Hôm nay,  

Stephen Hawking và Kim Jong-un

20/03/201800:00:00(Xem: 5019)
Phạm Gia Đại
 

Thế giới vừa mất đi một thiên tài vật lý, một khoa học gia về vũ trụ: Đó là nhà bác học người Anh Stephen Hawking, ông đã từ giã chúng ta vào ngày 14 tháng Ba vừa qua. Ông nổi tiếng với nhiều lý thuyết về không gian và vũ trụ, và hai cuốn sách được biết đến nhiều nhất của ông: “Brief History of Time” (Thời Gian Sự Lược), và “Black Holes” (Hố Đen) đã giành được giải thưởng Gravity Research Foundation. Ông được liệt kê đứng thứ 25, trong số những người Anh vĩ đại nhất, theo thăm dò của BBC năm 2002, sau Richard Darwin, Isaac Newton, Alexander Fleming, Alan Turing và Michael Faraday. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất được bầu vào Viện Hàn Lâm Anh Quốc vào năm ông 32 tuổi, chỉ sau W.H. Fox Talbot là viện sỹ năm 31 tuổi vào năm 1831. Nhà bác học Albert Einstein đã đưa ra thuyết tương đối và về Hố Đen, nhưng cùng với Roger Penrose, Hawking chứng minh sự tồn tại của Hố Đen là có thực và giả thiết rằng vũ trụ có thể bắt đầu từ một diểm dị thường. Trước đây, các nhà vật lý học tin rằng không có gì có thể thoát ra được hố đen. Năm 1974, Hawking cho biết các hố đen phát ra bức xạ cho đến khi chúng cạn kiệt năng lượng và bay hơi. Ông đã say mê nghiên cứu về vũ trụ và đã cống hiến cho nhân loại những kiến thức sâu rộng hơn về vũ trụ, và làm thay đổi góc nhìn của con người về vũ trụ. Một thời gian trước khi từ giã cõi đời ông đã tuyên bố rằng ông đã hiểu được hết về vũ trụ, và khi nhận thức được điều ấy, ông không còn một ham muốn nào nữa. Cùng với James Harte năm 1983, Hawking cho rằng thời gian không tồn tại trước Big Bang và khái niệm khởi đầu của vũ trụ là vô nghĩa. Theo Harte và Hawking vũ trụ không có bắt đầu, vì nó không có ranh giới ban đầu trong cả thời gian và không gian, và lý thuyết này vẫn là nổi bất nhất về trang thái ban đầu của vũ trụ. Điều đáng ngạc nhiên là Giáo sư Stephen Hawking nhận được vô số giải thưởng về những thành tựu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhưng ông chưa từng đoạt giải Nobel vì không ai có thể chứng minh những giả thuyết của ông, theo News.com.au. Hội đồng xét duyệt giải Nobel luôn hướng đến bằng chứng xác thực thay vì tư tưởng lớn.

Hai tuần lễ trước khi ông qua đời, nhà bác học Stephen Hawking đã đưa ra lời cảnh giác về ngày tận thế của nhân loại gây ra bởi ba nguyên nhân: Người ngoài hành tinh, Trái Đất biến thành cầu lửa vào năm 2600, và vì người máy robot. Ông cho rằng nếu người ngoài hành tinh ghé thăm chúng ta cũng chẳng khác nào khi Columbus tìm được Châu Mỹ, và chúng ta là người bản địa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trái Đất sẽ biến thành cầu lửa vào năm 2600 vì biến đổi khí hậu, vì quá tải dân số và vì tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Nhân loại cũng có thể bị tiêu diệt vì người máy robot. Máy tính nhân tạo (AI) sẽ vượt con người trong vòng 100 năm tới, và theo ông sự phát triển hoàn thiện về trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại. Ngoài ra, Giáo sư Hawking nhận định, tính hiếu chiến của con người là đặc điểm hữu ích trong thời kỳ đầu của nhân loại, nhưng bây giờ lại là khả năng tàn phá chết chóc trong kỷ nguyên vũ khí hạt nhân. Stephen Hawking đã ra đi, nhưng ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu khoa học quý giá cho nhân loại. Cuộc đời cống hiến cho khoa học của ông, và mối chân tình của người vợ ông Jane Wilde đã được đưa lên màn ảnh thành cuốn phim: “The Theory of Everything” sản xuất năm 2014.

Ngược lại với những công trình khoa học của bao nhiêu nhà nghiên cứu trong đó có vật lý gia Stephen Hawking, nhìn qua bán đảo Triều Tiên trong hơn sáu thập niên qua, ba đời cai trị hà khắc của giòng dõi nhà họ Kim đã gia công vào việc hủy diệt đất nước và giết hại chính đồng bào của họ để củng cố chế độ cộng sản. Đối chiếu qua Hoa Lục và Việt Nam, dân chúng tại hai nước này cũng đang phải chịu dưới ách độc tài đảng trị tàn bạo và phi nhân. Thế giới Tự Do luôn chủ trương xây dựng và tôn trọng nhân phẩm, trong khi thế giới cộng sản luôn kìm kẹp con người cả về tư tưởng, chà đạp lên nhân phẩm, bần cùng hóa nhân dân, và chỉ biết làm giầu cho nhóm lãnh đạo của đảng cộng sản Triều Tiên.

Theo Andrew Wong/UPI, những người đào thoát được khỏi Bắc Hàn và Hoa Lục tố cáo rằng cuộc đời người dân còn khổ hơn con vật, và phụ nữ là nạn nhân thường xuyên của các vụ hãm hiếp ở ngoài đời cũng như trong tù. May Joo, 37 tuổi, người phụ nữ đã trốn thoát Bắc Hàn và định cư ở Hoa Kỳ năm 2005 cho phóng viên của UPI biết, ngay cả các nạn nhân bị cưỡng hiếp ở hai nước này cũng không biết hành động đó được liệt kê là tội ác ở các nước phương Tây. Và họ cũng không lên tiếng tố cáo được, hay không biết tìm kiếm công lý ở đâu nữa. Cô Yoonseo Lee, 32 tuổi, quê ở phía nam Tỉnh Hwanghae, đã trốn khỏi Bắc Hàn năm 2010 cho biết tình trạng tấn công tình dục là nghiêm trọng ở Bắc Hàn nhưng cưỡng hiếp là tệ nạn hàng ngày tại Hoa Lục bên Tầu. Các nạn nhân nếu tố cáo còn có thể bị tống giam, và người dân ai cũng sợ hãi bị bắt. Trả lời với UPI, cả hai cô Joo và Lee đều cho rằng dù có họp thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Hàn, giữa TT Trump và Chủ Tịch Kim Jong-un đi chăng nữa cũng không bao giờ có vấn đề nhân quyền, và chủ tịch Kim sẽ không bao giờ thừa nhận Bình Nhưỡng đã vi phạm nhân quyền tại Bắc Hàn.   

Theo AFP, Ngoại Trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho đã tới Stockholm để tiếp kiến Thủ Tướng Stefan Lưfven và người đồng nhiệm là Ngoại Trưởng Margot Wallstrom trong hai ngày từ 15 đến 17-3, để trao đổi với chính phủ Thụy Điển về các diễn tiến hòa dịu giữa Bình Nhưỡng với Phương Tây và sự khả thi cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Thụy Điển, thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2017-2018, đóng vai trò làm đại diện cho các nước như Mỹ, Canada, và Úc tại Bình Nhưỡng. Hiện thời, chính quyền của TT Trump đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh này. Ngoài ra, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nam Hàn Chung Eui-yong đã gặp Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ H.R. McMaster và cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi, để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, về cuộc gặp thượng đỉnh có thể diễn ra giữa ông TT Trump và ông Kim, và về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo này.

Mặc dù Bắc Hàn lên tiếng sẽ không tấn công Nam Hàn, nhưng Cộng Hòa Liên Bang Đức vừa lên tiếng cảnh giác trước nguy cơ của một cuộc tấn công hạt nhân của Bắc Hàn vào Châu  u vẫn có thể xẩy ra. Trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn sắp tới, chắc chắn sẽ bàn về sự giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng Kim Jong-un sẽ đưa ra những điều kiện gì, và trong thâm tâm ý đồ của họ Kim là gì khi muốn họp với TT Nam Hàn và với TT Hoa Kỳ? Và tại sao đang từ thái độ hung năng hiếu chiến với cả Mỹ và Tây Phương, chủ tịch Kim lại trở nên hòa hoãn muốn đàm phán? Tất cả vẫn còn là một ẩn số, nhưng chắc chắn rằng người Quốc Gia không bao giờ có thể tin vào lời nói của người cộng sản được. (Tin Tổng Hợp).

PGĐ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.