Hôm nay,  

Lòng Từ Bi Bác Ái Của Đức Huỳnh Giáo Chủ: Tâm sự của một tìn đồ trẻ nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Thầy bị Việt Minh ám hại tại Đốc Vàng Hạ vào tháng tư 1947.

07/04/201800:00:00(Xem: 8699)
PGHH 1 Duc Ba Than Mau
Đức Bà thân mẫu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. 

PGHH 2 Huynh Huu Thien
Huỳnh Hữu Thiện, Thư Ký Văn Phòng Ủy Viên đăc biệt của Đức Giáo Chủ.

PGHH 3 Ong Tran Van Soai
Tướng Trần văn Soái (Chi Đội Trưởng Chi Đội 1) cận vệ của Đức Giáo Chủ

PGHH 4 Duc Huynh Giao Chu
Đức Huỳnh Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo.

Mai Chân Lê Yến Dung
 

Vào đêm 25 tháng Hai âm lịch của 71 năm về trước đã có kẻ lợi dụng lòng trung tín, đức hi sinh và vị quốc quên mình của Đức Huỳnh Giáo Chủ bày ra âm mưu ám hại Ngài.

Những tia nắng chiều xưa ấy, vẫn còn rất yếu ớt khuất sau hàng tre dầy đặc. Trời bắt đầu sẫm tối rất nhanh, chỉ độ hơn 7 giờ thôi mà đã đen như mực. Hai bên bờ rạch nằm giữa cánh đồng hoang vu, trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp lau sậy mọc um tùm, không một thuyền ghe qua lại, khiến cho đêm tối Ba Răng càng thêm âm u rùng rợn...

Thuyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ đang chầm chậm rẽ nước từ ngọn Ba Răng, Đốc Vàng Hạ (rạch Láng Tượng) đến chỗ hẹn với Bửu Vinh.

Tùy tùng của Ngài gồm: Đại đội trưởng Đại đội 2, Chi đội 30 Ngô Trung Hưng, Thư ký văn phòng Ủy viên Đặc biệt  Huỳnh Hữu Thiện, 4 cận vệ quân và 3 người chèo thuyền (phu trạo). Tất cả đều len lén nhìn Ngài và thấy được nét trầm tư của vị Giáo Chủ qua ánh đèn dầu đong đưa theo nhịp sóng vỗ. Không ai dám hỏi han gì để chờ đợi lịnh Ngài. Bằng ánh mắt từ bi, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã lướt nhìn tất cả mọi người và bằng giọng êm dịu từ tốn, Ngài hỏi: “ Có ai biết đường trở về căn cứ của mình không?”. Tất cả đồng thanh trả lời “Dạ không biết” chỉ có Ông Phan Văn Tỷ (cận vệ quân) đưa tay lên và thưa:“Bẩm Thầy con biết”. Ngài ôn tồn bảo: “Có gì khó, cứ nhắm hướng sao Cày chạy riết thì tới chớ gì”, Ngài cũng chỉ tay về hướng sao Cày cho tất cả tùy tùng của Ngài, con đường trở về căn cứ quân đội Phật Giáo Hòa Hảo ở Phú Thành và than thở: “Hôm nay là ngày đau khổ nhứt! Ôi! Sao mà đau khổ quá vầy!”.

Thuyền dừng lại điểm hẹn, Bửu Vinh đến tận bờ rạch, mời Đức Huỳnh Giáo Chủ lên văn phòng làm việc của ông ta. Ngài đi trước theo sau là 4 Cận vệ quân, theo sau nữa là Bửu Vinh trong một bộ đồ lụa đen.

Văn phòng của Bửu Vinh đặt tại một ngôi nhà ngói lớn. Bửu Vinh và Ngài ngồi đối diện nhau trên một chiếc tràng kỷ đặt ở phòng bên ngoài. Giữa nhà là bàn thờ, hai bên là 2 miếng màn vải bông che kín cửa  vào buồng trong.

Câu chuyện của vị Giáo Chủ và Bửu Vinh chưa kịp bắt đầu thì nhanh như chớp: 8 tên Việt gian của Bửu Vinh từ ngoài đường nhảy vào, chia cặp, kè 4 cận vệ quân của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Tiếp theo là một ám lịnh và giọng khàn hét thật to: Bắn…

Ba cận vệ quân của Ngài vì không đề phòng hành động đê hèn đánh lén của quân Bửu Vinh, nên đã bị đâm chết. Riêng ông Phan Văn Tỷ lanh trí hơn và võ giỏi nên đã lách mình cho 2 tên quân của Bửu Vinh sẵn trớn đâm vào nhau, cả hai chết tức tưởi trên vũng máu. Anh Tỷ đã dùng súng “Mi-tray-dết” bắn trả lại bọn họ, tẩu thoát trong khi Đức Huỳnh Giáo Chủ rất bình tĩnh đứng dậy thổi tắt ngọn đèn. Văn phòng trở nên tối đen.

Tiếng súng của bọn Bửu Vinh vẫn nổ liên hồi…Ba người chèo thuyền trở về căn cứ Phú Thành thông báo cho các tướng lãnh.

Cũng chính đêm ấy vào khoảng 9 giờ, tại căn cứ quân đội Phật Giáo Hòa Hảo tại Phú Thành, tất cả anh em quân dân vẫn còn thức để trông tin của Ngài, mọi người trong tình trạng căng thẳng, sẵn sàng đem binh đi giải nguy cho Giáo Chủ. Họ quyết kéo quân đi tận diệt Bửu Vinh và bè lũ. Tiếng la hét, khóc ré, gào thét inh ỏi hòa lẫn tiếng tù và ngân dài ghê rợn, trống mõ, làm rung chuyển cả một góc trời.

Muôn vạn ánh đuốc bập bùng sáng rực trong đêm tối…nào thương, đao, tầm vông vạt nhọn, súng trường, súng ngắn được mang ra kín cả đường đi, bắt đầu cho việc đi tiếp cứu Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Bỗng tiếng vó ngựa dồn dập từ xa tiến gần và dừng lại. Người kỵ mã tuột nhanh khỏi lưng ngựa, hét rất to: “Ông Trần Văn Soái, Ông Nguyễn Giác Ngộ đâu? đến nhận mật lịnh của Đức Thầy”. Ông Nguyễn Giác Ngộ, Chi đội trưởng Chi đội 30, Ông Luật Sư Mai Văn Dậu Đổng lý Văn phòng của Đức Huỳnh Giáo Chủ, cùng một số cán bộ cao cấp khác và tất cả quân dân, mọi người đang nín thở vây quanh người kỵ mã tiếp nhận lệnh của Tôn Sư:

“Ông Trần văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ,

Tôi vừa hội hiệp với Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai chạy về báo cáo rằng tôi bị bắt hay là mưu sát thì các ông đừngtinvà đừng náo động.                                                    

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân tại chổ.

Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-47, 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S.”

Đây là bút tích và lời dặn dò của Tôn Sư, nên tất cả tín đồ của Ngài không có một ai manh động, chỉ biết nghẹn ngào để tuân thủ lịnh của Tôn Sư và cũng để bình tâm lo tu niệm, để cố xoa dịu nỗi căm hận của một đêm tối hãi hùng tại Ba Răng, Đốc Vàng.

Trong đêm tối lịch sử ấy, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã điềm nhiên thổi tắt ngọn đèn và ra đi biệt dạng. Và cũng chính đêm ấy Bửu Vinh (kẻ đê hèn đã dụng kế ám hại Ngài) phải tức tối, ngơ ngác, tái mặt bởi cuộc bủa vây thất bại, đành lặng nhìn Đức Huỳnh Giáo Chủ khuất dạng trong bóng đen dầy đặc, một màn đêm tăm tối của vũ trụ…Đêm ấy trời sầu lên cơn bão tố, gầm thét, gió rít từng cơn như ai oán để tiễn bước Đấng Từ bi…Và cũng kể từ đêm đó cho đến bây giờ không ai biết Ngài đã đi đâu?


Thánh Địa Hòa Hảo từ thuở ấy, trời mây giăng tối, buồn lên mắt ướt của bao nhiêu triệu tín đồ, vì tất cả đều biết rằng: Mình đã thực sự xa rồi bóng dáng của Đấng Tôn Sư, để chấp nhận những nghiệt ngã thương đau, đành vâng lệnh Đấng Tôn Sư theo chí nguyện to tát của Ngài: “Đổi lấy duyên nghiệp trả vay cho chúng sanh trong tiền kiếp qua đi” và Ngài cũng đã thấu triệt huyền cơ: “Ngài sẽ xa vắng tín đồ của Ngài một thời gian” nên trong quyển Giác Mê Tâm Kệ, Ngài đã từng thố lộ:

 
Thấy Thiên-cơ khó nỗi yên ngồi,
Thương lê-thứ tới hồi khổ-não.
Thầy lạc tớ không ai chỉ bảo,
Như vịt con dìu-dắt nhờ gà.

 
 Chính vì thế mà toàn thể tín đồ của Ngài đã phải hết sức bình tĩnh làm tròn bổn phận của người tín đồ chơn chánh, bình tĩnh để âm thầm thực thi lời giáo huấn của Ngài, bình tĩnh trau tâm trỉa tánh làm tròn bổn phận của kẻ “Học Phật Tu Nhân”, giữ trọn Tứ Ân, luyện rèn Bát Chánh Đạo, thực thi Pháp Môn Niệm Phật mà Đức Thầy đã dày công giáo hóa. Cho nên chúng ta phải luôn sáng suốt, quyết lấy Đạo nghĩa để thắng kẻ hung tàn, lấy Đức nhân để thắng cường bạo, đúng như luật thừa trừ “Nạn tai cũng hữu ích phần nào”. Triết lý trên đã gần gũi với câu: “Ta chịu khổ khổ cho bá tánh” (Sa Đéc) hoặc “Nguyện uống cho đời chén thuốc cay” (Vì Sanh Chúng) của Đức Tôn Sư đã làm thêm niềm tin vững chắc cho sự trở về của Ngài, một ngày hoan lạc vô biên của hàng triệu Tín đồ và sự ngạc nhiên thán phục lớn lao của của cả quần sanh nhân loại, để hoan hỉ mà nhận rằng mình đã đi đúng đường tu:

“Nhờ công tu luyện đúng đường quá hay”

 (Sấm Giảng, Q.1 - Khuyên Người Đời Tu Niệm).

Nhờ sự soi đường dẫn lối của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà toàn thể khối tín đồ to lớn của Ngài đã cùng nhau thương yêu lẫn nhau như con một cha, cùng chung sức đua nhau vào những công tác hữu ích cho Xã hội nhân quần, cùng xiết chặt vòng tay lớn để cậy nương vào “Đuốc Từ Bi” của Ngài đang soi sáng cả vũ trụ và vĩ nghiệp của Đấng Tôn Sư mà dẹp cả lòng thù hận, cùng tương thân tương ái trong tinh thần Hòa Hảo, để cùng nhau thực hiện cái mục đích siêu việt của Tôn giáo mình, theo ý nguyện của Ngài là “Mang lại đời sống ấm no an lành trong thịnh vượng cho nhân loại, tiến tu đến giải thoát”.

Chính vì vậy mà sau biến cố 25 tháng 2 nhuần, năm Đinh Hợi (1947), toàn thể Tín đồ của Ngài phải nhận chịu nhiều tang thương, chịu đựng không biết bao nhiêu cuộc đương đầu đắng cay: Nào là thực dân Pháp đàn áp, cùng sự áp bức vô lương của nhóm đảng phái vô minh, xằng bậy và sự kềm kẹp của chánh quyền trước kia cũng như trong hiện tại… Họ đã tạo mọi hình thức nầy, những tổ chức nọ, vu khống mọi hành động để có dịp giam cầm và giết chết những đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo một cách tàn nhẫn, vô lương, nhằm mục đích ngăn chận sự phát triển của Tôn Giáo Phật Giáo Hòa Hảo. Chính vì biết rõ những âm mưu của họ, nên chúng ta đã phải và hết sức bình tĩnh, kiên trì để tự tồn. Chúng ta phải vì lòng từ ái, thương yêu nhanu trong tinh thần hòa hảo mà Đức Thầy đã truyền dạy cho chúng ta, cho toàn thể chúng sanh nhân loại, để thực hành Giáo lý của Tôn Giáo Phật Giáo Hòa Hảo, để phát huy vĩ nghiệp cao dầy của Ngài đã để lại cho chúng ta trong cõi đời Hạ Nguơn mạt Pháp nầy.

Đã 71 mùa Xuân qua đi, là 71 mùa Xuân kỷ niệm trong sầu đau, trong thương nhớ sâu thẩm của tất cả mọi tín đồ. Trong tâm hồn họ vẫn ghi mãi hình ảnh của một Vị Giáo Chủ siêu xuất trần gian trong dáng dấp hao gầy, khôi ngô tuấn tú của một thanh sắc trẻ nhưng đã vì chúng sanh mà hứng chịu mọi tai nàn.

Trong nỗi buồn da diết nhớ thương Đức Giáo Chủ, bỗng đâu đây trong sương trong gió, giọng ngâm Sấm Giảng thâm trầm buồn của một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo từ xa văng vẳng lại:

        
Đêm khuya vắng lặng như tờ,
Vài hàng nhủ hết chớ ngơ-ngẩn lòng.
Gắng tình đừng lắm ngóng trông.
Hung-tinh sao ấy trời Đông lờ-mờ.
Hềm vì mắc lá thiên-thơ,
Đôi điều ghi chép cõi bờ chưa xong.
Thôi thì lòng dặn lấy lòng,
Gẫm đây đến cuộc mây rồng chẳng xa.
Đêm khuya lác-đác sương sa,
 Phòng khuya lạnh-lẽo có ta với phòng.
Gật-gù suy cuộc hưng vong,
Quyết xoay máy tạo gánh gồng chưa yên.
Trí thần nhớ đến tiếng quyên,
Gọi hồn cố-quốc sầu riêng một mình.
Trầm-ngâm vẻ mặt làm thinh,
Tựa mình bên gối giấc quỳnh đã say.
Mơ tiên hồn muốn vụt bay…
 

Đây chính là nỗi lòng của Đức Huỳnh Giáo Chủ trong bài “Tự Thán” mà Ngài sáng tác trong những ngày bị người Pháp lưu giữ tại Nhà thương Chợ-Quán, vào tháng Chạp năm Canh-Thìn (1940). Có lẽ một đồng đạo nào đó trong xóm có cùng tâm sự với tôi trong đêm 25 nầy, cũng một lòng  thương Đạo nhớ Thầy nên mới ngâm lên những câu thơ của Đức Thầy. Thật là một đêm 25 đầy cảm xúc mà hơn mười triệu tín đồ của Ngài, dù tha hương ở khắp mọi nơi trên thế giới cùng đồng cảm, cùng một nhịp tim thương nhớ đến ĐứcTôn Sư, đang xa vắng.

Tôi cúi mặt nghe tê tái cả buồng tim, nghèn nghẹn nuốt những giọt mặn đang tuôn chảy từ mắt của tôi mà hình như của cả hàng triệu tín đồ PGHH, đang âm thầm nhớ về đêm từ ly kỷ niệm, buồn bã nhất...Ai cũng một lòng thủy chung hướng vọng về Đức Tôn Sư, để cầu mong một ngày Ngài trở gót. Cho nên trên nẽo Đạo, đường đời dù gặp nhiều chông gay đau khổ, tất cả môn nhân đệ tử đều không bao giờ quên lời giáo huấn của Ngài:

Chánh tin tấn dầu thành hay bại,
Cứ một đường tín ngưỡng của mình.
Dầu cho ai phá rối đức tin,
Ta cũng cứ một đường đi tới.
 

(Giác Mê Tâm Kệ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.