Hôm nay,  

Qua Những Nẽo Đường Pulau Bidong

16/04/201810:39:00(Xem: 3742)

Ngày 27-10-1978, chúng tôi đưọc tàu Mã Lai chở từ Trengganu đến PulauBidong, 34 thành viên tàu PTM1109 đưọc tiếp nhận vào trại tạm cư với số thứ tự tàu 100. Chúng tôi đưọc phân phối một nhà tiền chế tại khu F sát chân núi. Do quá xa và bất tiện, nên gia đình ông S và L tự làm lều cạnh kho tiếp liệu thuộc khu A để ở, tôi cũng theo họ vì chỉ có một mình. Nói them khi chúng tôi đến, Bidong chỉ có 3 chiếc tàu của Bình Thuận, một chiếc giả cào Nùng và một tàu quốc doanh đều ở Phan Rí và một tàu đi bán chính thức của Phan Thiết mang số 65. Tất cả người trên ba tàu trên chưa có ai d8ưọc gọi ra phái đoàn, mặc dù họ tới Mã Lai rất lâu.

 

Trong thời gian chờ đợi và cũng cần kiếm một chỗ ngũ an toàn ban đêm tránh mưa gió nơi hội trường,nên, bọn tôi tình nguyện vào làm Ban Xã Hội của Trại Bidong. Công tác chính là “chôn người chết trên đảo”. Tôi đưọc đề cử là chủ hảng “Tô Bia”, hai ông S và L chuyên đóng quan tài, bốn anh em còn lại làm phu khuân vác và đào huyệt..Nhờ vậy mà bọn tôi đưọc  phân phối một vài bô quần áo cũ, thay bộ quần áo trận vá tram mãnh đã theo chúng tôi từ quê hương nghèo khổ cơ cực tới đây..

 

Công tác bắt đầu vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, bên ngoài trời đang lất phất mưa bay, đem them sự lạnh buốt vào tâm hồn người viễn xứ,

 .

         Nhưng đời đã thế thì thôi hãy cứ theo đời mà sống cho vui. Trong lúc quanh ta còn triệu triệu người khác còn bất hạnh và đau hận gấp ta vạn lần. ..Nghĩ như vậy nên anh em trong hảng cố gắng giúp đồng bào hoạn nạn, mặc dù cả bọn đều sợ lây các bệnh truyền nhiễm, khi phải tiếp xúc với tử thu.

 

         Từ khi bước chân vào đời, giã từ tuổi mộng, rời bỏ mái trường yêu với những ngày hoa bướm. Tôi đã dãi dầu với gió mưa, dấn thân vào những nẻo đường chết, hằng giờ, hằng ngày và liên tiếp chẳng bao giờ ngớt đối diện với tử thần. Nhìn bạn chết vì súng đạn của kẻ thù, nhìn kẻ thù ngã gục vì đạn súng của ta rồi mềm lòng khi nhìn lại, nhìn qua, ôi cũng chỉ là da vàng, mũi tẹt..cũng vốn dòng máu Lạc Hồng bất khuất,nay vì ai bôi mặt giết nhau . .

 

Rồi hôm nay lại có những cái chết giữa quê người, chết lềnh bềnh trên biển cả vì giông bão thất thường, vì đói khát sau bao ngày trôi giạt, vì viên đạn bạo tàn luôn theo dõi . Lại có những cái chết ngay trên bờ đất hứa, chết khi đã nhìn thấy bờ tự do, chết thật là tức tưởi .

 

         Đó thân phận của dân tộc chúng tôi như thế, viết bao nhiêu cũng không hết tủi hờn, càng viết lại càng buồn hơn, càng gượng vui lại càng thêm trống rỗng ‘

        

         Chúng tôi bảy thằng khố rách, đã một thời ngang dọc vẫy vùng, nay sa cơ thất thế, ôm mộng vỡ trong tim, chôn hào khí qua tháng ngày sống lang thang trên hải đảo . Mắt ngu ngơ giữa cảnh lạ xa, mặt hốc hác vì supply quá ít, nay bước vào bệnh viện lãnh nhiệm vụ chôn người .

 

          . Tôi đã chôn người nhiều rồi, chôn xác bạn trên chiến trường vội vã, chôn xác thù giữa chiến địa quạnh hiu . Rồi trong các trại cải tạo, giữa khu Kinh Tế Mới, tôi đã dự phần lo việc chung thân cho bao nhiêu người bằng hai bàn tay, bằng vài thanh tre mục, một chiếc hố đen, một con người bất hạnh, tất cả chỉ là cát bụi . “Sinh là ký mà tử là qui” . Thế gian là không không tất cả, nhưng chôn người tuy chẳng khó mà đứng nhìn xác chết lạnh tanh trong cảnh ly biệt thống khổ của đời phù sinh, giữa biển nước mắt, nghe giọng nỉ non của thân bằng quyến thuộc kẻ xấu số, để dửng dưng là một việc vô cùng khó xử . Khóc ư ? Tôi không còn nước mắt, cười ư, tôi đã héo con tim, vậy thì dửng dưng làm tên ngu ngơ mất trí sao nghe chán nãn đủ điều .

 

         “Chợt thấy cay xè trên chót môi

         Rờ tay mới biết lệ mình rơi

         Con người sinh tử là qui ký

         Thì có gì đâu phải ngậm ngùi ?

 

         Ghi lại đây những kỷ niệm vui buồn trên hải đảo để nhớ lại những ngày phiêu bạt vất vưởng ở Bidong . Và làm sao quên đưọc chiều 30 Tết, trước đêm giao thừa 1978, bọn tôi vẫn còn phải đi chôn xác người..

                                                                                  

         NGÀY MAI TÔI RỜI HẢI ĐẢO

 

         Tôi đến Bidong với hai bàn tay trắng ngoài một bộ đồ trận cũ rách che thân. Trong mình không mang theo bất cứ một thứ giấy tờ gì của xã nghĩa cấp kể cả tờ xuất trại năm 1977. Do đó khi trình diện ban hành chánh trại Bidong để lập thủ tục ra phái đoàn, tôi khai gì họ cũng không tin, cuối cùng phải ghi nghề đánh cá.

 

         Ngày 5-1-1979, phái đoàn Úc đến làm việc kêu tôi phỏng vấn, không ngờ họ nhận.Tiếp theo là ngày 10-1 phái đoàn Mỹ  cũng gọi tôi . Còn nhớ hôm đó tại hội trường, tôi đến trình diện ông trưởng phái đoàn Mỹ. Người này sau khi xem hồ sơ của tôi rồi để xuống bàn suy nghĩ chuyện gì đó. Chợt ông hỏi tôi bằng tiếng Việt “ Anh có đi lính VNCH không, có lần nào phuc vụ tại TK Bình Thuận không, nếu có năm nào, lúc đó ai là Tỉnh trưởng ?”

 

         Nghe ông hỏi tôi thấy cũng lạ vì trong hồ sơ rõ ràng ghi tôi làm nghề đánh cá mà. Tuy nhiên tôi cũng thành thật trả lời “ Tôi là một cựu sĩ quan cũng là một cựu Tham Sự Hành Chánh của VNCH. Tôi từng phục vụ tại Sư Đoàn 18BB, BCH5TV và Ty Cưu Chiến Binh Bình Thuận với chức vụ Phó Ty. Tỉnh Trưởng lúc đó là Cựu Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa cho tới ngày 19-4-1975 Bình Thuận thất thủ. “ Nghe tôi trả lời, ông cười và hỏi them “Anh cố nhớ Tôi là ai không ?”. Qua câu hỏi trên, tôi mới dám nhìn thẳng ông và chợt nhớ và trả lời “Ông là vị cố vấn trưởng của tỉnh BT, làm việc bên Corp, phải không thưa ông ?.

 

         Lúc đó ông mới xếp hồ sơ và bảo tôi “Mỹ nhận anh nhưng anh phải từ chối phái đoàn Úc trước”. Tôi dạ và cám ơn .

 

         Và đúng như lời ông hứa “ ngày 13-3-1979 tôi đưọc gọi đi định cư tại Hoa Kỳ. Cũng từ đó, tôi mới dám viết thư liên lạc về gia đình, dù không biết vợ con ra sao từ khi tôi rời khu KTM. Nhưng mặc kệ, gì gì thì cũng phải báo tin mình còn sống với Mẹ, Em cùng các con, để mọi người  tìm lại những thâm tình mà thời gian qua tôi đã tạm cắt đứt vì sự khe khắt cay nghiệt của đệ nhị quốc gia tôi đang tạm cư”

.

Thế là mai này tôi được phép rời đảo để dấn thân vào một phương trời xa lạ biền biệt như đám chim Việt năm nào đã rồi cội nguồn để đi lánh giặc . Tôi không ao ước gì cả, bởi cuộc đời đối với tôi, giờ còn gì mà mơ ước ? Tôi chỉ là con người cô độc từ thể xác đến linh hồn, tôi sung sướng hay khổ đau cũng chỉ riêng tôi hứng chịu ! Còn gia đình tôi hiện nay đang sống đói rách thảm thê . Tôi sung sướng bản thân để đọa đày cho những người ở lại, tôi hãnh diện được sinh tồn để cho gia đình càng lúc càng đi vào cõi hủy diệt và tôi viết cho mình với đau khổ thì những người thân nếu đọc được lại rơi nước mắt . Ôi đời sao cứ mãi đuổi xô tôi thế, không lúc nào buông tha cho tôi được sống an lành dù chỉ một phút giây để cô đơn hưởng chút âm thừa của hạnh phúc gia đình còn sót lại trong bước đường tha phương

.

Tôi chẳng biết làm gì để giết thời giờ khi nằm chờ đợi phương tiện rời đảo . Bạn bè thì tôi đã từ giã hết cả rồi . Tôi cũng đã đi thăm từng nơi, từng chỗ trên hải đảo, nơi đã cho tôi dung thân gần 5 tháng, tuy khô cằn sỏi đá nhưng thấm đượm tình thâm vì cũng chính nơi này tôi đã cùng đồng bào chia sẻ tất cả những cay đắng ngọt bùi và ý thức được rõ ràng về dân tộc, quốc gia, về nỗi nhục nhã của những người mất nước, sống cảnh lưu vong, hèn hạ hơn loài cây cỏ, chui rúc như kiếp ký sinh trùng, tháng ngày cứ mãi đưa hai bàn tay để nhận lãnh supply sống, mà không ngớt vuốt mặt cho nước mắt đừng rơi . Ôi Pulau Bidong chính là một khúc ca trường hận . Tôi quỳ đây để chiêm ngưỡng nó mà không ngớt hoan hô .

 

Nhưng dù sao hoang đảo cũng đã cho tôi lắm kỷ niệm . Tôi làm sao quên được ngày 27-10-1978, bước chân lên đảo với tấm thân tàn tạ, đau khổ ngỡ ngàng trong cảnh xa lạ, tủi hổ vì đời xua đuổi và điên cuồng nhung nhớ về cố lý . Rồi tháng ngày lại qua như thoi đưa, ngày không đợi chờ người và người cũng chẳng cần ngày . Nên tôi ao ước được mau đi định cư thì tôi cũng thầm xót xa khi nhìn lại mái tóc xanh mỗi ngày thêm bạc . Ôi đúng như lời Đặng Dung đã viết :

-“Nợ nước chưa xong, đầu đã bạc

Mài gươm dưới nguyệt đã bao lần …

Tôi đã làm gì để sống ở đây khi chỉ có 2 bàn tay trắng, giữa lúc mọi người cứ mãi xum xoe là lượt, thật tội nghiệp cho những thằng nghèo hèn . Bởi thế khi viết đến đây, tôi không khỏi chua xót khi những người còn ở lại cùng một cảnh ngộ như tôi, sống đói rách cô đơn và luôn luôn bị thiệt thòi . Bởi còn một số người đời đã đến đây dù đã trải qua bao nhiêu ngày chung sống nhục nhã với cộng sản, vẫn chưa bỏ được những thói hèn tật rởm đáng thương cho họ thật .

 

Thôi cũng đành một lần nữa ra đi, tạm chia tay những người bạn thân yêu thuở nào . Cầu chúc tất cả đồng bào còn ở lại sớm được lên đường đến chân trời mới để lập lại cuộc đời với đầy đủ cỏ lạ hoa thơm đang chờ chực . Chúc hải đảo muôn năm bền chặt với thời gian để ngạo nghễ khoe mình trên biển nước .

-“Chúc các em nhỏ an bình

-Chúc những bà mẹ già khỏe mạnh

-Chúc đồng bào trăm phần may mắn

-Mong đất trời yên lặng

-Mong hải đảo luôn luôn xinh đẹp

 

-Để cầu liên lạc giữa Pulau Bidong với trần gian

-Người mới được nhập trại, kẻ ở mau ra đi và tất cả tàu PTM1109 đều được may mắn đi Hoa Kỳ .

 

Honolulu tháng 4-1979

Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.