Hôm nay,  

Tòa Án Đức Xét Xử Vụ Bắt Cóc Trịnh Xuân Thanh

4/25/201800:00:00(View: 5587)

Phạm Gia Đại

 

Sáng ngày 24 tháng Tư năm 2018, Tòa Thượng Thẩm Landgericht tại Berlin, Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã mở phiên đầu tiên xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Theo phía Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc đem về Việt Nam, bị đưa ra tòa án tại Hà Nội, bị kết án và tống giam. Tại Việt Nam, vụ án này coi như đã xong, nhưng với Cộng Hòa Liên Bang Đức, bây giờ mới chỉ là khởi đầu. Phiên tòa trong các ngày 24, 25 tháng 4, và 7, 8, 15, 17 tháng 5, còn kéo dài cho đến cuối tháng 8, và có thể kéo dài đến 4 tháng, sẽ xử các bị can liên hệ đến vụ bắt cóc. Địa điểm của các tòa án xử vụ này đã được công khai phổ biến cho công chúng và cơ quan truyền thông tham dự, nhưng phút cuối vẫn có thể thay đổi.

Đài truyền hình Đức RBB phát bản tin Tòa Thượng Thẩm Berlin bắt đầu xét xử nghi phạm mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long. Theo AFP, Nguyễn Hải Long đã bị bắt tại Prague, Cộng Hòa Séc ngày 12 tháng 8 năm ngoái và được giải giao ngay về Đức. Theo cáo trạng ông Long chính là người đã thuê và lái chiếc xe đến một công viên ở thủ đô Berlin để đồng bọn thực hiện hành vi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ nước Đức hồi cuối tháng 7 năm 2017. Ông Long bị xét xử với hai tội danh: làm việc cho tình báo ngoại quốc, và hỗ trợ hành vi bắt cóc. Với hai tội này, ông Long có thể ngồi tù đến 20 năm.

Đài này cũng cho rằng, việc đưa nghi phạm mật vụ Việt Nam ra xét xử sẽ tác động rất mạnh đến quan hệ ngoại giao hai nước CHLB Đức – Việt Nam trong thời gian tới. Luật sư Stephan Bonell của nghi can Nguyễn Hải Long, khi trả lời phóng viên báo chí, đã bác bỏ tất cả cáo buộc, và đòi hỏi thân chủ của ông phải được trắng án. Ông còn lên tiếng nếu cần thiết có thể mời bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel ra tòa để cho biết vì sao không thi hành việc dẫn độ mà phía VN yêu cầu. Với tư cách người bị hại, Trịnh Xuân Thanh đã được bào chữa bởi Bà Luật sư Petra Schlagenhauf đại diện tại phiên tòa.

Tường thuật tại chỗ ngay sau phiên tòa đầu tiên, Thoibao cho biết trong phiên tòa khai mạc sáng ngày 24 tháng 4, ông Lienhardt Weiß, đại diện của Viện Công Tố Liên Bang Đức đã đọc bản cáo trạng dầy 70 trang, nhưng ông Lienhardt Weiß chỉ đọc những phần liên quan đến bị cáo Nguyễn Hải Long. Điều này cho thấy Đức có đầy đủ các bằng chứng qua giấy tờ, băng video, và cả nhân chứng nữa về diễn tiến của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, kể cả các cuộc điện đàm giữa Nguyễn Hải Long và Trung Tướng Đường Minh Hưng. AFP cho biết, Đường Minh Hưng đã có đến 100 cuộc điện đàm để chỉ huy việc bắt cóc. Và với các chứng cớ nêu trên, nghi can trong tổ chức bắt cóc Nguyễn Hải Long (đang ngồi tại tòa trong phòng riêng có kính chống đạn) có thể bị kết án lên đến 10 năm tù chỉ riêng vì tội họat động mật vụ cho tình báo ngoại quốc trên lãnh thổ Đức.

Nghi phạm mật vụ Nguyễn Hải Long chính là người đến khác sạn Sylter Hof để trả phòng và lấy hành lý cho Trung tướng Đường Minh Hưng. Còn ông Đào Quốc Oai, cậu của Nguyễn Hải Long, chính là người chở Trung Tướng Đường Minh Hưng từ Berlin về Praha bằng chiếc xe thể thao Porsche hạng sang ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Đào Quốc Oai, sau đó bị động đã trốn về Hải Phòng, VN. Đào Quốc Oai và cũng như Trung Tướng Đường Minh Hưng (được cho là từ VN qua Đức để tổ chức vụ bắt cóc), đều có thể đã nhận được lệnh bắt giữ của Đức bất cứ lúc nào nếu hai can phạm này đặt chân đến Đức hay Châu  u. Ngoài ra còn có Lê Anh Tú thuê xe từ Cộng Hòa Séc lái qua Đức, và Vũ Quang Dũng cũng qua Đức để tham gia vào vụ bắt cóc. Nhóm bắt cóc đã sử dụng nhiều đường hàng không từ VN qua Đức và trở về trong đó có hãng Hải Nam của China và Aeroflot của Nga. Nguồn tin từ Séc cho biết thêm, có lẽ phía Việt Nam đã chuyển từ 10 đến 20 triệu Euro để chi cho trả cho toàn bộ chiến dịch bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cũng như các khoản phí khác. Hiện nay cảnh sát Séc đang truy tìm ông Đào Quốc Oai. Cảnh sát điều tra Đức cho biết, họ cũng đang có mối quan tâm đến nhân vật bí ẩn này và sẵn sàng làm rõ nếu ông Oai quay trở lại châu  u.

Ngày 25 Tháng 4, phiên tòa thứ hai sẽ diễn ra tại Tòa Thượng Thẩm, và sẽ có các nhân chứng ra trước tòa khai báo về việc họ mục kích lúc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, trong đó có 1 người Pháp, 3 người Đức và 1 người Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt nhân chứng Thổ Nhĩ Kỳ này đã lái xe rượt theo chiếc xe bắt cóc, nhưng khi vào trung tâm thành phố vì đèn đỏ nên đã bị mất dấu. Điểm đáng chú ý là các nhân chứng không những chứng kiến, trông thấy mà còn lấy máy điện thoại Handy ra chụp cảnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cùng với cô nhân tình Đỗ Thị Minh Phương lúc buổi sáng đi dạo trong công viên Tiergarten và chụp ảnh chiếc xe bắt cóc, kể cả biển số xe. Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí: “Tại sao mật vụ Việt Nam để lộ quá nhiều dấu vết như thế”, bà luật sư Schlagenhauf của Trịnh Xuân Thanh nói: "Mật vụ Việt Nam tin chắc rằng, không ai chú ý đến vụ bắt cóc này và sau đó cũng chẳng ai quan tâm đến nó làm gì. Nhưng phía Việt Nam đã nhầm lẫn lớn". Bà cũng cho biết cô Minh Phương, 26 tuổi tình nhân của Trịnh Xuân Thanh, cũng chỉ là một nạn nhân, và không là thành viên trong tổ chức bắt cóc. 

Ngay trước phiên tòa xét xử nghi phạm mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long diễn ra ở Berlin hôm 24.4.2018, nguồn tin từ Cộng Hòa Séc cho biết, “đã có từ 10 đến 20 triệu Euro được phía Việt Nam chuyển sang thông qua văn phòng MoneyGram của ông Nguyễn Hải Long trong khu chợ Sapa của người Việt tại Séc”.

Cho đến nay, nhà nước cộng sản VN vẫn bác bỏ cáo buộc bắt cóc trên lãnh thổ Đức, và khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú, và ông Thanh hiện đang thụ án tù chung thân vì liên quan đến một số đại án tham nhũng. Theo RFA, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc đã mời Đại sứ Đức tại Việt Nam Christian Berger tới gặp hôm 3.4.2018 ở Hà Nội, cũng có thể vì vụ xử án này sắp diễn ra tại Đức.

Nhìn lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt- Đức, cộng sản Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9, 2017 đã bị Chính phủ Đức trục xuất 2 cán bộ ngoại giao, đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược và hủy bỏ Hiệp định miễn Visa cho hộ chiếu ngoại giao. Sau hơn 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức đột nhiên trở nên căng thẳng chưa từng có từ vụ việc Việt Nam cho đặc nhiệm đột nhập lãnh thổ Đức, cùng Đại sứ quán nước này tại Berlin tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa ban ngày tại thủ đô nước Đức hôm 23.7.2017. Sau vụ bắt cóc giữa đường phố ban ngày và gần Dinh Thủ Tướng, Chính phủ Đức đã từng cân nhắc áp dụng thêm các biện pháp cứng rắn như trục xuất ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, đình chỉ Bảo hiểm Hermes của Chính phủ Đức là bảo hiểm xuất khẩu cho các nhà đầu tư Đức- với số tiền là 847,4 triệu Euro, và đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam.  (Tin Tổng Hợp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn sử dụng võ khí của Huê Kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine sử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lãnh thổ Nga nhằm những mục tiêu quân sự. Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội Anh đang hoạt động tại Ukraine.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Người Việt rất hay buồn. Họ buồn đủ chuyện, đủ thứ, đủ cách, đủ kiểu, đủ loại và buồn dài dài: buồn chồng, buồn vợ, buồn con, buồn chuyện gia đình, buồn chuyện nước non, buồn chuyện tình duyên, buồn trong kỷ niệm, buồn tình đời, buồn nhân tình thế thái, buồn thế sự đảo điên, buồn tàn thu, buồn tàn canh gió lạnh … Đó là chưa kể những nỗi buồn buồn lãng xẹt: buồn trông con nhện giăng tơ, buồn trông cửa bể chiều hôm, buồn trông nội cỏ rầu rầu, buồn trông con nước mới sa …
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.