Hôm nay,  

Ngày Quốc Hận thứ 43, luận bàn Văn hóa Việt Nam: Trí thức tân thời, Kẻ Sĩ thời nay

27/04/201809:32:00(Xem: 4393)

 

2018-04-30: Ngày Quốc Hận thứ 43, luận bàn Văn hóa Việt Nam

 

Trí thức tân thời, Kẻ Sĩ thời nay

Phan Văn Song

Tuần qua thằng tui, Phan Văn Song, cùng 19 người anh em quan tâm đến đất nước quê hương thường viết quan điểm thời sự hay tình hình chánh trị, chia sẻ với các bà con thân hữu trong và ngoài nước … được nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội trao thưởng... gắn những cái huy chương nào “phản động bội tinh”, nào “phá hoại đất nước bội tinh”, hay cả “ giây biểu dương lật đổ chánh quyền”…

Thật quá hân hạnh! quá to lớn! Với chỉ 19 thằng, mà tụi tui là một đạo quân, một nguy hiểm, chết người, làm chết dân hại nước (Việt Cộng) ...lật đổ chế độ (Việt Cộng), lật đổ một “chánh quyền” (Việt Cộng) gồm toàn những “đỉnh cao trí tuệ loài người” đã từng đánh đuổi ba cường quốc Pháp, Nhựt, Mỹ, giải phóng cả một dân tộc Đại Việt, 4 ngàn năm văn hiến, thoát khỏi ảnh hưởng Tây phương để đem trở về cho Hán tộc, cho Văn Hóa Tàu – trên 1000 năm đô hộ, VẪN không xóa được văn hóa và văn hiến Đại Việt!

Sau khi, (tưởng tượng) thắng mặt trận tư tưởng, bắt nhốt gần hết, tuyên án phạt tù gần hết các chiến sĩ “anh em Dân chủ”, các “bloggers” viết lời chỉ trích, chê bai “nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội” hay ngạo bán, mạ lỵ, chê bai, các lãnh tụ Nhà nước và Đảng Cộng Sản ta, chê rằng trong nước, thì tuyên bố xôm tụ, lúc lên mặt dạy dân, khi chỉ tay hăm dọa, răn đe, côn an dùi cui ... nhưng trái lại khi ra nước ngoài thì, ngáo ngáo, ngơ ngơ,niễn niễn  nhe răng cười trừ... Thí dụ, sau một Hội nghị, các lãnh tụ, nguyên thủ, đại diện các quốc gia bảo nhau cầm tay nhau nối vòng tay lớn thì, “đồng chí lớn phe ta, quê một cục, độc diễn” dơ tay chào khán giả, chỉ vì không hiểu anh ngữ (vốn thuộc dân quen nói “madzề in ViệtNam, Hé Lè Ne, U sờ Ê, Một Rắc, Một Răn …!)...Hay đi hội nghị (cũng lão nầy!) thì ngủ gục, há mồm ngáy to...(Láo thật! Mấy thằng tư bản khốn nạn, phản động ghét Xã hội Chủ nghĩa, tư tưởng Bác và Cách Mạng Việt Nam ta, đáng lý thúc cùi chỏ thức mình dậy, lại để mình ngủ, chụp hình bằng iphone phóng lên mạng, và mấy thằng Việt gian hải ngoại mất dạy bắt được hình phóng lên mạng mạ lỵ Đảng ta!).

Và sau khi,(cũng tưởng thượng) thắng mặt trận Văn Hóa, bằng nhốt tù xong lại trục xuất cậu bé Việt Khang chỉ vì một bài hát… Bây giờ ra lệnh cho một lô nhà báo cuội – hay chỉ một tên ký một lô tên cuội - “chiến tranh chánh trị, đấu tranh tư tưởng văn hóa”... viết bài phản biện phân tách chống những ai, như anh em chúng tôi, chỉ trích, phê bình; dù kẻ chỉ viết bài khoa học bày tỏ cái lo lắng cho tương lai một môi trường ô nhiễm ở Việt Nam, đến người chỉ nói về cái thiệt hại của cái chế độ gọi là Dân Chủ Xã hội Chủ Nghĩa... vì cái chủ nghĩa Dân Chủ ấy chẳng có gì là Dân Chủ, do độc đảng, độc tài; vì cái chủ nghĩa Xã hội ấy chẳng có gì là Xã hội cả lý do là nó lường gạt người dân. Thoạt đầu chủ nghĩa ấy bảo rằng phải đấu tranh giai cấp, công nhơn thợ thuyền vs-chống chủ nhơn tư bản bóc lột, tá điền, nông dân vs địa chủ, vs cường hào ác bá ... nhưng thật sự ngày nay, chỉ thấy người đảng viên bo bo giữ chặt đặc quyền, đặc lợi, vs-chống người không đảng viên, và nay có cả hiện tượng phe người miền Bắc chống phe người miền Nam, … và do đó một sự trả thù Bắc Nam...và cường hào, ác bá ngày nay chính là đảng viên, chính là viên chức nhà nước Đảng Cộng Sản Hà nội cầm quyền (ref: Đinh La Thăng &Co)

Tuần nay, xin phép quý thân hữu, không viết bài, chỉ mượn lời các tác giả trong và ngoài nước, đã có ý kiến với bộ máy Chiến tranh Chánh trị hay gì gì đó của Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội!

Đặc biệt là tuần nầy là không đụng đến chánh trị nữa, chỉ nói chuyện về Văn Hóa! “Vì sau tháng tư 75, trong các trại tù khổ sai và qua mười bài gọi là “học tập cải tạo“, bọn anh em “thua trận đi tù” chúng tôi, bị cán bộ Việt cộng thường xuyên nhồi sọ, rêu rao rằng ta – tức là chúng - theo đường hướng do Lênin chỉ đạo, hiện sống ba dòng thác cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hoá tư tưởng” (Trích Trần Văn Tích - Cộng Sản vĩnh viễn là Cộng Sản, bài viết ngày 23 tháng 4 , 2018).

Do đó thử đo lường dòng thác thứ ba nầy!

1/ Văn hóa nhìn bởi một người Việt hải ngoại:


blank
Tuần qua bạn Từ Thức viết một bài về Gramsci và mặt trận văn hóa. Từ Thức cho biết:

“Trước GRAMSCI, có người nghĩ văn hoá giải thích tất cả. Sau Gramsci, người ta BIẾT văn hóa giải thích tất cả, quyết định tất cả. Antonio Gramsci, một lý thuyết gia chính trị Ý, ít được nhắc tới ở VN, trước đây là cẩm nang của những phong trào chính trị, cách mạng trên thế giới, ngày nay là tác giả gối đầu giường của các chính trị gia, thuộc mọi khuynh hướng, từ cực tả tới cực hữu,  ở Âu Châu.

Gramsci ( 1891-1937 ) đã hệ thống hóa lý thuyết dùng văn hóa để giải thích xã hội, chính trị và, từ đó, coi văn hóa là võ khí để đấu tranh. Những yếu tố khác, đứng đầu là kinh tế, chỉ là thứ yếu.

Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cải cách văn hoá từ gốc rễ. Phải thay đổi tư duy, nếu muốn thực sự thay đổi xã hội. Nếu không, sẽ chỉ là những cuộc nổi loạn, những cuộc đảo chánh.Gramsci : ‘’ Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng thế giới cũ đang chết trong khi thế giới mới chưa thành hình. Trong tình trạng tranh tối tranh sáng đó, người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn dưới mọi hình thức ‘’ (La crise consiste dans le fait que le nouveau monde se meurt et que le nouveau tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les phénomènes morbides les plus variés).

Chế độ Cộng Sản đang chết, nhưng chế độ dân chủ chưa thành hình, xã hội khủng hoảng băng hoại. Người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn mỗi ngày, trước mắt : bộ trưởng Y tế đồng lõa làm thuốc giả ; ‘’học giả‘’ cải đổi chữ quốc ngữ cho giống tiếng Tàu; một đám no cơm ấm cật nhẩy múa tại nơi và ngày đáng lẽ là nơi và ngày tưởng niệm những đồng bào đã bị giặc Tàu thảm sát ; nhà nước võ trang cướp đất của dân ; quân đội thay vì chống ngoại xâm giữ nước đã tổ chức đội ngũ dư luận viên để  ‘’ chiến đấu’’ chống tử thù là những người còn có chút lòng với đất nước, những cảnh sư quốc doanh nhẩy nhót trác táng một cách thô bỉ, và, ở hải ngoại, những tổng thống tự phong thi nhau múa may, quay cuồng.

Một thí dụ điển hình nhất là chuyện cô giáo bị bắt quỳ. Một ‘’ chuyện dưới huyện ‘’ nhưng cho thấy cả một xã hội băng hoại. Một cán bộ quèn, nghĩ có thể Đảng là có quyền sinh sát, một cô giáo không còn tự trọng, một hiệu trưởng sẵn sàng cộng tác làm chuyện thô bạo để bảo vệ nồi cơm, những đồng nghiệp bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để được yên thân, một nên giáo dục lạc hậu thầy giáo bạo hành ( bắt học sinh qùy ) thay vì hướng dẫn, dạy dỗ

 Những hiện tượng mà Gramsci gọi là "monstrueux" (quái dị) của thời tranh tối tranh sáng, xẩy ra mỗi ngày, trước mắt.

Nếu thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài quá lâu, những hiện tượng đó dần dần trở thành bình thường. Trong một xã hội bệnh hoạn, không chuyện gì đáng ngạc nhiên nữa, không cái gì trơ trẽn, lố bịch nữa. Người ta hết cả khả năng bất bình và trở nên VÔ CẢM".

 

Từ Thức cũng cho biết ; "Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là

" 1.  Société politique, hay pouvoir politique  (xã hội chính trị, quyền lực chính trị )và

   2.  Société civile ( Xã hội dân sự ) .

Pouvoir politique, hay  quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước , bộ máy chính quyền : chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát.

Société civile, hay xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại : tư duy của một dân tộc. 

Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.

Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.

Gramsci giải thích tại sao cách mạng ‘’ vô sản ‘’ chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai , chỉ cần  chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực. 

Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa ( với văn chương, nghệ thuật, triết học..), xã hội dân sự phong phú ( với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra". Hết trích.

 

2/ Nhìn bởi một người Việt trong nước:

Từ Thức ở hải ngoại nói chuyện người, một tác giả (ký tên "Viết từ Việt Nam") bàn chuyện ta 

Một bài viết, cũng trong tuần qua, do một tác giả (bắt buộc phải dấu tên) trong nước viết, ví trí thức Việt Nam là những người thèm thịt chó, và ví chánh trường Việt Nam như một mâm thịt chó. Người ăn thịt chó thèm thịt chó, nên nếu được ai mời ăn cái gì khác cũng không thích, chỉ thích thịt chó luột, mắm tôm lá mơ, rượu đế thôi!. Bạn ấy tự hỏi:

Ở Việt Nam có trí thức hay không? Trí thức Việt Nam đang ngồi chỗ nào trong câu chuyện chính sự? Đó là những câu hỏi nổi cộm hiện nay, khi mà số lượng giáo sư, tiến sĩ tại Việt Nam nhiều tựa lá mùa thu, trong khi đó, hầu hết các sách lược cho tương lai Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào tắc tịt.

Có người ví von chính trường Việt Nam như một mâm thịt chó, và trí thức Việt Nam có người thèm thịt chó, có người ăn gượng gạo, có người không muốn ăn. Vậy vấn đề mâm thịt chó và trí thức Việt Nam diễn tiến ra sao?

Thử xem lại, vấn đề gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với người trí thức chính là giáo dục. Trí thức Việt Nam đã làm được gì cho nền giáo dục? Xin thưa là họ không những không làm được gì mà có nguy cơ trở thành những kẻ xôi thịt, những kẻ ăn bám hoặc những kẻ ù lì mang mầm mống phá hoại.

Vì sao lại nói các trí thức Việt Nam có nguy cơ trở thành mầm mống phá hoại và nói như vậy khi đứng ở góc nhìn nào? Trước tiên, phải xét vấn đề tiếng nói của người trí thức trong mối tương quan chính trị Việt Nam, nói về sức nặng của trí thức trong mối tương quan đó.

Thử nhìn lại suốt gần 50 năm, nền chính trị Việt Nam do ai quản lý, ai lãnh đạo và ai cai trị? Đương nhiên, trí thức Việt Nam không có mặt trong hệ thống quản lý, lãnh đạo và cai trị. Có chăng là tới thời điểm bây giờ có ông Nguyễn Phú Trọng với học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ nhưng cái học hàm học vị của ông này không phải là học hàm học vị của trí thức, những thứ tri thức ông ta thụ đắc để có học hàm học vị không phải là tri thức quí của nhân loại mà là Mác, Lê, một loại “hoại tử tri thức.” Nghĩa là nền văn minh nhân loại đã vứt thứ tri thức ấy vào sọt rác rất lâu rồi, bởi nó có nguy cơ gây họa cho nhân loại". Ngưng trích.

3/ Rà xét thiệt giả qua bằng cấp, học hàm, học vị, trình độ văn hóa giáo dục Việt Nam:

Và cũng trong thời gian gần đây, trong nước bổng có một phong trào kiểm kê lại xem bằng cấp thực giả thế nào đó!

Việt Nam vừa cho công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cho 1.131 ứng viên, ít hơn 95 người so với danh sách ban đầu.

Thông tin này chánh thức được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố vào ngày 5/3 và được truyền thông trong nước loan đi. Tin trong nước cho biết:

"Theo ông Bùi Văn Ga, phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư cho biết, việc rà soát 1.226 hồ sơ ứng viên đã xác định 1.131 hồ sơ đủ tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện công nhận đạt chuẩn, không có đơn thư tố cáo. Còn 95 hồ sơ còn lại thuộc diện có đơn thư tố cáo và hồ sơ cần được xác minh thêm.

Đây cũng là con số kỷ lục trong hơn 40 năm qua, khiến cho dư luận lo ngại về chất lượng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có công văn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát nghiêm túc lại quá trình xét duyệt để đảm bảo chất lượng". Hết trích.

Sau khi điện thoại liên lạc rà hỏi, chúng tôi được cô cô học trò quý  trong nước, gởi ra một bài bình luận. Xin được dùng bài ấy để thay lời kết, chia sẻ cùng quý thân hữu.

Tuần nay, chúng tôi xin nhắc lại, không viết lời bàn, chỉ biết chia sẻ cùng quý thân hữu những ý kiến của các thân hữu, bạn bè bà con.

Xã hội dân sự bắt đầu từ những ý kiến gặp gở nhau, chia sẻ cùng nhau...Dân Chủ tham dự, Dân Chủ thực sự, Cách mạng Xã hội  bắt đầu từ những trao đổi tư tưởng...

Thay Lời Kết:

 Kính thưa thầy,  

“Ai là học trò, còn gọi là thì phải nhớ  câu :

“Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rộng, nhất Nông nhì Sĩ”, nôm na ai ngồi mãi thì cũng phải có lúc chạy, con người ngồi yên lâu ngày thì “liệt” mất thôi, chạy sẽ mở rộng tầm nhìn, nhìn thêm biết bao màu sắc của học trò đang lấp lánh  dưới ánh mặt trời hay ánh đèn hiện đại .

 

Ngày trước, thường chỉ cánh mày râu mới được đi học. Phu sĩ hay sĩ phu lúc nào cũng được trân quý : “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nhưng “ ai ơi đừng lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, nàng phải vất vả cơm gạo chờ chàng vinh quy bái tổ thì : “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau “. <không phải rót sau cái “bịch” đâu nghen>

Học trò may mắn đố đạt là bậc Thức giả, được gọi Học sĩ , có đức độ mọi người tôn trọng Nhân sĩ, làm nhiều việc nghĩa là Nghĩa sĩ, mãi ham học nhiều quá, quên cả việc kiếm cơm , đành chịu cảnh đói nghèo trở thành Hàn sĩ .Thời Vua chúa , thi đỗ đầu kỳ thi Đình gọi là Tiến Sĩ, được vua quý yêu cho giữ chức quan trọng thuộc Tứ trụ triều đình được gọi : Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, Văn Minh Điện Đại Học Sĩ , Võ Hiển Điện Đại Học Sĩ, Đông Các Điện Đại Học Sĩ .

Ngày nay, những quốc gia văn minh thường lập ra các Viện Hàn Lâm để mời các học giả danh tiếng làm Viện sĩ để tham gia  nghiên cứu đỉnh cao  từng ngành chuyên môn,

Đó là văn, còn võ thì cũng có khoa thi Tiến Sĩ Võ rất gay go để được đậu, gọi là Võ Tiến Sĩ . Bằng thanh niên trai tráng có sức mạnh, dũng cảm hơn người được gọi Tráng sĩ, Dũng sĩ, theo tiếng gọi non sông tòng quân chiến đấu là Binh sĩ, Chiến sĩ, khi hy sinh vì đất nước, được tôn vinh là Liệt sĩ

Văn nhân thi hào tiếng tăm thì là Văn sĩ, Thi sĩ, những bức danh họa do Họa sĩ từ nhiều trường phái khác nhau được lưu giữ ở Bào tàng các nước. Thế giới luôn hâm mộ những Nhạc sĩ thiên tài với những bản giao hưởng tuyệt tác để đời, những Nghệ sĩ điện ảnh hay âm nhạc các ngành luôn là thần tượng của các giới hâm mộ và Ca sĩ là một phần quan trọng không thể thiếu trong đó

Để mưu bá đồ vương, người xưa cần đến những Mưu sĩ , còn trong dân gian vẫn có những Thuật sĩ khá thông thạo các phép thuật theo nhu cầu thời đại. Lại có những người có học nhưng tánh tình kém điềm đạm, nói ngang nói ngông, xếp vào Cuồng sĩ.

Thời xưa, làm nghề chăm sóc sức khỏe thì gọi là Y sĩ, hàm chỉ ngành Đông Dược gọi Đông Y sĩ , thời văn minh có trường lớp đào tạo các chuyên khoa căn bản thì ngành Y chia ra ; nghiên cứu về thuốc là Dược sĩ, chăm sóc sức khỏe con người là Bác sĩ các khoa, về thú vật thì có Bác sĩ thú y, Nha Sĩ chuyên về răng hàm mặt đang trên đà phát triển vì liên quan đến diện mạo con người “cái răng cái tóc là gốc con người”.

Tú Tài, Cử Nhân ngày nay đã thường, phải học cho được Thạc sĩ trước khi tiến đến hoàn tất Tiến Sĩ, may ra mới được chỗ đứng trong thời buổi văn minh hiện đại .

Ngày nay, quân đội có nhiều cấp Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ, nhưng chỉ Hạ Sĩ Quan thì có các cấp bậc khi gọi đều có Sĩ là Hạ sĩ, Trung SĩThương Sĩ, ai còn nhớ nhà binh có những ông Thượng Sĩ già rất oách trong chức vụ Thường Vụ Đại Đội. Còn Sĩ Quan thì không thể gọi là Quan Sĩ được và chỉ có cấp Úy, Tá và Tướng. Tại sao thế ? Có ai giải thích dùm cho với .

Ngành lập pháp hiện đại có hai viện : Thượng viện thì có Thượng Nghị sĩ, Hạ viện thì có Hạ Nghị sĩ. Chung chung gọi là quý ông, quý bà Nghị Sĩ .

Nhưng,

Ra trường danh lợi vinh liền nhục

Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười”

 

Thế là từ quan về ở ẩn làm Ẩn sĩ. Lên non tầm Đạo thì thành Đạo sĩ. Đường đường ở nhà  gọi Cư sĩ. Cũng có chút tâm đạo, thích xuống tóc tu hành ở chùa thì xuất gia vào chùa gọi Tăng sĩ, nương theo vết chân của Đức Thích Ca Mâu Ni, tu tập hạnh Khất sĩ. Thích làm con chiên và tu theo Công Giáo thì có thể tập hạnh làm Giáo sĩ truyền giáo, hoặc công hạnh hơn thế nữa trở thành Đức Cha. .

Bậc Từ Bi Trí Huệ cứu giúp đời khổ nạn được tôn xưng là ĐẠI SĨ .

Bậc nuôi chí lớn, luôn nghĩ tới lợi ích Quốc gia Dân tộc được mọi người tôn vinh là CHÍ SĨ

 

Và trong thời hiện đại nếu ai không theo kịp đà văn minh thì được gọi là CỐ LỖ SĨ

 

Kính gởi Thầy

Em

 

Mong toàn dân tộc Đại Việt ta là những kẻ sĩ Chống Tàu Diệt Cộng để không biến thành cổ lổ sĩ !

Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn 30 tháng tư 2018

Ngày Tang Quốc Hận thứ 43

Phan Văn Song

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.