Hôm nay,  

Mầu Hồng Biểu Kiến cho Bán Đảo Triều Tiên

01/05/201811:04:00(Xem: 3905)

Một sự thành công nếu chỉ thể hiện ở hình thức bề ngoài hào nhoáng thường được gọi là biểu kiến. Thứ Sáu ngày 27 tháng 4 năm 2018 vừa qua, Tổng Thống Moon Jae-in của Nam Hàn và Chủ Tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn đã họp tại Bàn Môn Điếm thuộc vùng phi quân sự ráp ranh giữa hai miền nam bắc. Cuộc họp được xem như làm nền tảng cho kỳ họp thượng đỉnh sắp diễn ra trong Tháng 5 hay Tháng 6 giữa Chủ Tịch Kim Jong-un và Tổng Thống Donald Trump Hoa Kỳ. Đây là lần gặp gỡ thứ ba trong lịch sử hai nước Triều Tiên, hai lần trước diễn ra vào năm 2000 và 2007 bên phần đất của Bắc Hàn, và đã không đạt kết quả cụ thể. Lần này, lần đầu tiên Kim Jong-un bước qua lằn ranh giới vào lãnh thổ Nam Hàn để đàm phán, nhưng vào buổi trưa thì ... phái đoàn Bắc Hàn trở về bên kia biên giới để ăn trưa. Một bản thông cáo chung Bắc Hàn-Nam Hàn đã được soạn thảo, không khí chung cuộc họp lần này được xem là hòa hoãn và cả hai bên Bắc Nam đều cố tỏ ra có thiện cảm với bên kia; và sau đó Chủ Tịch Kim Jong-un đã trở về Bình Nhưỡng. Trước đó, Đức Giáo Hoàng Pope Francis đã ca ngợi cuộc họp “hai Triều Tiên” này, và thúc giục hai bên liên hệ có can đảm (have the courage) làm những nghệ nhân kiến tạo hòa bình (artisans of peace).
Trong thời gian chuẩn bị bước vào hòa đàm với Tổng Thống Nam Hàn, Chủ Tịch Kim Jong-un đã tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình hạt nhân nếu Hoa Kỳ bảo đảm không tấn công Bình Nhưỡng. Những thỏa thuận chung hai bên đã tô một mầu hồng dù là biểu kiến lên bán đảo Triều Tiên vì kể từ nay sẽ chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên và sự thù địch giữa hai miền từ 65 năm qua, và cả hai bên sẽ nỗ lực giải trừ hết các vũ khí hạt nhân trên bán đảo, vì cả hai phía đang nhích gần lại bên nhau, và hòa bình chưa bao giờ nằm trong tầm tay như bây giờ. Cần mở ngoặc ra ở đây là tại khu vực phi quân sự này cũng chính là nơi Hiệp Ước Đình Chiến Triều Tiên (Korean Armistice Agreement) đã được ký năm 1953, là hiệp ước chấm dứt nổ súng, nhưng không phải chấm dứt chiến tranh.
Thế nhưng tại miền nam của bán đảo này đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối hòa đàm với Bắc Hàn vì người biểu tình không tin vào lời hứa của cộng sản. Ngoài ra, điều làm cho nhiều quan sát viên ngạc nhiên chính là ngay trong ngày Thứ Sáu, hai lãnh tụ Kim Jong-un và Moon Jae-in đã nhanh chóng ký kết xong một thông cáo chung cam kết sẽ cùng hợp tác trong mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều tiên. Đó là Bản Thông Cáo Bàn Môn Điếm vì Hòa Bình, Thịnh Vượng, và Thống Nhất cho Bán Đảo Triều Tiên (Panmunjeon Declaration for Peace, Prosperity and Unification of the Korean Penisula).
Một điều làm cho thế giới ngạc nhiên nữa là trong khi toàn cầu đang hồi hộp theo dõi diễn tiến từng giờ cuộc họp thượng đỉnh Bắc Nam Triều Tiên này thì ngược lại ở phần Bắc của bán đảo, người dân Bắc Hàn không được xem các tường thuật đó trên truyền hình, họ không hề hay biết gì về sự kiện quan trọng đang xẩy ra trên quê hương họ và có thể làm thay đổi cả cuộc đời của họ. Ngày Thứ Sáu ấy, truyền hình Bắc Hàn chỉ chiếu các cảnh đẹp núi non và các tấm ảnh về lòng yêu nước. Theo The BBC monitoring service, thay vì chiếu lên màn ảnh các tin tức về hai lãnh tụ Kim Jong-un và Moon Jae-in đang bàn thảo về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thì các hình ảnh về lãnh tụ Kim Jung Il – người cha của Kim Jong-un, lại được đem ra trình chiếu cho công chúng xem vào ngày này. Như vậy cả thế giới đều được theo dõi cuộc họp thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ Nam-Bắc Hàn – trừ dân chúng Bắc Hàn, và người dân Bắc Hàn đã không được trông thấy hình ảnh phát ra trên màn ảnh và báo chí khắp thế giới của Kim Jong-un và Moon Jae-in nắm tay nhau giơ cao lên như ra dấu sự thành công và đoàn kết, sau khi ký xong bản thông cáo chung.


Một bản thống kê cho biết, tại Nam Hàn đa số người dân không tha thiết gì nhiều đến việc thống nhất hai miền, khoảng 57% nói cần lưu tâm về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và khoảng trên 35% quan tâm về giảm căng thẳng xung đột giữa hai miền. Tuy vậy, theo Reuters, sau khi cuộc họp giữa hai bên Nam-Bắc Hàn khép lại, thị trường chứng khoán ở Seoul đã tăng cao và niềm tin của dân chúng Nam Hàn cũng lên cao hơn về một viễn ảnh phi hạt nhân cho bán đảo này và sự chấm dứt thù hận giữa hai miền. Một thống kê khác được thực hiện vào ngày Thứ Sáu 27-4 cho thấy trước cuộc họp niềm tin của dân chúng Nam Hàn với Bắc Hàn chỉ có 14.7%, nhưng sau khi bản thông cáo chung (mà họ gọi là cuộc họp feel-good summit) được ký kết thì niềm tin này đã tăng lên đến 64.7%, và họ tin rằng Kim Jong-un có thể khác với người cha và với ông nội của ông ta.
Tổng Thống Moon nói với các phụ tá của ông rằng ông rất tin tưởng vào một thời đại mới hòa bình đang mở ra với bán đảo Triều Tiên. Một tin nhỏ đáng chú ý nữa là cuối tuần qua người đứng đầu về ngành điệp báo của Nam Hàn đã bay qua Nhật Bản để tường tình ngay với Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe. Các tin tức khác thu hút các phóng viên quốc tế là Jim Jong-un đã ra lệnh kể từ ngày 5 tháng Năm, phía Bắc Hàn sẽ kéo giờ lên 30 phút để có cùng một giờ giấc với Nam Hàn; và Trung Cộng sẽ cử người đứng đầu ngoại giao của Hoa Lục qua Bình Nhưỡng để thăm dò. Được biết time zone của Bắc Hàn đã được thiết lập lại vào năm 2015 để đánh dấu kỷ niệm 70 năm triều Tiên thoát khỏi ách cai trị của quân phiệt Nhật sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khi Nam Hàn và Nhật vẫn cùng chung múi giờ.
Thế là sau sáu lần thử vũ khí mang đầu đạn nguyên tử và hạt nhân trong năm 2017, sau nhiều lần đe dọa phóng hỏa tiễn hạt nhân vào quần đảo Guam và vào lãnh thổ Hoa Kỳ, sau nhiều lần gây hấn và làm Thái Bình Dương nổi sóng, đột nhiên Bắc Hàn thay đổi thái độ 180 độ.
Điều này làm cho nhiều quan sát viên thế giới đặt ra nhiều giả thuyết, nhiều quan sát viên tin rằng Chủ Tịch họ Kim phải nắm được trong tay một mối lợi gì lớn lao mới đi đến quyết định đột ngột hứa hẹn sẽ hủy bỏ các vũ khí hạt nhân, và bắt tay với Moon Jae-in. Nhiều người Nam Hàn cũng có kinh nghiệm đau thương với cộng sản (như dân chúng Việt Nam) vẫn hoài nghi về thiện chí đột ngột này của Bình Nhưỡng. Họ vẫn không quên, trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh Bắc-Nam này, Kim Jong-un đã đi xe lửa riêng của ông ta qua triều kiến Bắc Kinh; và Tổng Thống Moon Jae-in cũng đã tham khảo ý kiến của phía Hoa Kỳ. Cho nên đằng sau của họp thượng đỉnh vẫn là bóng dáng của Tập Cân Bình và Vladimir Putin, và những hàng không mẫu hạm không lồ tối tân nhất của Hoa Kỳ đang tuần tiễu ngoài Biển Đông và Thái Bình Dương. Nhìn vào hòa đàm giữa Bình Nhưỡng và Seoul vừa qua, người Việt hải ngoại không thể không nhớ lại hòa đàm Paris đã được ký kết ngày 27-1-1973 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, không hề quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa, và đưa đến việc Hoa Kỳ hoàn toàn bỏ rơi miền Nam vào tay cộng sản. Dầu sao tình hình bây giờ tại bán đảo Triều Tiên, dù là mầu hồng biểu kiến vẫn còn hơn là mầu tối tăm của 65 năm thù hận Bắc-Nam trên bán đảo này, nhưng dầu sao đi nữa cũng còn quá sớm để lạc quan và phải chờ xem ngày sau sẽ ra sao, Que Sera Sera, What Will Be Will Be./.
(Tin Tổng Hợp)
PGĐ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sang Mỹ ăn nhiều bơ thịt, tạng người trẻ Việt có vẻ cao ráo gồ ghề hẳn ra, hình ảnh cô em Bắc Kỳ nho nhỏ đôi khi cũng nhạt nhòa theo với Nguyễn Tất Nhiên.
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.