Hôm nay,  

Giới thiệu sách: ĐỌC GÌ TRONG SÁCH ẢNH SÀI GÒN – GIA LONG KỶ NIỆM?

06/04/201809:31:00(Xem: 5797)

Phung Linh


Cuốn sách dầy 380 trang tràn ngập hình ảnh từ xưa đến nay của các thế hệ cựu nữ sinh Gia Long – trường nữ trung học lớn nhất miền nam Việt Nam trước năm 1975. Sách in giấy trắng tốt 4 màu đã được bày bán trên kệ các nhà sách Van’s Book, số 9242 Bolsa Avenue, Westminster, CA 92683; nhà sách Tú Quỳnh, số 9583 Bolsa Avenue, Westminter, CA 92683 và nhà sách Tự Lực, số 14318 Brookhurst, Garden Grove, CA 92843. Giá bán lẻ: 30 Mỹ kim.

Tổng cộng 60 tác phẩm của hơn 55 tác giả được chọn đăng trong sách ảnh Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm, gồm các cựu giáo sư và cựu học sinh Gia Long khắp thế giới, đặc biệt có bài viết của cựu nữ sinh Trưng Vương Trần Vĩnh Tường và nữ sĩ Đỗ Phương Khanh.

Có sách ảnh Sài Gòn – Gia Long Kỷ Niệm trong tay tức là bạn đọc đang sở hữu một tài sản tinh thần đầy giá trị của nền giáo dục ở miền nam Việt Nam từ trước năm 1975, để đọc và hiểu về khuôn khổ đào tạo nhiều lớp nữ sinh Việt Nam đức hạnh. Bạn thử liếc qua một số trích dẫn như sau:

Nếu ai hỏi, tôi nghĩ sao về ngôi trường Gia Long xưa, một ngôi trường nay đã trở thành quá khứ, tôi không ngần ngại mà nói rằng Gia Long là một dấu ấn suốt đời. Tôi mãi mãi không bao giờ quên những lời nhắc nhở của thầy cô trong suốt 7 năm theo học tại trường. Hình như cái khuôn khổ nề nếp, và kỷ luật có phần cứng nhắc như khuôn đúc ấy đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác với tôi, trước khi bước chân vào trường Gia Long. Tôi có vẻ “khó” hơn, cẩn thận hơn, cầu toàn hơn, ôm ấp nhiều hoài bão, lý tưởng, quan niệm về cuộc đời, thấy điều gì xảy ra trong cuộc đời riêng của mình hoặc trong xã hội cũng phải tìm hiểu cặn kẽ chứ không cho phép mình dễ dàng bỏ qua, hay thẩm định một cách hời hợt được. (Bài “Gia Long, Dấu Ấn Suốt Đời” – tác giả Vũ Thị Phương Anh ở Việt Nam).

*

“Em đã phỏng vấn khoảng một chục người, giáo sư cũng như học trò, vì quý vị ấy không có thời giờ viết lại. Em đã xả băng ra xong, giờ ngồi viết lại. Các chị nói hay lắm. Có chị cho em một ý tưởng là hiện nay ở trong nước cũng như hải ngoại, với sự xuất hiện ồ ạt lực lượng di dân mới sau 1975 tại miền nam cũng như ở hải ngoại, đã làm cho tiếng Việt của mình mất đi đặc điểm của một ngôn ngữ trí thức. Chính vì lẽ này, em muốn tập họp vài chị có hoài bão để cùng nhau sáng tác nhiều đề tài, in ra để duy trì ngôn ngữ miền Nam trí thức của mình. Nếu không thì ngôn ngữ trí thức, mà lực lượng tiêu biểu, đầu tàu là giáo sư và nữ sinh Gia Long sẽ mất đi, chị ơi. ...

Đọc thư của em xong, tôi cảm động, thì ra tri kỷ gặp nhau. Người xưa hay nói "Xa quê hương ngộ cố tri", nay ở xứ Mỹ gặp được bạn cùng trường Gia Long Sai gòn ngày xưa. Bây giờ lại biết thêm em cũng có cùng hoài bão muốn bảo tồn và gìn giữ tiếng Việt. Đó là lý do mà khi vừa đặt chân lên đất Mỹ là tôi đã vội vàng đi xin dạy thiện nguyện Tiếng Việt. Đúng là "tri kỷ" gặp nhau, thật còn gì quý hơn. Tôi nhớ lại trong một bài viết mới đây khi nói về các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm, tôi đã kết luận bài viết của mình:

"Hy vọng đọc xong bài này, các bạn sẽ thêm lòng yêu mến tiếng Việt và cùng nhau góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, như lời chị bạn thường nhắc nhở tôi: “Ở hải ngoại, người Việt bây giờ chỉ còn có một cách để biểu hiện lòng yêu nước cụ thể hằng ngày: đó là cố gắng gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, đừng để nó bị tha hóa bởi tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Trung Hoa.”
Chẳng lẽ chúng ta lại đành lòng như nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói:

Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững, lại vày cho tan!

Và bây giờ đọc được những dòng tâm sự của em, tôi lại càng cảm kích hơn. Ở xứ Mỹ này, người ta lo chạy theo lợi nhuận và những lợi ích của riêng mình. Vậy mà em đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để làm một chuyện gần như vô vụ lợi. Đó là sưu tầm những hình ảnh trường xưa bạn xưa, bây giờ đã trở nên rất quý giá, bỏ vô bộ sưu tập nhiều bài viết và hình ảnh gợi nhớ lại mái trường Gia Long xưa và các thày cô giáo cũ. Qua đó em như muốn nhắc lại tinh thần truyền thống "Tôn Sư Trọng Đạo" tốt đẹp lâu đời của người Việt Nam. Xa hơn nữa, em còn muốn nhắm tới việc duy trì "ngôn ngữ miền Nam của mình" đã bị tha hóa khá nhiều từ sau năm 1975. Tôi thật lòng cảm phục công trình trí thức tâm huyết của em. (Bài “Nhân Duyên Hội Ngộ Đồng Môn” của tác giả Phượng Vũ, Nam California)

*

Tôi cám ơn thầy Đỗ Khánh Hoan, cám ơn các thầy cô giáo của trường Gia Long đã làm tôi yêu thích, say mê văn học quê nhà và thế giới. Bốn năm dưới mái trường Gia Long đã vun đắp cho tôi một khối kiến thức vững vàng, từ nếp tôn trọng công dung ngôn hạnh, cho đến tinh thần tự lực cánh sinh, chịu thương chịu khó, không bao giờ ỷ lại vào người khác.

Trường Gia Long cho tôi không phải là tất cả, nhưng là cái nền của đạo đức, của tri thức để giúp tôi vững bước trên đường đời. Lời giảng dạy của thầy cô như những giọt mưa, rót vào tai tôi, thấm vào đời tôi. Ôi, những cơn mưa dầm thấm lâu! (Bài Mưa Dầm Thấm Lâu, tác giả Hilton Hoàng Tâm, Virginia, Hoa Kỳ)

*

Ngày dọn nhà, Út Lựu nắm tay tôi đứng dưới hàng cây Xoan đầu ngõ. Nó bịn rịn hoài: "Năm à, mơi mốt Năm dìa đặng em thăm Năm nha. Em hái vú sữa dú trong khạp để dành cho Năm."

Nhung tui thiệt là tệ. Nửa thế kỷ rồi mà hổng trở lại cái hẻm số 410 đường Lê Văn Duyệt. Nhớ mấy thằng nhỏ rắn mắc thì vui, nhưng nhớ Lựu thì lòng buồn lắm. Hổng biết nó có nhớ tui hông? Nhiều khi mắc nghẹn mắt ướt mèm.

Tui nhớ Út Lựu, tui nhớ xóm nhỏ có hàng cây Xoan hoa tím. Tui thương hình ảnh hai tà áo dài Gia Long - Trưng Vương chạy nhảy quanh hàng Xoan hoa tím rụng đầy vươn trên áo trắng tuổi thơ.

Rồi khuất xa mãi mãi

Rồi khuất xa mãi mãi

Rồi khuất xa mãi mãi

(Bài Nhớ Hai Tà Áo, tác giả Trần Vĩnh Tương, Nam California)

*

Trong suốt hai phần ba thế kỷ, Gia Long đã đào tạo biết bao thế hệ với những tính chất trên. Và do đó Gia Long đã cống hiến cho gia đình, cho xã hội vô số người con ngoan, hiếu thảo, những bà mẹ hiền đảm đang, dũng cảm, những khoa học gia, những nhà giáo dục đã không ngừng truyền trao các giá trị tinh thần trên cho bao thế hệ tiếp theo.

Chúng ta ai cũng biết mục đích của giáo dục là đào tạo con người toàn diện. Có thể nói Gia Long đã đào tạo nhiều, rất nhiều con người với trái tim nồng ấm và đầu óc hiểu biết rộng mở, bao dung nhưng không khoan nhượng với cái XẤU và cái ÁC.

Ước mong sao Gia Long sẽ mãi mãi là ngôi trường nơi có “Thầy ra Thầy và Trò ra Trò”. “Tính chất Gia Long” sẽ luôn hiện hữu trong đời sống của mỗi học sinh dù tên trường đã thay đổi và không còn dành riêng cho phái nữ.

(Bài Tính Chất Gia Long, tác giả: cựu giáo sư Nguyễn Thị Huệ, Bắc California)

*

Năm 1955, khi thi tuyển vào trường sư phạm tôi đã được thi tại Hội đồng thi đặt tại trường Gia Long. Lần đầu tiên bước tới Trường này, tôi đã thấy qui mô đáng nể của ngôi trường mặc dù ở Hà Nội, tôi đã được học trường Trung học Nguyễn Trãi ở phố Hàng Bài (nay là là trường Trưng Vương 2 Hà Nội), một trường trung học đã được xếp hạng “Bắc Chu Văn An, nam Nguyễn Trãi.” Rồi tôi ước mơ có một ngày đẹp trời tôi sẽ được về giảng dạy tại trường này. Rất tiếc, năm 1958 khi ra trường tôi không đỗ nổi thủ khoa nên phải chọn về trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định.

Năm 1967, khi đã có hai bằng Cử nhân giáo khaa Việt Hán, Cử nhân giáo khoa Triết Tây, nhập ngach Giáo sư trung học đệ nhị cấp từ lâu rồi và ngoài trường công lập là trường trung học kỹ thuật Cao Thắng, tôi còn giảng dạy tại nhiều trường tư thục tên tuổi ở Sài Gòn, tôi đến gặp cô Trần Thị Tỵ, Hiệu trưởng trường Gia Long để xin chuyển về. Sau khi xem hồ sơ của tôi, cô trả lời, mọi điều kiện ông đều hội đủ, song rất tiếc ông còn quá trẻ. Tôi đáp, tôi đã 30, đã lập gia đình và đã có ba con rồi. Cô đáp, nhưng ông vẫn còn trẻ. Tôi hậm hực ra về. Sau đó phải đợi đến ngày tôi được chỉ thị lên Bộ Giáo Dục làm việc tại văn phòng Thứ trưởng Trần Lưu Cung đặc trách đại học và kỹ thuật chuyên nghiệp. Khi nội các đổ, thể theo nguyên vọng của tôi, phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Lưu Viên đã cho tôi về Gia Long. Khi đó tôi đã 34 tuổi. Thế là từ Hồ Ngọc Cẩn Gia Định đến Gia Long Sài Gòn, cách nhau chưa tới 5km tôi phải “đi” mất 13 năm.

(Bài Tình Nghĩa Gia Long, tác giả: giáo sư Trần Thế Xương, Việt Nam).

*

Nhà ở tận chợ Thủ Đức, ngày nào khoảng 11 giờ trưa sau khi cơm nước xong, tôi đáp xe đò đi mãi, đi mãi… đến tận bùng binh Ngã Bảy. Xe dừng lại ở góc đường Lý Thái Tổ, quận 3, tôi xuống, đi bộ dọc theo đường Phan Thanh Giản, ngang qua trường Phan Sào Nam, ngã ba Nguyễn Thiện Thuật, ngã tư Lê Văn Duyệt, rồi đến ngôi trường Gia Long cổ kính của tôi. Trước khi bắt đầu buổi học chiều mỗi ngày, tôi chạy đến đứng cạnh thúng bánh ít, bánh tét của má ở chợ Thủ Đức, ngó ông đi qua, ngó bà đi lại, thật sự là chờ thúng bánh vơi dần. Má cố mót số tiền bán được, đưa cho tôi 6 đồng tiền mua vé xe đò hai lượt đi về. Mỗi lần nắm được nhúm tiền trong tay, tôi lập tức ù chạy thiệt lẹ, sợ trễ chuyến xe. (Bài Tôi Của Ngày Xưa, tác giả Mai Anh Lê, Illinois, Hoa Kỳ)

*

Bạn đọc Pham Xen ghi lại mấy giòng nhận xét sau khi xem sách ảnh Sài Gòn – Gia Long – Kỷ niệm như sau:

NHỮNG HÌNH ẢNH HIẾM VỀ NỮ SINH SÀI GÒN - GIA LONG XƯA ĐẸP MÊ HOẶC LÒNG NGƯỜI

Nhìn tà áo dài thướt tha với khuôn mặt thanh tú, ký ức về một thế hệ nữ sinh Sài Gòn xưa mỹ miều, hoa lệ chợt ùa về.

"Gia Long tôi, chẳng phai nét cổ kính
Dãy tường cao phủ kín mảnh vườn chơi…"

Những vần thơ duyên dáng mà Đào Bạch Cúc viết về trường nữ sinh Gia Long đã đi vào lòng bao lớp người Sài Gòn.

Theo dấu thời gian, nhiều thế hệ học sinh của ngôi trường Gia Long giờ đã sải cánh bay khắp tứ phương, nhưng có lẽ ký ức xưa cũ thì không bao giờ phat nhạt. Mỗi người ở mỗi phương trời, có cuộc sống và công việc riêng nhưng họ luôn mong mỏi hằng năm gặp lại thầy cô và bạn cũ để ôn lại kỷ niệm một thời với ngôi trường.

Mới đây, một cuốn sách đặc biệt về ngôi trường này đã ra mắt bạn đọc. Cạnh những tấm hình nữ sinh ngây thơ trong tà áo dài là lời kể sống động và nguyên vẹn về ngôi trường danh tiếng xưa được nhóm biên soạn "Sài Gòn – Gia Long Kỷ Niệm" sắp xếp theo tiến trình thời gian với chú thích cặn kẽ. Từng sự kiện mang tính lịch sử không chỉ của riêng trường mà cả của Sài Gòn một thời hiện lên, không ai có thể ngờ những bức ảnh quý được lưu giữ đến ngày hôm nay, qua bao thăng trầm lịch sử.


Đó còn là ký ức của người giáo viên Gia Long. Cảm giác hồi hộp trong ngày đi dạy đầu tiên, cuộc tương phùng của thầy và trò sau ngần ấy năm sao mà gần gũi và xúc động quá. Giờ đây tuổi tác chỉ là con số tượng trưng, bởi tâm hồn vẫn cứ trẻ trung tự tại như thuở áo tím học trò.

Những thế hệ học sinh có cuộc trùng phùng xúc động sau bao năm xa cách.
Và càng sinh động hơn khi dòng ký ức ấy được viết ra bằng tất cả tình yêu về mái trường cũ, chút lãng mạn, chút nhớ nhung, chút sâu lắng chất chứa theo thời gian.
Tình yêu ấy đơn giản lắm, chỉ là nhớ một trò quậy quậy, nhớ một bài thơ tình, một lời xin lỗi, hay nhớ cái lần chia tay cuối cùng, lìa xa mái trường thương đầy nước mắt.


Họ, những nữ sinh xưa, viết ra bằng tấm chân thành của mình.
Cùng xem lại những hình ảnh áo dài mê hoặc lòng người của nữ sinh trường Gia Long xưa trong cuốn sách đặc biệt về họ nhé.

Phụng Linh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.