Hôm nay,  

Đường Về Nước Mỹ

16/04/201810:23:00(Xem: 4359)

Chúng tôi đến Merang vào lúc 16 H chiều ngày 19-3-1979. Thú thật tôi cũng không ngờ được là giây phút cuối cùng rời xa Pulau Bidong, nơi đã cưu mang tôi 140 ngày, nơi tôi biết thế nào là sự tủi cực khổ đau của đời lưu vong mất nước, kiếp ăn nhờ ở đậu..tuy nhiên tôi vẫn không nén đưọc nỗi xúc động và lưu luyến thật sự khi chia ly.

 

12 giờ trưa bước chân vào đồn cảnh sát Mã Lai để khám xét hành lý và lập thủ tục xuất trại. Sau đó qua công “La Sanh Môn” để bước chân xuống chiếc PRC4 rời đảo . Ôi còn gì cảm động cho bằng giây phút này ? Nhìn đồng bào đang đứng trên bờ vẫy gọi, cầu chúc, trao gởi, mới thấy thắm thía biết bao về tình dân tộc, nhìn những cặp mắt thiết tha dường như muốn rơi lệ của những người còn ở lại, mới đau lòng trong cảnh chia ly . Tôi tiếc cho mình không phải là một gã tài hoa để sống cảnh sinh tình, viết ngay những vần thơ diễm tuyệ gởi đến cho đồng bào, cho ta, để ghi lại tất cả những kỷ niệm của ngày xa đảo, để được đọc lại những buồn vui, đau khổ, trên bước đường viễn xứ .

-“Thôi mình biết nói gì đây ?

Khi buồn thương đã chất đầy trong tim

Mai này như một cánh chim

Trời thênh thang rộng biết tìm nơi đâu ?

Lũng, đèo buốt giá mưa ngâu

Biên cương nay đến, giang đầu mai qua

Rừng Sim non sẽ chín già

Tuổi hoa theo bóng ác tà lên non

Như đời trấn thủ lưu đồn

Bỏ công ngày tháng sách đèn đam mê

 

Nhưng thôi, dù có vương vấn, bịn rịn hay buồn đau thì tôi cũng đã xa Pulau rồi . Tôi đang đến trạm đầu tiên trên đường tiến về cổng thiên đường của nước Mỹ : Merang .

 

Đây là một trong những địa danh trên đất Mã Lai Á, nhưng cái tên này hầu như đã gắng liền trong tâm khảm của đồng bào tị nạn ở miền West Malaysia. Nó là một địa điểm tiếp liệu từ Trengganu xuôi về Kuala Lumpur . Nói rõ ra, Merang là nơi mà đồng bào tị nạn ở các trại Pulau Bidong, Besar và các trại giáp biên giới Thái Mã, đều phải đến đây nghỉ chân 1 vài ngày rồi lên đường về thủ đô lập thủ tục và chiếu khán để đi định cư ở đệ tam quốc gia .

 

Merang làm cho tôi cảm tình ngay, không phải nó với đầy đủ tiện nghi, không phải nó cho tôi tự do tối thiểu, mà vì Merang quá quen thuộc và gần gũi với tâm hồn tôi . Thật vậy, Merang giống Cam Ranh, cũng nằm ngay trên bờ biển Thái Bình Dương, chập chùng quanh quẩn là những núi đồi cao vút . Merang cũng nằm trên trục lộ chính . Merang cũng có những rặng dừa xanh thẳng tắp, điệp điệp mộng mơ . Nhưng chính Merang là nơi mà tôi lại sắp được gặp gỡ những người thân từ các nơi trẩy về .

 

Đêm nay tôi được ngủ lại Merang để mai lên đường dấn thân vào cõi gió bụi phù hoa làm lại cuộc đời mới, cuộc đời mà tôi biết chắc chắn sẽ là những nấm mộ đen che kín tâm hồn tôi, cuộc đời của một kẻ thất chí tan nhà . Nghỉ, nhớ và viết để tôi càng thêm ngậm ngùi .

 

Nằm yên lắng nghe những chiếc lá bên ngoài đang xì xào, nghe sóng vỗ bập bềnh, tâm hồn cũng lao xao, ray rứt, giữa đêm đen khi nghe tiếng con chim lạc lõng cất tiếng kêu thảm thiết, có khác chi cảnh ngộ của tôi giữa cuộc đời phù phiếm sắp dấn thân vào . Tôi cũng chỉ là một con én đang nhỏ hồn trong đợi những trận gió xuân ấm áp để xuôi về cõi trời Nam .

 

Thì ra cũng chỉ là những câu hỏi được lập đi lập lại, những chặn buồn trong điệp khúc của bản nhạc sầu vong quốc, khóe mắt tương tư của người mang mối tình lỡ với sự dày vò và hối hận của một tâm hồn đang gục chết, đang đi vào những lối quanh bế tắc, vây kín tơ nhện giăng lối về . Đi là sự nhớ thương triền miên cùng tận đã dành cho kiếp lưu đầy . Ôi rồi tôi sẽ phải làm gì cho tôi, cho gia đình, quê hương trong những ngày sắp tới .

 

Merang quả là nơi lý tưởng,nó không giống Bidong một điểm nào . Chúng tôi được tự do ra vào cửa từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, ăn uống mua sắm tự do nếu có tiền và các phương tiện tối thiểu dành cho một đời sống như nước, cơm, chỗ ngủ, chỗ tắm và giải trí đều có sẵn hơi thừa thải

 

Bởi thế tôi không thể quên nổi Merang dù đã xa lìa nó . Tôi sẽ nhớ lại những địa danh xa lạ cùng những người bạn Mã Lai trong cơn vui buồn . Tôi thầm cầu nguyện được trở lại quê hương Việt Nam để cùng non nước vui hưởng lại hạnh phúc như thuở thanh bình .

 

KUALA LUMPUR NHỮNG NGÀY DÀI CHỜ ĐỢI

 

8 giờ 30 sáng ngày 21-3-1979, chúng tôi đến trại tiếp liên Cheras ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai Á, sau một đêm dài trằn trọc, lao chao và mất ngủ trên xe bus.

 

Tôi không biết phải dùng danh từ gì để gọi cho đúng cảnh tượng mà từ đằng xa tôi đã thấy từ trong vòng rào kẽm gai với lố nhố những đầu, mặt, tay đang vẫy gọi cùng với những thanh âm le lói . Tất cả, tất cả dành cho người mới đến .

 

Tôi đã bước vào cổng trại Cheras, đi vào ngôi thánh đường trống rỗng đức tin, chỉ có người và người mà thôi . Vói nhìn chung quanh, trại được bao vây bằng những hàng rào kẽm gai cao vút, có lính gác nghiêm mật . Bên trong đen kịt những người chen chúc sống trên một diện tích vài trăm m2, tấp nập quanh rào, phía trước, bên hông, đằng sau là những đống rác to xù, chen chân với phân người, muỗi bọ và những người tị nạn từ khắp các nẻo đường Mã Lai Á đổ xô về đây để đợi chờ lên đường đi định cư.

 

Đời thật nản chi lạ, ở đâu trên đất Mã Lai này, cũng bằng thứ ấy thật giống nhau, được bày sẵn để dành cho người tị nạn . Tôi lại một lần nữa gia nhập vào cộng đồng của những tâm hồn lạc lõng để tham dự một cuộc hành xác, để đợi chờ một lần cuối cùng, mai xách gói ra đi, bỏ Mã Lai Á, bỏ ngôi giáo đường không, bỏ bạn bè và tất cả.

 

Hỡi ơi, suốt thời gian tạm trú ở đây với sự bảo trợ của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế dành cho người tị nạn VN t ại Mã Lai, hầu như không còn gì nữa để tôi phải nhắc đến .  .

Tôi đã gặp lại những khuôn mặt quen thuộc ở nơi này. Tất cả đã méo mó, mệt mỏi, nên khi họ gặp tôi, họ đã ra dấu thánh giá như nhờ bề trên ban phước lành cho tôi sớm được ra đi, vì còn ở lại nơi này là từng phút qua, cổ lại mang vào một vòng khoen khổ ải . Những cảm nghĩ cứ dến với tôi liên tiếp và dồn dập, làm cho tôi không biết phải xếp đặt thế nào để viết . Ôi cớ sao sự vất vả và tủi hổ cứ liên tiếp đến với người tị nạn chúng tôi ? Tại sao người ta không cho chúng tôi một ngày ổn định, để chuẩn bị tư thế bước vào một cuộc sống mới .

 

Thôi tôi đã hiểu rồi, số phận của người tị nạn là thế .Tôi chờ đợi một chuyến ra đi cuối cùng, tôi sống càng lúc càng thu hẹp lại như những vòng kẽm quanh nhà thờ cũng cứ mãi thu hẹp lại, mắt trơ tráo đứng nhìn những người thân yêu lần lượt ra cổng, giã từ mình . Họ cũng ra đi nhưng chẳng biết đi về đâu . Cũng như tôi sẽ chẳng biết là ở lại bao lâu nữa !

Rồi mai bước chân ra khỏi cổng trại, cách xa vĩnh viễn Cheras để rồi càng xa thêm Việt Nam, tôi tự hỏi mình lại đến bao giờ mới được quay về cố huong để cùng non nước, gia đình, bạn bè nối lại vòng tay lớn .

 

Ghi vào đây một vài dòng trong nỗi buồn ở Cheras .

 

Honolulu

4-1979

MG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.