Hôm nay,  

Đọc Tuyển Tập 80 Huy Phương: Ga Cuối Đường Tàu

27/03/201800:00:00(Xem: 8746)
BIA SACH Huy Phuong
Bìa sách “Ga Cuối Đường Tàu.”
 

Phan Tấn Hải
 

Nhà văn Huy Phương vừa phát hành “Tuyển Tập 80 Huy Phương: Ga Cuối Đường Tàu”... một tuyển tập được ghi nhận nơi một trang đầu rằng: “Tác phẩm hoàn tất năm tác giả 80 tuổi, với 80 bài văn tiêu biểu cho lối viết tạp ghi của Huy Phương.”

Trong bài “Thay Lời Tựa Ga Cuối Đường Tàu”... tác giả Huy Phương nói rằng ai cũng có một nhà ga để xuống, sớm hay trễ thôi, và ông nghĩ rằng tác phẩm này “được xem như là một nhà ga cuối, cuộn chỉ thời gian đã kéo gần hết, quỹ thời gian chẳng còn được bao nhiêu.” (GCĐT, trang 5)

Tác giả hy vọng rằng, tuy sách này gọi là Út, nhưng theo kiểu Việt Nam, nếu có lơ4ỡ thêm con, thì nó sẽ được gọi là Út Thêm, Út Nữa...  “nếu sau này, có một, hai tác phẩm nữa sau “Ga Cuối Đường Tàu” thì âu đó cũng là duyên số.” (trang 6)

Như vậy, tất nhiên, bài đu tiên cho tuyển tập có nhan đề “Viết Cho Ngày Lên Tám... (Mươi)” nơi trang 7-12. Trong đó, Huy Phương bùi ngùi nhìn lại đời mình, cũng là một phần trong những chặng đường lịch sử dân tộc, viết:

“Qua chiến tranh, tù đày, chiến hữu, bạn bè, con cái nằm lại trên rừng dưới biển, phần mình lưu lạc quê người, may mắn còn sống đến tuổi 80 có gì đâu mà vinh dự. Được sống càng lâu, càng thấm buồn.”

Cũng nên nhắc rằng, trong bài viết nhan đề “Đọc Tuyển Tập Huy Phương: Quê Hương Khuất Bóng,” trong cương vị người đọc sách, bản thân tôi có nhận định vê bầu không khí trong văn Huy Phương: buồn nhưng không bi lụy, bi quan về hướng đi của nhà nước Việt Nam nhưng vẫn lạc quan về sức sống của các  thế hệ trẻ trong và ngoài nước, trích:

“...Nhà văn Huy Phương vừa xuất bản tuyển tập mới, tựa đề "Quê Hương Khuất Bóng" (QHKB).

Đó là một nhan đề sách rất là buồn, cực kỳ buồn… vì hình ảnh "khuất bóng" là một cách dùng chữ vừa tượng hình, vừa ẩn dụ. Và rồi, như tất cả những người đã say mê đọc Huy Phương, tôi lần này xác tín thêm một bậc rằng: có một con số không rời nổi tâm hồn anh. Đúng là nhà văn Huy Phương đã hít thở, đã ăn ngủ, đã vật vã với con số này: 1975.

Đúng vậy. Tôi tin rằng, thẻ ngân hàng của Huy Phương chắc chắn dùng mã số 4 mẫu tự "1975"… Không những thế, password dùng trên các email của Huy Phương chắc chắn cũng có con số này lồng vào bên trong. Nếu bạn tình cờ nhặt được những gì gọi là bí ẩn của Huy Phương và cần bẻ khóa, xin hãy thử bằng con số "1975" trước nhất.” (ngưng trích)

Cũng nên nhắc rằng, theo nhà văn quá cố Bùi Bảo Trúc:

“Huy Phương là người viết tạp ghi hay nhất trong làng báo hải ngoại, có nhiều độc giả yêu thích.”

Thực tế, văn Huy Phương rất chuẩn, rất mô phạm, rất chừng mực, kiểu như một nhà giáo dạy văn, và độc đáo là rất Huế. Trên từng trang giấy, Huy Phương chữ nghĩa minh bạch, không mơ hồ, từng dòng chữ một...

Nhà văn Huy Phương xuất thân là nhà giáo, dạy học tại trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, động viên khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông từng tốt nghiệp khóa sĩ quan báo chí tại Hoa Kỳ, là biên tập viên báo chí và phát thanh, phụ trách tòa soạn báo Chiến Sĩ Cộng Hòa và Tiên Phong của Quân Lực VNCH. Ông cũng từng giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến và Chính Huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau 1975, ông bị 7 năm lao tù cộng sản. Ông đến Hoa Kỳ năm 1990. và hiện cư ngụ tại Nam California.


Trong khi đó, nhà báo Triều Giang năm 2009 đã nhận định sau khi đọc "Nhìn Xuống Cuộc Đời" của nhà văn Huy Phương, trích:

"…Có thể nói nhân chứng lịch sử Huy Phương là một trong những nhân chứng trải qua nhiều thăng trầm nhất và ông lại là một trong những người coi trọng ân nghiã và ân tình nhất. Ông ghi khắc vào lòng những ơn nghiã dù nhỏ nhoi như việc ông đã nhận tán đường từ người bạn trong tù, ông còn nhớ và trân trọng nhắc tới đến hôm nay…

…Thay mặt cho con cháu của chúng tôi và cho thế hệ mai sau, xin cám ơn nhà văn Huy Phương, một nhân chứng trung thực của thời đại; ông đã sống và viết với tấm lòng chân thành và trái tim rộng mở, và chính vì lý do này, ông là nhà văn viết tạp ghi chiếm được nhiều trái tim của độc giả nhất hiện nay." (ngưng trích)

Về phương diện đời thường, nhà văn Huy Phương khi được kể qua lời bạn thâm niên cũng là một khuôn mẫu hiếm có. Nhà văn Tam Giang Hoàng Đình Báu qua bài viết "Thăm Bạn Huy Phương" đã kể về người bạn thân này, trích:

"…Chúng tôi là bạn tù từ sau ngày 30-4-1975. Đầu tiên gặp nhau ở trại tù Suối Máu (Biên Hòa), một năm sau đó tàu Sông Hương đưa chúng tôi ra miền Bắc. Tàu cập bến Hải Phòng và Huy Phương và người bạn tù Hoàng Liên Sơn Trần Hữu Khánh chúng tôi được tống lên xe motolova đến trại tù Hoàng Liên Sơn sát biên giới Trung Cộng. Đây là trại tù đầu tiên của miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa đón nhận các Quân Cán Chính VNCH đi "cải tạo" giống như ở Liên Sô thời Stalin đưa các nạn nhân của chế độ lên vùng Tây Bá Lợi Á. Trại Hoàng Liên Sơn là Địa Ngục mà cộng sản Việt Nam dành để lưu đầy, trả thù những những Quân, Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa yêu đồng bào, bảo vệ tổ quốc. Chúng tôi bị đẩy vào con đường lao động khổ sai để rồi đói, lạnh, bệnh tật và chết nơi đây.

Nhưng ngày 17-2-1979 Trung Cộng tràn xuống 5 tỉnh phía Bắc để dạy cho cộng sản Việt Nam một bài học theo lệnh của Đặng Tiểu Bình thì trại tù Hoàng Liên Sơn di tản xuống các trại tù phía Nam. Từ đó chúng tôi mỗi người đi mỗi ngã cho đến năm 1980 chúng tôi lại gặp nhau ở trại 3 Nghệ Tĩnh. Huy Phương và Trần Hữu Khánh ở chung một đội nông nghiệp còn tôi ở một đội khác. Vài năm sau chúng tôi được đưa về Nam ở trại tù Hàm Tân rồi từ đó chúng tôi được trả tự do và lần lượt qua Mỹ theo diện HO...

Tôi cũng đã qua thời trung học với Huy Phương hồi còn ở Huế, sau nầy qua Mỹ thỉnh thoảng mới gặp nhau.Tôi thấy dáng dấp và cách ăn mặc của Huy Phương từ đó đến giờ vẫn không thay đổi mấy, vẫn áo quần chỉnh tề, mái tóc hai bên luôn chải láng vuốt ra sau. Dù xa Huế đã lâu nhưng giọng nói, cách đi đứng, cách ăn uống của Huy Phương còn nguyên không lai mà chúng tôi thường gọi là "Huế rặt." Người cũng là văn, nhờ những nghịch cảnh của cuôc đời, cuộc chiến giữa quốc cộng và cuộc di cư vĩ đại của người Việt Nam khắp thế giới sau năm 1975 đã cho Huy Phương có một cái nhìn đầy đủ, cả tốt lẫn xấu, tích cực lẫn tiêu cực. Cái mà nhiều người thích đọc văn của Huy Phương là cái dám nói…"(ngưng trích)

Tuyển tập “Ga Cuối Đường Tàu” của Huy Phương dày 384 trang, đề giá 25 USD, có thể mua qua mạng:

Vào Amazon.com

gõ chữ: “ga cuoi duong tau”

Hay là, mua sách qua:

Tel: (949) 241-0488

Email: xbnamviet@gmail.com

Chi phiếu đề:

Nam Việt Publisher

P.O. Box 14982

Irvine, CA 92623.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài hát Mộ Phần Thế Kỷ đang vẳng vẳng đâu đây với lời ca ghi mốc một thời chết chóc.
Hằng năm, vào cuối tháng ba dương lịch Phật tử các nơi (Âu Châu, Úc Châu và Canada) quy tụ về Trung Tâm Phật Giáo Chùa Việt Nam
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Bão tố, nóng lạnh, núi lở, biển dâng, động đất v.v… đều ngoài tầm tay của con người, do một Mẹ Thiên nhiên. Hội Địa Lý quốc gia Hoa Kỳ, xuất bản tập sách
Trong phiên họp Hội Đồng Thành Phố San Jose ngày 20 tháng 11, 2007, trên một nghìn người Việt đã đến dự.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm cuộc kiểm điểm nội bộ xem đảng và cán bộ, đảng viên có còn gắn bó với nhau hay đã mỗi người một ngả"
Sinh năm 1936 tại Leipzig của Đức, Uwe Siemon-Netto là nhà báo đã từng làm việc tại Việt Nam trong năm năm. Và có mặt tại chiến trường Huế
Nhân đầu năm mới, nhân ngày thành lập đảng CSVN lần thứ 78, chúng tôi những người đại diện cho dân oan cả nước hiện đang có mặt tại Hà Nội để chờ nghe
Một trong những bài hát được lính và người yêu của lính yêu chuộng nhất vào đầu thập niên 70 phải nói là bài “Kỷ Vật Cho Em”.
Trong mấy tuần qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những triệu chứng đáng ngại của một cuộc khủng hoảng khi nhiều thị trường, nghề nghiệp và thành phần
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.