu tự chọn và sắp xếp).  Chúng tôi ngỏ ý muốn tháp tùng đi theo; trước là mừng đám cưới hai cháu, sau là để phu-quân tôi có cơ-hội đi tìm người Thuyền Trưởng của hai chiếc tàu đánh cá Đài-Loan để tạ-ơn; vì nếu không có họ cứu vớt lúc bão tố cuồng phong sắp ập tới thì phu-quân tôi cùng 28 thuyền nhân đã bỏ mình trên biển cả 40 năm trước rồi!

 

Đầu tháng 2 năm nay, sau khi đã mua được vé máy bay, nhạc-sĩ Thái-Nguyên bắt đầu liên-lạc với Hội-Đồng Thành-Phố Cao-Hùng.  Trong những email qua lại; anh cho họ biết tâm nguyện tha thiết muốn đi tìm vị Thuyền Trưởng nêu trên. Các nhân viên của Kaohsiung City Government phối hợp cùng Cảnh-Sát, Cơ-Quan Hàng-Hải hứa rằng họ sẽ nỗ lực vào công cuộc tìm kiến (searching) này.  

 

Dưới đây là lịch-trình và diễn biến trong 5 ngày, 4 đêm của nhóm chúng tôi đến Đài-Loan:

 

*Tất cả bay tới phi-trường quốc-tế “Taipei Taiwan Taoyuan” vào rạng sáng thứ Sáu ngày 27 tháng Tư, 2018.

 

*Thứ Bảy 28 tháng Tư, 2018: dự tiệc cưới con trai anh chị Bác-Sĩ Kế-Hòa.

 

blank

Trái qua phải: Ngọc-Huệ (Phu-nhân B.S Kế-Hòa), Bích-Ngọc, Cô Dâu Josie & Chú Rể Daniel,

Thái-Nguyên, B.S Kế-Hòa.

 

*Chủ-Nhật 29, tháng Tư, 2018:  đón chuyến xe lửa tốc hành HSR “High Speed Rail” từ Đài-Bắc (Taipei) đi về miền Nam của Đài-Loan đến Cao-Hùng (Kaohsiung).

 

*Thứ Hai: đúng 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, 2018, chúng tôi được Hội-Đồng Thành-Phố Cao-Hùng mời họp báo với bà Po-Ying Tsai (Phó Tổng Thư-Ký - Deputy Secretary General), ông Teng Fu Huang (Phó Trưởng Phòng Cơ-Quan Hàng-Hải - Deputy Director General of  Marine Bureau), ông Long Ying Hsieh (Chủ-Tịch Hiệp-Hội Ngư-Phủ Cao-Hùng - Chairman of  Kaohsiung Fisherman Association), các nhân-viên quan-trọng của Hội-Đồng Thành-Phố và gặp gỡ một số báo chí, truyền thanh, truyền hình Đài-Loan để nhạc-sĩ Thái-Nguyên trình bày về mục-đích muốn tìm lại được vị Thuyền Trưởng đã cứu anh cùng 28 thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do vào 40 năm trước. 

 

Chúng tôi đã nói rằng không ngờ Hội-Đồng Thành-Phố Cao-Hùng lại tổ chức buổi họp báo này đúng vào ngày 30 tháng Tư; đánh dấu 43 năm miền Nam Việt-Nam thất-thủ, khởi đầu cho những cuộc di tản lịch-sử của hàng triệu người dân miền Nam Việt-Nam: bằng cách vượt biên, vượt biển vì không chấp nhận chế độ Cộng-Sản (trong đó có vợ chồng Bác-Sĩ Kế-Hòa, Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên).

 

Qua người thông-dịch-viên rất chuyên-nghiệp, được biết là họ vẫn chưa tìm ra tông tích của vị Thuyền Trưởng; vì những điều anh Thái-Nguyên cung-cấp trước đó không đủ dữ kiện (như: tên kép của chiếc tàu đánh cá anh chỉ nhớ có 1 chữ đầu là “Đại”: , còn chữ sau thì không thể nhớ ra.  Anh cũng không biết tên vị Thuyền Trưởng là gì v.v…). 

 

Thôi thì chúng tôi đã vượt đại-dương nghìn trùng tìm đến thành-phố cảng biển Cao-Hùng (Kaohsiung) với tấm lòng thành của người Việt-Nam được chịu ơn và muốn xin trả ơn.  Nếu không tìm được vị Thuyền-Trưởng thì cũng nhờ truyền thông loan tin cho thế-hệ trẻ người Đài-Loan ngày nay biết rằng: đời Cha Ông của chúng đã có những vị Anh-Hùng, sẵn sàng cứu vớt người trong cơn hoạn-nạn.  Chúng tôi đã quỳ gối cúi đầu tạ ơn đất nước của những con người có tâm lòng từ ái và hứa rằng: nếu được Hội-Đồng Thành-Phố cho phép sẽ xây dựng một bức tượng bán thân của vị Thuyền Trưởng, trên bệ sẽ khắc những giòng chữ bằng hai ngôn ngữ: Quan-Thoại (Madarin) và Tiếng Anh (English): tóm tắt về câu chuyện đầy tình nhân bản của một người Đài-Loan vô danh đã ra tay cứu vớt những thuyền nhân Việt-Nam tỵ-nạn Cộng-Sản.  Dường như tất-cả mọi người trong phòng họp lúc ấy đều rơi nước mắt vì quá xúc động.

 

Hội-Đồng Thành-Phố Cao-Hùng đã làm thủ-tục để nhạc-sĩ Thái-Nguyên trao tặng $10 Ngàn Úc-Kim vào ngân quỹ trợ giúp những trường hợp nếu có tàu đánh cá của Cao-Hùng bị nạn ngoài khơi (Marine Emergency Mutual Assistance Fund for Kaohsiung Fishing Boats).  Xem hình:

 

blank

 *Buổi chiều cùng ngày thứ Hai: 30 tháng Tư, 2018 chúng tôi được các nhân-viên Hội-Đồng Thành-Phố và thông-dịch-viên đưa đến đài phát thanh dành cho Ngư-Phủ để loan tin đi tìm vị Thuyền Trưởng khắp thành-phố Cao-Hùng .  Xem hình:

 

  blank

 

  

*11giờ30’ sáng thứ Ba: 1 tháng 5, 2018: cả nhóm được duyên may đi thăm một địa danh nổi tiếng của Đài-Loan; đó là Fo Guang Shan Buddha Museum (Phật Quang Sơn) nằm ở vùng Đông Bắc của làng Đại Thọ, thành-phố Cao-Hùng.  Chúng tôi đồng lòng chắp tay niệm Phật cầu xin cho người dân Đài-Loan được sống trong an bình, không bị ảnh hưởng bởi những đe dọa của nhà cầm quyền Trung Cộng trong thời-gian “dầu sôi lửa bỏng” hiện nay.  Chúng tôi cũng cầu nguyện cho những thuyền nhân và bộ nhân Việt-Nam không may bị chết sông, chết biển hay đã bỏ mình trong rừng sâu núi thẳm trên đường đi tìm tự-do sau biến cố 30 tháng Tư, 1975; xin cho vong linh họ được vãng sanh nơi miền Cực Lạc.

 

blank

Hình chúng tôi chắp tay dưới chân Đại Phật bằng đồng cao nhất thê-giới (108m),

nặng 1872 tấn - Tại Fo Guang Shan Buddha Museum. Kaohsiung, Taiwan.

 

*Đúng 1giờ11phút chiều cùng ngày thứ Ba: 1 tháng 5, 2018, lúc vừa bước vào sảnh đường Phật Quang Sơn thì tôi được tin nhắn (text) của nhân viên Hội-Đồng Thành-Phố Cao-Hùng gửi tới xin xác nhận rằng có phải anh Thái-Nguyên là người đã gửi 1 tấm hình và 1 lá thư đề ngày 21 tháng 9, năm 1999 cho ông Huang; là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá cứu anh năm xưa không?

 

Nội dung lá thư là những lời thăm hỏi, quan-tâm của anh Thái-Nguyên với gia-đình ông Huang và người dân Đài-Loan; vì lúc ấy tại vùng Jiji thuộc quận Nanou vừa bị một trận động đất rất lớn lấy đi 2,415 nhân mạng.  11,305 người bị thương và gây tổn thất hơn 11 Tỷ Mỹ-Kim.  Anh Thái-Nguyên cũng viết trong thư là sẽ cầu nguyện cho gia-đình người Thuyền Trưởng cùng tất-cả các thuyền viên luôn được bình an.  Đính kèm theo là 1 tấm hình của anh cùng những bạn bè (đây là những người cùng quê Bà-Rịa, Phước-Tuy mà anh Thái-Nguyên chính là người đóng thuyền vượt biển, tổ chức vượt biên và giúp họ đi tìm tự-do mà không phải trả ra bất cứ chi phí vàng bạc nào).

 

  blank

Hình anh Thái-Nguyên (người ngồi thứ nhất từ phải qua trái) gửi cho ông Huang 21 năm trước..

 

Âu cũng nhờ vào sức mạnh truyền-thông nên người con trai ông Huang nghe được radio và nhận ra Cha mình chính là một trong những thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá đã cứu anh Thái-Nguyên cùng 28 thuyền nhân ngày xưa.  Ngay tức khắc, cậu ấy đã email đến Hội-Đồng Thành Phố Cao-Hùng lá thư cùng tấm hình (mà anh Thái-Nguyên đã hoàn-toàn không nhớ là có gửi ra 21 năm trước cho gia-đình ông Huang);  thật không ngờ ông vẫn còn cất giữ cẩn thận đến hôm nay.   Ông Huang cũng cho biết tên chiếc tàu đánh cá chính xác là: 大川. Vợ chồng ông Huang ngay sau đó được nhân viên cùng thông-dịch-viên Hội Đồng Thành Phố cho xe đến đón và đưa thẳng đến Phật Quang San gặp anh Thái-Nguyên để cùng nhận diện nhau.

 

Đại diện Hội-Đồng Thành Phố Kaohsiung cho hay họ nhận ra chữ ký của anh Thái-Nguyên trong thư gửi ông Huang ngày xưa giống hệt như chữ ký trên tấm ngân phiếu $10 ngàn Úc-Kim anh đã ký hôm qua tại phòng họp VIP, nên sau khi được phu-quân tôi xác nhận là “Đúng Như Vậy” thì cơ quan Cảnh-Sát, Bộ Nội Vụ Cao-Hùng đã có đầu mối để ngay tức khắc mở cuộc điều tra hầu tìm ra vị Thuyền Trưởng. 

 

*3giờ30’ chiều cùng ngày thứ Ba: 1 tháng 5, 2018.  Dù là ngày nghỉ lễ Lao-Động tại Đài-Loan nhưng ông Fu-Chin-Tsai (Phó Thị-Trưởng Kaohsiung– Deputy Mayor), bà Phó Tổng-Thư-Ký Po-Ying Tsai, chủ-tịch cơ-quan Hàng Hải, Hiệp-Hội Ngư Phủ cùng nhiều chức sắc đã triệu tập gấp 1 buổi họp báo và mời chúng tôi trở về Hội Đồng Thành Phố để tất-cả các đài truyền hình, truyền thanh, báo chí Đài-Loan có thể phỏng vấn anh Thái-Nguyên cùng ông Huang.  Buổi họp báo diễn ra vỏn vẹn trong vòng 1 giờ đồng-hồ vì ngay tối hôm ấy chúng tôi phải đón xe lửa tốc hành từ Kaohsiung về phi-trường quốc-tế “Taipei Taiwan Taoyuan” bay về Úc.

 

Anh Thái-Nguyên và tôi bỗng bật khóc nghẹn ngào khi ông Phó Thị Trưởng Kaohsiung báo tin vị Thuyền Trưởng tên thật là “Song” đã qua đời từ vài năm trước.  Ông cho biết cũng đã cử người đến gặp trực tiếp phu-nhân vị Thuyền Trưởng này, họ có mời bà đến tham dự họp báo chiều nay nhưng bà xin kiếu từ vì lý-do tuổi già, sức yếu.  Không hiểu sao lúc ấy tôi bỗng hứa với tất cả mọi người là sẽ bay trở lại Cao-Hùng vào đầu tháng 7 năm nay (khoảng từ ngày 5 đến ngày mùng 10) để đi thăm gia-đình bà quả phụ Song, thăm nơi yên nghỉ của ông Song và bắt đầu xúc tiến việc xây tượng (vì Hội Đồng Thành Phố Kaohsiung đã đồng ý).   

 

Hai hôm sau khi đã về nhà ở Gold Coast, anh Thái-Nguyên lục lại tài liệu giấy tờ vượt biển và giật mình nói với tôi rằng:  “Em có biết là anh được ông Thuyền Trưởng Song cứu đúng ngày 9 tháng 7, năm 1978 không?” -  Ngày, tháng thuyền anh được vớt là điều mà tôi không hề biết chính xác.  Thế mà chính tôi đã bất ngờ hứa sẽ trở lại Cao-Hùng vào đầu tháng 7, 2018.  Phải chăng Trời cao và vong linh của Thuyền Trưởng Song chứng dám cho lòng thành của gia-đình “Chân Quê” nên đã cho chúng tôi thấy những dấu chỉ nhiệm màu này!

  

 

blank

Trái qua phải: Diamond Bích-Ngọc, ông Huang,

Thái-Nguyên và ông Fu-Chin-Tsai (Phó Thị-Trưởng Kaohsiung).

 

Xem youtube về thông tin của các đài truyền hình Đài-Loan:

 

https://www.youtube.com/watch?v=QPITBnZrqno&feature=youtu.be

https://www.youtube.com/watch?v=AL4GkL7WWZg

 

https://www.youtube.com/watch?v=ctoy2P1eqhE

 

Để kết thúc bài viết “Huyền Thoại Ngày 30 Tháng Tư, Năm 2018” xin mượn hai trong những tin nhắn của bạn bè chúng tôi khắp nơi trên thế-giới sau khi biết qua về chuyến đi Taiwan tìm người Thuyền Trưởng đã cứu vớt anh Thái-Nguyên và 28 thuyền nhân 40 năm trước đã gửi cho chúng tôi như sau:

 

Mỹ-Linh: Quá tuyệt vời! Đã làm nở mặt người Việt mình có ơn phải trả, rất nhiều ý nghĩa.

 

Anh Đ.V.Tiến-Dũng: Ô !!!! QUÁ TUYỆT VỜI ! ̀ BỞI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ LÀM NÊN "HUYỀN-THOẠI"!

 

***

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.