Hôm nay,  

Thư Đè Nghị Khẩn Cấp

3/21/201809:59:00(View: 6563)

THƯ ĐÈ NGHỊ KHẨN CẤP

Kính gửi

- Ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng chính phủ

- Ông Tô Lâm bộ trưởng bộ Công an

Tôi là công dân Bùi Minh Quốc, sinh ngày 03 tháng 10 năm 1940, hộ chiếu số B5953873, địa chỉ thường trú 03 Nguyễn Thượng Hiền, P5 , TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, gửi thư khẩn cấp này đến hai ông để đề nghị xem xét và giải quyết gấp việc công an cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xâm phạm quyền tự do đi lại của tôi.

Đêm 20 tháng 3 /2018, khoảng 21g45, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, khi tôi xuất trình hộ chiếu để xuất cảnh sang Hoa Kỳ (bằng chuyến bay của hãng hàng không All Nippon từ Tân Sơn Nhất đi Hoa Kỳ, quá cảnh tại Narita Nhật bản) thì bị mời vào phòng làm việc của công an cửa khẩu.Thiếu tá Nguyễn Hải Nam cán bộ công an cửa khẩu sân bay quốc tế TSN thông báo với tôi : hiện giờ ông không được phép xuất cảnh vì “là người thuộc diện chưa được phép xuất cảnh vì lý do an ninh” (trích nguyên văn biên bản số 466/BB –ANCK-TSN).

Tôi phản đối ai đó tại cục xuất nhập cảnh đã xếp tôi vào diện chưa được phép xuất cảnh vì lý do an ninh.



Tháng 8 năm 2015, tôi cùng vợ (bà Nguyễn Thị Thục sinh ngày 13 tháng 8 năm 1951 tại Đà Lạt) đã sang Hoa Kỳ để thăm con trai Bùi Minh Quân (sinh ngày 11 tháng 5 năm 1988 tại Đà Lạt) đang làm nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ tại đại học Maryland Hoa Kỳ. Chuyến đi ấy hoàn toàn bình thường khi xuất cảnh và khi trở về.

Lần này, vợ chồng tôi sang Hoa Kỳ cũng là để thăm và dự lễ tốt nghiệp của con trai Bùi Minh Quân và đồng thời kết hợp tổ chức lễ đính hôn cho con trai và con dâu tương lai tại đó.Tôi tự thấy trong thời gian từ tháng 8 năm 2015 đến nay, không hề làm gì để có thể bị xếp vào diện chưa được phép xuất cảnh vì lý do an ninh.

Tôi đề nghị ông thủ tướng chính phủ và ông bộ trưởng bộ công an cho khẩn trương rà soát lại, nếu cơ quan công an không trưng ra được trước công luận bằng chứng pháp lý nào đủ làm căn cứ để cấm tôi xuất cảnh, thì giải quyết cho tôi xuất cảnh trong thời gian sớm nhất.

Kính thư.

Đà Lạt ngày 21 tháng 3 năm 2018

BÙI MINH QUỐC

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi tìm hiểu về đề tài "Cải cách Ngân hàng Thế giới", mục Diễn đàn Kinh tế tuần trước của chúng tôi đã trình bày sơ lược về những quy tắc hành xử văn minh gọi là Equator Principles
Trong cái gọi là "đặc xá tha tù trước thời hạn" nhân dịp quốc khánh 2/9/2006 vừa qua, thì nhà nước CS Hà nội có thả khỏi nhà tù 4 người được coi là tù nhân vì bất đồng chính kiến
Đứng trước tình trạng gia tăng dân số ngày càng nhanh, mức tăng trưởng phát triển xã hội cũng như tiến trình đô thị hóa tiếp tục được đẩy mạnh mau chóng, một vấn đề lớn
Trong hơn 60 năm dành được quyền lãnh đạo Đất Nước ĐCSVN đã làm cho dân tộc ta vẫn luôn là bần cùng và tụt hậu nhất Thế Giới. Nếu họ vẫn tiếp tục lãnh đạo
Trong lúc Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, việc bắt giam một người Mỹ gốc Việt hoạt động dân chủ ôn hoà đã trở thành một cause célèbre trong quan hệ Mỹ-Việt. Tư tưởng mạnh hơn súng.
Dù không còn giữ chức vụ gì trong Đảng, nhưng ảnh hưởng của Đỗ Mười, Cựu Tổng Bí thứ khoá VII vẫn còn nguyên đó. Mười được coi là tiếng nói đại biểu cho phe bảo thủ, giáo điều, sơ cứng đang ra sức kìm giữ đảng trong qũy đạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và chống lại những ai có tư tưởng
Tính đến hôm nay là tròn 3 tuần tôi bị bắt. Cho đến giờ phút này cái gọi là cơ quan an ninh Việt Nam vẫn không có ý định dừng mọi sự thẩm vấn điều tra lại, cho dù không thể buộc cho tôi bất cứ tội gì, vì càng buộc án, gán tội càng lòi ra cái bản mặt phản dân hại nước của chúng, càng khiến số người theo
...Hoa Kỳ đòi hỏi Ngân hàng Thế giới phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên hệ tới nạn tham nhũng và chế độ cai trị của các nước đi vay... Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới World Bank đã bế mạc tại Singapore hôm 20 với một thông cáo đáng chú ý ở việc cải cách
Cuộc nói chuyện của Ông Achim Burchart - Tùy viên kinh tế tại Sứ quán Đức Hà Nội với hai người bạn của mình là Markus Vorpahl - nhà dân tộc học và Việt Nam học, Gerd Mutz, giám đốc viện nghiên cứu xã hội tại Muenchen, đã được phiên dịch viên dịch lại. Bài viết này chỉ tập hợp một phần nhỏ những nhận định quan trọng của ông cùng bạn bè
Nói cho đẹp theo phép nõn nường Hà Nội: "Không nhất thiết phải vào WTO trước hội nghị APEC"; hoặc nói hùng dũng cho đúng quan điểm lập trường: "Chúng ta không gia nhập bằng bất cứ giá nào"; nói ví von theo kiểu đỏng đảnh: "Cả nước gia nhập WTO chậm một năm cũng giống như một người đàn ông chậm lấy vợ một năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.