Hôm nay,  

Trại Tỵ Nạn Pulau - Bidong

16/04/201810:47:00(Xem: 5693)

         Pulau Bidong là tên của một trong những hòn đảo của Mã Lai Á, vùng đất khô cằn đầy núi non hiểm trở được cấu tạo bằng nhiều lớp san hô . Nằm cách bờ bể bang Trengganu độ vài chục hải lý . Nếu không có vấn đề người tỵ nạn Việt Nam, có lẽ chả ai  biết đến tên nó . Nhưng từ tháng 7 năm 1978, Pulau Bidong trở nên sáng giá, khi chính phủ Mã Lai Á chấp thuận cho Cao Ủy tỵ nạn LHQ đưọc thiết lập tại đây,  một trung tâm tạm cư người Việt trốn chạy chế độ CS bằng thuyền . Kể từ đó Pulau Bidong d8ưọc coi như là một trong những cổng thiên đàng của người Việt TNCS, cho nên có lúc dân số trên đảo gần 50.000 người. Đặc biệt chính phủ Mã Lai Á đối xữ rất nhân hậu với người Việt..

                  

         Pulau Bidong gồm 2 đảo nhưng đồng bào chỉ ở Bắc đảo mà thôi. Bắc đảo có diện tích chừng vài km2, không trù phú và màu mỡ như các hải đảo đông dân cư của VN . Ba phần tư diện tích đảo là núi tuy không cao lắm nhưng dầy đặc rừng cây, phần đất còn lại, lại bị những nhánh núi nhỏ ngăn thành từng vũng đồi thấp, lên xuống . Đảo hình như hạt mận, hai mặt đối diện với bờ bể Trengganu thì lõm vào, tạo thành một vịnh nhỏ, nước sâu, tàu bè đỗ rất tốt . Phía sau lồi và núi đá ăn trệ xuống sát bờ nước nên không ai bén mảng đến . Đó đây trên đảo là những rặng dừa cao vút, xanh thẳm mang đầy trái và những khi gió lớn, mưa to dễ rớt gây tai nạn chết người, ngỗn ngang trong phần đất bằng phẳng còn sót lại là giếng nước ngọt, chứng tỏ nơi này đã có  người đến ở trước dân tỵ nạn . Biển xanh bọc chung quanh đảo, trong vắt im lặng và là con đường sống duy nhất của mọi người với thế giới văn minh bên ngoài .

 

         Trại được tổ chức trong một thời gian kỷ lục nhờ những bàn tay tài ba và vén khéo của mọi người . Thêm vào đó là sự nhẫn nại, kiên trì can đảm của dân tộc VN và óc chỉ huy sáng suốt của Ban điều hành trại .

 

         Khi tôi đến đảo vào cuối tháng 10-1978, thi trại được phân chia thành 6 khu riêng biệt, mỗi khu có một Ban hành chánh Khu lo liệu . Ban Điều Hành Trại với nhiệm vụ tổng quát, về phương diện pháp lý . Đại diện cho toàn thể đồng bào tiếp xúc với chính quyền Mã Lai, Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, các phái đoàn ngoại quốc, lo lương thực cho mọi người sống trong khi tạm cư, lo những an ủi tinh thần để đời bớt tủi và làm gạch nối để mọi người không phân biệt Hoa-Việt bắt tay nhau . Trao gởi tình thương khi bắt đầu làm lại cuộc đời .

         Phụ giúp cho Ban Điều Hành có các Khối và Ban .

         -Khối thông dịch và hành chánh lo thủ tục cho đồng bào ra Phái Đoàn để đi định cư ở các đệ tam quốc gia .

         -Khối thông tin văn hóa phụ trách việc nhận gởi thư và quà cáp của đồng bào đi và đến, thường xuyên tổ chức văn nghệ với các thành phần ca nghệ sĩ một thời vàng son của Sài Gòn, trong những chương trình mang nặng tính chất dân tộc, khích động lòng yêu nước, tình đoàn kết của mọi người trên đảo . Khối thông tin là dòng suối ngọt, là tiếng chim ríu rít là khúc đàn tuyệt diệu muôn dây, luôn luôn đem ấm áp, hy vọng và tình thương về cho mọi người . Khối thông tin cũng đã tổ chức rất nhiều lớp học sinh ngữ Anh-Pháp giúp mọi người thu thập một số vốn ngoại ngữ để bước chân đến xứ người

         -Khối y tế, xã hội bận rộn nhất trong việc trị liệu, cấp cứu, sinh đẻ cho những người trên đảo . Với phương tiện eo hẹp và thuốc men rất ít nhưng các vị Bác Sĩ từ tâm, các anh chị em Y Tá, Khán Hộ đã hết lòng nên cứu giúp rất nhiều người nhất là trẻ em và ông bà cụ . Ban xã hội phân phối những tặng phẩm nhân đạo, Ban vệ sinh làm sạch đường, sạch phố, tạo một bộ mặt mới cho các khu vực và bãi biển .

         -Khối Nội Vụ chuyên trách tình hình nội bộ, không áp dụng chính sách công an, cảnh sát ở đây nhưng tình trạng kỷ luật ở đây luôn luôn được duy trì, hầu như không có vấn đề trộm cắp, họa hoằng lắm mới xảy ra nhưng chỉ là ăn cắp vặt . Ở đây không có Bum, Bar, không ai nghĩ đến chuyện ôm nhau nhảy đầm, ăn uống say sưa . Thỉnh thoảng mới nghe một vài thằng điên nhắc đến vấn đề này .

         -Khối tiếp liệu đồ sộ nhất với hai kho chứa hàng mút mắt, thay đổi liên miên, bị mang lắm tai tiếng vì cái gọi là Hợp Tác Xã Mua Bán . Khối này nhận lãnh và phân phối supply cho đồng bào, với một nhân số hiện diện trên đảo gần 40.000 người, với sự thay đổi đi đến, khối này đã phải đau khổ trong mỗi lần phát thực phẩm hầu như liên tục .

         -Khối xây cất có công to lớn nhất trong việc xây dựng, chỉnh trang Trại . Thật vậy, với hai bàn tay trắng, không có máy móc chỉ được Phủ Cao Ủy tiếp tế cho một số vật liệu nặng như Gỗ, Tole, Ximent, các vị kỹ sư, cán sự đã biến hòn đảo khô cằn rừng núi này thành một khu vực dân cư khang trang . Những dãy nhà tole la liệt ở mọi nơi dành làm nơi tạm cư trú tập thể cho đồng bào . Những cơ sở công cộng như trường học, nơi đón tiếp các phái đoàn báo chi dến thăm viếng, nơi làm việc thường xuyên của ác quốc gia dệ tam, sạch sẻ, ngăn nắp, sàn đóng bằng gỗ dày có đủ bàn ghế, phòng ốc tạo sự thoải mái cho những người đến làm việc nhân đạo ở đây . Một cổng chào kiến trúc kiểu tây phương mái cong cũng bằng tole, cây trông bề thế, lịch sự và đẹp mắt làm cảm tình ngay cho những người mới đến . Những dãy nhà chờ đợi với mái lợp bằng bạt xanh, với những dãy ghế dài cho mọi người tạm nghỉ chờ dến phiên mình vào gặp phái đoàn quyết định số phận mình . Rồi nhà thương, bệnh xá, kho thuốc, kho hàng, trại tạm trú cho người mới đến, trường học, giếng nước, mương rãnh, nhà vệ sinh v.v.. Tất cả đều do bàn tay sáng tạo của khối này . Nhưng nổi tiếng nhất và đáng ghi nhớ là chiếc cầu nổi dã chiến dài hơn 100m được bắt từ bờ biển ra đến chỗ đậu của các tàu từ xa đến, được tạo bằng mồ hôi, trí óc của người Việt Nam . Nơi đón những người mới đến, tiễn những kẻ ra đi, nơi hẹn hò của trai thanh gái lịch . Một máy phát điện cũng được biến chế từ chiếc máy kéo, thiết kế một hệ thống điện đem anh sáng lại các nơi công cộng và làm việc tăng thêm sự khang trang của đảo

.

         Ngoài ra còn phải kể đến những công trình của các vị đại diện tôn giáo trên đảo . Chung trên một vùng đồi thơ mộng nhìn được khắp bốn bề là sự chung sống hòa bình của ngôi giáo đường Thiên Chúa Giáo sừng sững uy nghi với cây thánh giá cao vút trên đỉnh, không lúc nào ngớt những tiếng ca của Đoàn Thánh Sinh, con cháu Chúa, nơi gặp gỡ của bà con trong ngày chúa nhật và các ngày lễ . Kế cận là khu Giáo Hội Tin Lành mà lối kiến trúc cũng không kém phần hoa mỹ, nơi này cũng thêm phần đậm đà vì sự thiết tha quan tâm đến phương diện xã hội, đạo đức của vị mục sư chủ trì . Sau cùng là ngôi chùa thờ Đức Phật từ bi được xây dựng với nhiều tiền của, nơi tu dưỡng của các bà mẹ già mệt mỏi sau thời gian vượt biển, nơi sám hối của những ông chồng bỏ con vợ ra đi vì mạng sống, nơi tiêu giải tất cả mọi phiền lụy, lo lắng oán thù của thế nhân, nơi tôn kính đáng ghi nhớ

.

         Còn nhà cửa của đồng bào thì thiên hình vạn trạng, nhưng được xây cất rất trật tự và đúng theo đồ hình của một đô thị tân tiến . Đến Pulau Bidong, nếu chiêm ngưỡng cảnh sắc ở đây bằng con mắt của nhà danh họa Picaso thì Pulau Bidong thật là thẩm mỹ .  

-Đói không làm càn

         -No không tự mãn

         -Giỏi chẳng kiêu căng

         -Và đau khổ không gục đầu, bó gối .

         Đó chính là sự cao quý nhất, một vết son đậm mà tất cả đồng bào khi rời trại Pulau Bidong đều hãnh diện mang theo

.

         Về sinh hoạt thường nhật của trại cũng tấp nập và hứng thú . Một khu chợ trời nằm kế cận đồn cảnh sát Mã Lai nhưng vẫn được cho duy trì, chứng tỏ giá trị lương thiện của nó đối với chủ nhân ông của vùng này . Chợ bán đủ các thứ dành cho đời sống con người, từ nhu yếu phẩm như bột, đường, gạo, mắm, cá, thịt v.v… đến những món hàng xa xỉ không cần thiết : Vàng, đồng hồ, máy hát, tiền trao cháo múc . Ai cần thì đến, không thích thì đi . Nhìn quang cảnh tấp nập của ngôi chợ tôi bỗng nhớ tới Sài Gòn chi lạ, nhớ khu Lê Lợi vào những chiều thứ bảy, chúa nhật, nam thanh nữ tú chen chúc xuôi ngược vui vẻ làm sao .

 

         Kế cận đó lại có những cửa hàng giải khát, ăn uống đủ món cũng được rao bằng thổ sản trên đảo, biên chế từ các món hàng supply nhưng ăn cũng thơm ngon không tệ . Và có lẽ thích thú nhất là được vào các quán cà phê có nhạc thu thanh và nhạc sống để thả hồn theo ly cà phê đang nghi ngút khói, sống lại thuở thanh bình của quê hương mến yêu ngàn đời, qua các bản tình ca dân tộc bất diệt, để biết chắc rằng dù mình đang ở đâu, lúc nào cũng như lúc nào đều mong đợi một ngày trở lại quê hương .

 

         Cuối cùng là sự hiện hữu của những người ngoại quốc với cộng đồng VN trên đảo . Quả là những tâm hồn nhân đạo đáng suy kính . Tất cả đến đây không vụ lợi mà chỉ vì sự thù ghét cộng sản bạo tàn nên đã cảm thông với hoàn cảnh người tị nạn . Có nhìn được sự làm việc tận tâm của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, của phái đoàn Mỹ-Úc suốt đêm ngày, không kể mưa gió thời gian, cố gắng thật hết lòng để rút ngắn sự mong chờ, thiếu thốn của những người đang sống ở đây để Họ mau ra đi, có thấy chính quyền Mã Lai cũng đã điên đầu trong sự tiếp tế thực phẩm nước uống cho dân trên đảo trong khi chính dân của Họ cũng đang thiếu thốn, có nhìn những người bạn Mã Lai làm việc ở đây, chúng ta mới đau xót để nhận rằng cộng sản chính là trâu chó mất lương tri nên đã giết hại và đầy đọa dân chúng của mình .

 

         Tôi đã bầu bạn với Pulau 147 ngày, đã cùng Hắn chia sẻ ngàn muôn buồn vui, tủi cực, nên nay dù cách xa muôn trùng tôi vẫn không bao giờ quên được những ngày tháng qua, quên được tình người thắm thiết của đồng bào chung đảo, công sức của các vị lãnh đạo và lòng nhân ái vô biên của các phái đoàn ngoại quốc đã quan tâm đến sự đau khổ của nhân dân Việt Nam giữa tai kiếp do cộng sản Hà Nội đang khát máu gây ra .

         Honoluu 25-4-1979

       Mường Giang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.