Hôm nay,  

44 Năm Sau Nhìn Lại Trận Hải Chiến Hoàng Sa

04/05/201800:00:00(Xem: 5015)
CHIEN HAM Nhat Tao_tran hai chien Hoang Sa
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và Hạm phó Nguyễn Thành Trí.


Nguyễn Anh Nguyên
 

Giới thiệu: Tác giả là con một sỹ quan Võ Bị Đà Lạt, đã có nhiều bài viết trên Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ năm 2014 đến nay. Sau hơn nửa năm ngừng viết, tác giả vừa gửi bài viết mới về một vài trận chiến và các tấm gương hy sinh anh dũng của Hải Quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1954. Bài viết có tham khảo một số tư liệu và thông tin trên internet.

 
*
 

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều vị tướng tài giỏi và những trận đánh kinh điển đã lưu danh sử sách. Trong đó, 5 trận thủy chiến có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam là các trận sau.

  • Trận Bạch Đằng (năm 938) Ngô Quyền đánh tán đại quân Nam Hán bằng trận địa cọc nhọn bịt sắt đóng xuống lòng sông. Sau chiến thắng, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

  • Trận Nhật Lệ (năm 1069) Vua Lý Thái Tông và Lý Thường Kiệt đã đánh tan thủy quân Chiêm Thành nhằm ngăn chặn hành động tiếp tay cho nhà Tống quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.

  • Trận Bạch Đằng (năm 1288) Trần Hưng Đạo đánh tán quân Nguyên trên sông Bạch Đằng với cùng kế sách của Ngô Quyền năm 938. Kể từ đó về sau, nhà Nguyên không bao giờ dám xâm chiếm Đại Việt nữa.

  • Trận Rạch Gầm – Xoài Mút (năm 1784) Nguyễn Huệ đánh tan liên quân Xiêm-Nguyễn Ánh. Với chiến thắng này, Nguyễn Huệ đã đập tan ý đồ “cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh và âm mưu xâm lược của quân Xiêm.

  • Trận Thị Nại (năm 1800) giữa quân Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh với quy mô lên đến hàng ngàn chiến thuyền mỗi bên.Trận Thị Nại đã kết thúc với chiến thắng của chúa Nguyễn. Sau trận đánh này, Nguyễn Ánh liên tiếp giành chiến thắng và nắm toàn bộ đất nước không lâu sau đó.

Trong thế kỷ 20, các trận chiến trên biển giữa Việt Nam và các nước khác diễn ra rất ít. Trong số đó, hải chiến Hoàng Sa 1974 là trận chiến gần nhất giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và hải quân Trung Quốc. Đây  là một trận chiến bi hùng nhưng một thời đã bị lãng quên. Gần đây trận đánh này mới được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hộivà báo chí ở Việt Nam và hải ngoại qua lời kể của các cựu binh tham chiến còn sống đến ngày nay. Dù phải rút lui nhưng lòng dũng cảm và sự hy sinh của các sỹ quan và binh lính VNCH đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong giới trẻ Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩ khi gần đây Trung Quốc liên tục gây hấn và thể hiện rõ ý đồ xâm chiếm Biển Đông, áp lực các công ty Dầu khí lớn như BP, Conoco Phillips, Repsol phải rút lui khỏi các dự án thăm dò khai thác trong vùng biển Việt Nam…

Đầu năm 1974, quân Bắc Việt phá vỡ lệnh ngừng bắn đã ký kết và tổ chức các đợt tấn công thăm dò phản ứng của phía Mỹ và VNCH. Bên kia chiến tuyến, sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, viện trợ cũng bị cắt, chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế khá yếu ớt, vũ khí, đạn dược không còn đầy đủ như trước. Quân lính canh gác Hoàng Sa cũng không có đủ nguồn lực và chiến lược đúng đắn để bảo vệ biển đảo. Lợi dụng tình hình đó, hải quân Trung Quốc đã xâm nhập lên một số đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa từ ngày 14 tháng 1 năm 1974.

Sau hơn một ngày xem xét tình hình và xin ý kiến cấp trên, hải đoàn đặc nhiệm được thành lập để lấy lại các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm HQ-16 chở 16 lính Biệt Hải của VNCH có lệnh ra Hoàng Sa bảo vệ đảo Hữu Nhật (Robert). Lúc này lính Trung Quốc đã có mặt trên đảo Duy Mộng (Drummond) và đảo Quang Hòa (Duncan) với các tàu chiến hỗ trợ ở gần đó. Đây các các đảo đá thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm HQ-4 (USS Forster) và Tuần dương hạm HQ-5 tiếp tục được điều động ra Hoàng Sa hổ trợ HQ-16. Ngày 18 tháng 1 năm 1974, hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 (Trước đó là tàu quét thủy lôi USS Serene) do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy đang tuần tra tại vùng biển Đà Nẵng cũngđược lệnh hành quân ra Hoàng Sa để tiếp ứng. Lúc này, một máy chính của HQ-10 và radar hải hành vẫn đang bị trục trặc kỹ thuật chưa sửa chữa xong.

Cần nói một chút về các tàu chiến của hải quân VNCH. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, hải quân Mỹ thường sữa chữa các chiến hạm cũ rồi viện trợ cho các đồng minh ở châu Á như Đài Loan, VNCH và Philippines. Hệ thống vũ khí, trang thiết bị điện tử và hệ thống điều khiển của các tàu viện trợ đều đã lỗi thời.Hơn nữa, khi Mỹ chuyển giao các chiến hạm cho Hải quân VNCH, các trang bị tối tân như pháo 76,2 ly bắn nhanh tự động với hệ thống radar kiểm soát (radar control) và khóa mục tiêu (lock-on system) đã bị tháo gỡ hoặc không còn sử dụng được. Ngược lại, Liên Xô, Trung Quốc lại trang bị cho hải quân của mình rất nhiều tàu chiến nhỏcó ưu thế về tốc độ, sự cơ động và vũ khí hiện đại có tốc độ bắn nhanh hơn để dễ dàng tấn công các chiến hạm lớn.

Theo tương quan lực lượng,VNCH có các tàu chiến lớn hơn với hỏa lực mạnh hơn lại có vẻ bất lợi trước chiến thuật dùng nhiều tàu nhỏ của hải quân Trung Quốc. Các hải pháo trên các chiến hạm VNCH nằm trên cao so với tàu chiến Trung Quốc nên khó xoay trở ở cự ly gầnđể ngắm bắn chính xác vào các tàu chiến nhỏ nằm sát mặt nước. Trong khi đó, sáu chiến hạm Trung Quốc mang số hiệu 271, 274, 389, 396, 402 và 407lại dễ dàng nâng cao độ của hải pháo, tạo thế tấn công hiệuquả vào các tàu chiến lớn của VNCH. Một bất lợi nữa là các khẩu đại bác 127 ly trên các Tuần dương hạm của Việt Nam đều phải điều chỉnh bằng tay nên nhịp bắn khá chậm.Những bất lợi này có lẽ đã không được hải quân VNCH quan tâm đúng mức trước giờ nổ súng.

Sáng thứ Bảy ngày 19 tháng 1, lúc 8h29, hải đội trưởng đại tá Hà Văn Ngạc trên HQ-5 ra lệnh đổ bộ đảo Quang Hòa. Khi nhóm lính biệt hải tiến vào đảo, quân Trung Quốc nổ súng đồng loạt khiến một người lính VNCH thiệt mạng. Người lính thứ hai bị hạ khi cố quay lại lấy lại xác đồng đội mình. Lính thủy đánh bộ VNCH phải rút lui. Hai tiếng sau đó, lúc 10h25, đại tá Ngạc ra lệnh khai hỏa. Bốn tàu chiến Việt Nam đồng loạt nổ súng vào 6 tàu chiến Trung Quốc. Không may, ngay phút đầu hải pháo 76,2 ở mũi tàu HQ-4 lại bị hỏng bộ phận tấn công tự động nên phải điều chỉnh bằng tay, bắn từng phát một nặng nề và chậm chạp. HQ-4 nhanh chóng bị trúng đạn bởi tàu hộ tống 396 củaTrung Quốc. HQ-5 đã bắn trúng và làm hư hỏng nặng tàu hộ tống 389, nhưng bản thân nó cũng bị trúng đạn.


Trong lúc nguy cấp, HQ-5 lại vô tình bắn trúng tàu HQ-16 khiến Tuần dương hạm này mất nguồn điện, hầm máy bên phải ngập nước và tàu bị nghiêng 20 độ. HQ-5 lại tiếp tục bị trúng đạn, tháp pháo và hệ thống radio bị hư hại hoàn toàn. Không ngại hỏa lực địch, tàu HQ-10 nhỏ nhất hải đoàn xông lên tấn công trợ giúp các tàu bị thương nhưng bị trúng tên lửa ngay đài chỉ huy khiến thuyền trưởng Ngụy Văn Thà trọng thương và hy sinh không lâu sau đó. Hầm máy HQ-10 bị cháy và ngập nước. Hạm phó HQ-10, đại úy Nguyễn Thành Trí lên thay quyền chỉ huy. HQ-10 vẫn tấn công ào ạt vào chiếc 396 của Trung Quốc đang tiến đến gần khiến nó không điều khiển được, trôi tới đụng vào HQ-10 rồi lại bật ra xa. Tàu hộ tống 396 tiếp tục  bị trúng thêm mấy phát đạn từ HQ-10 nên bốc cháy xoay vài vòng rồi dạt vào bãi san hô phía Tây Bắc đảo Duy Mộng.

Ở phía Tây Nam đảo Quang Hòa, HQ4 vẫn tận dụng hỏa lực còn lại, tiếp tục bám sát mục tiêu của mình trong tầm đại liên. HQ-4 tuy bị trúng nhiều đạn nhưng máy móc chính và hệ thống truyền tin vẫn điều khiển tốt. Sau đó, chiếc 274 bị trúng đạn, bốc cháy và dạt vào bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa. HQ-5 chỉ còn khẩu hải pháo 40 ly bên trái, máy siêu tần đứt liên lạc, máy truyền tin trên đài chỉ huy cũng bị trúng đạn.

Kết thúc trận hải chiến, HQ-10 không điều khiển được nằm lại cùng các thủy thủ bị thương tiếp tục chiến đấu  và sau đó bị các tàu tăng viện của Hạm đội Nam Hải (281 và 282) đánh chìm.Ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 bị hư hại nặng phải rút về Đà Nẵng. 74 binh sĩ hy sinh trong đó có hạm trưởng Ngụy Văn Thà của hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 hy sinh trên bánh lái và hạm phó Nguyễn Thành Trí hy sinh trên thuyền cứu sinh vì vết thương quá nặng. 28 người bị thươngvề được cảng Đà Nẵng và 48 binh sĩ bị bắt làm tù binh khi quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm các đảo còn lại vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Từ lúc này, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể từ thời điểm này rơi vào tay Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, 2 chiến hạm (274 và 396) bị chìm hoặc dạt vào bãi san hô; 2 chiến hạm (271 và 389) bị thiệt hại nặng.Phía Trung Quốc không công bố thông tin về số binh lính bị thương và chết.

Mặc dù có một chút thiếu chuẩn bị và không may mắn trong những loạt đạn đầu, với số lượng tàu chiến ít hơn (4 đánh với 8), vũ khí, trang bị không hiện đại bằng nhưng hải quân VNCH đã có một trận hải chiến bi hùng không hề e ngại trước hải quân Trung Quốc.Trần Văn Hà, thủy thủ cơ khí, người chứng kiến giây phút cuối cùng của HQ-10 khi Hai chiến hạm Trung Quốc tăng viện đến sau (281 và 282) đã bắn xối xả vào chiếc Nhựt Tảo như muốn trả thù cho hai chiếc tàu 389 và 396 bị HQ-10 loại khỏi vòng chiến. Đạn bắn trả vẫn lóe lên từ các nòng súng rực lửa của chiến hạm Việt Nam. Nhìn nòng súng còn lóe đạn các binh sĩ trên thuyền cứu sinh biết đồng đội mình vẫn còn sống và đang tử chiến. Chiều dần mờ tối, ánh đạn lóe trên nòng pháo từ chiếc Nhật Tảo thưa dần rồi tắt hẳn. Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 chìm dần cùng người hạm trưởng và các chiến binh dũng cảm của nó. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà được truy phong Trung Tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và hạm phó Phạm Thành Trí được truy phong Thiếu Tá Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ngay sau trận hải chiến.

Ngày 21 tháng 1 năm 1974, các phi công chiến đấu của quân đội VNCH đã được huy động cho một chiến dịch phản công tái chiếm được ví như trận Trân Châu Cảng ở biển Đông. Không đoàn chiến thuật 63 thuộc sư đoàn 3 đóng tại Biên Hòa gồm năm phi đoàn với hơn 100 chiếc tiêm kích siêu âm F-5 sẵn sàng cất cánh.Các phi cơ chụp không ảnh cho thấy có 41 tàu chiến Trung Quốc đang đậu trên vùng biển Hoàng Sa.Tất cả phi công của các phi đoàn F-5 đều tình nguyện ký đơn “Xin được chết cho Hoàng Sa” theo tinh thần phi công cảm tử Nhật. Tinh thần chiến đấu đang lên rất cao nhưng gần đến giờ G thì có lệnh cấp trên cho dừng trận không kích. Nhiều người cho rằng Mỹ đã có thỏa thuận riêng với Trung Quốc không can thiệp và ép VNCH không được không kích tái chiếm Hoàng Sa. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng hạm đội 7 của Mỹ vẫn án binh bất động khi Hải quân VNCH nằm dưới làn mưa đạn của hải quân Trung Quốc hai ngày trước đó.

Đã hơn 44 năm trôi qua nhưng khi tìm tư liệu cho bài viết này tôi vẫn cảm thấy lòng bồi hồi xúc động. Hình ảnh HQ-10 tả xung hữu đột giữa các tàu chiến địch, hạm trưởng gục trên bánh lái, các chiến binh bị thương cầm chắc tay súng chiến đấu đến giọt máu cuối cùng tạo điều kiện cho các tàu khác và đồng đội trên các thuyền cứu sinh rút lui thật dũng cảm và bi hùng. Cũng như Trung Tá Phi công O’Hare, Trung Tá Ngụy Văn Thà hy sinh khi còn rất trẻ, mới 31 tuổi. Trung Tá Ngụy Văn Thà là một tấm gương sáng của một thế hệ sỹ quan VNCH sẵn sàng hy sinh thân mình cho đất nước, biết tự thắng mình để chỉ huy.  Với họ “Ngụy” và tấm gương anh dũng của mình, thật bi hài khi rất nhiều chiến hữu của ông đã bị đày ải trong các nhà tù Cộng sản , phải “học tập cải tạo” vì chữ “Ngụy” mà bên thắng cuộc gán cho bên thất trận. An ủi phần nào khi hai Ông và các đồng đội đã được vinh danh trên báo chí trong nước và hải ngoại sau 40 năm diễn ra trận chiến. Vợ của hai Ông đã có những ngôi nhà mới do các nhà hảo tâm góp sức để sống những năm cuối đời.Con cái hai Ông (đã hơn gấp rưỡi tuổi Cha mình khi mất) càng thêm tự hào về những người Cha dũng cảm của mình. Tấm gương và Danh dự là tài sản lớn nhất mà các Ông để lại cho các con của mình và thế hệ đi sau.

Tháng 4 lại về, quá khứ đã quá xa nhưng còn day dứt mãi. Thế hệ Cha Ông thì lần lượt ra đi. Lịch sử oanh liệt và nỗi buồn mán mác thì còn mãi với thời gian. Biết đến bao giờ…

Tháng 04/2018

Nguyễn Anh Nguyên

Tác giả là con một sỹ quan Võ Bị Đà Lạt, đã có nhiều bài viết trên Viết Về Nước Mỹ từ năm 2014 đến nay. Sau hơn nửa năm ngừng viết, tác giả vừa gửi một bài viết mới về một vài trận chiến và các tấm gương hy sinh anh dũng mà tác giả tình cờ hoặc chủ ý góp nhặt được. Bài viết có tham khảo một số tư liệu và thông tin trên internet.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGÀY DÂN HẬN. Và cũng xin thưa với tất cả các Đảng viên Cộng sản
Hai Tổng thống Bush và Musharraf đang ngờ, đang chờ, đang nhờ nhau" Sau khi một số Nghị sĩ Cộng Hoà bày tỏ sự hoài nghi về chiến lược Iraq
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.