Hôm nay,  

Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

3/19/201809:44:00(View: 6862)

blank

Tổng Thống Nam Triều Tiên-Moon Jae-in/AP Photo (Jeon Heon Kyun)


Tổng thống moon jae-in và CON đường dân tộc tự quyết

Đào Như

Theo nguồn tin AFP, hôm thứ Hai 14-8-2017, trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình tại Hán Thành (Seoul) ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Triều Tiên (Nam Hàn) lên tiếng mạnh mẽ cảnh cáo:‘‘ không một quốc gia nào được quyền đơn phương hành động quân sư tấn công vào bán đảo Triều Tiên mà không được sự đồng ý của Nam Triều Tiên’’. (1)

Người dân Nam Triều Tiên trong những ngày vừa qua vô cùng lo sợ trước lời đe dọa triền miên của Tổng thống Donald Trump và các giới chức quân sự cấp cao của Mỹ: sẽ tận diệt Bắc Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử mà không hề quan tâm đến sự tồn vong, ô nhiễm phóng xạ và thiệt hại của nam Tiều Tiên và các nước trong khu vực. Điều này đã khiến Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Moon Jae-in đưa ra lời cảnh cáo với Hoa Kỳ:‘‘Chính phủ Nam Triều Tiên sẽ không chấp nhận mọi hành động quân sự đơn phương tấn công vào Bắc Triều Tiên (Bắc Hàn) vì tiến trình chế tạo vũ khí nguyên tử của xứ này ‘’. Dĩ nhiên lời cảnh cáo này của ông Moon được coi như là bất thường đối với Mỹ, một đồng minh chí cốt và lâu đời của Nam Triều Tiên.

Ông Moon Jae-in vốn dĩ là người có tư tưởng tiến bộ. Khi còn là ứng cử viên tổng tống Nam Triều Tiên ông Moon từng hứa hẹn‘‘sẽ nói không với Washington nếu cần’’. Nhưng sau khi đắc cử vào tháng 5 vừa rồi, ông Moon có hành động nghiêng về phía quân sự: Lúc đầu ông ra lịnh ngưng bố trí hê thống THAAD trên lãnh thổ Nam Triều Tiên vì sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Nhưng sau đó ông đảo ngược lại quyết định trên, khi Bình Nhưỡng bắn thành công hai hỏa tiển liên lục địa-ICBM.


Khi tuyên bố những lời phát biểu ở trên, chống lại sư đơn phương can thiệp quân sự của Mỹ vào bán đảo Triều Tiên, Tổng thổng Moon Jae-in không bao giờ quên sư cố lớn lao của lịch sử Nam Triều Tiên vào ngày 15-tháng 8-năm 1979, ngày mà cố Tổng thống Park Chung Hee bị giết chết bởi Kim Jaegyn, Giám đốc Cơ quan Tình báo NTT-KCIA- người rất thân cận của Park Chung Hee chỉ vì lý do Tổng thống Park Chung Hee ngăn chận dân chủ hóa NTT- một lý do mãi đến hôm nay vẫn được xem là mờ ám. Nhưng việc sát hại này cũng không nằm ngoài dự đóan của chính cố Tổng Thống Park Chung Hee. Do đó Kim Jaegyn bị hành quyết rất sớm trước khi sự can thiệp kịp thời của thế lực ngoại bang. Như vậy mới biết khi nêu lên lời cảnh báo ở trên, Tổng thống Moon Jae-in là người yêu nước anh dũng biết chừng nào!

Dù sao lời phản bác của ông Moon về sư can thiệp đơn phương quân sự của ngoại bang vào bán đảo Triều Tiên, làm người ta nhớ lại lời tuyên bố của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành vào năm 1953 sau khi nhận diện Trung Quốc và Liên Xô chỉ là những đế quốc, đã phản bội lòng tin của nhân dân Triều Tiên qua cuộc chiến Triều Tiên chống Mỹ-1950-1953:

- Triều Tiên phải độc lâp về kinh tế
- Triều Tiên phải độc lập về chính trị, không theo mô hình Chủ thuyết, Tư tưởng chính trị của bất cứ ngoại bang nào.
- Triều tiên phải độc lập về quân sự, không chấp nhận một sự can thiệp dù cho nhỏ đến đâu đi nữa, từ nước ngoài.

Thế mới biết đã là người dân của một nước, dù người Bắc hay Nam, dù người Tây hay Đông, ai cũng giống ai, máu chảy ruột mềm. Con đường lựa chọn tốt nhất cho quê hương luôn luôn là sự Thống nhất đất nước, Dân tộc Độc lập, Dân tộc Tự do và Dân tộc Tự quyết, nghĩa là Dân tộc có toàn quyền tự xác định, tự chọn lựa thể chế cho đất nước của mình, tự quyết định tương lai sinh mệnh của đất nườc mình.

Đào Như
[email protected]
Chicago
 
Ghi Chú Nguồn
(1)-South Korea vows no war despite North’s Missile threat
https://www.afp.com/en/news/23/south-korea-vows-no-war-despite-norths-missile-threat

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba. Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.
Hình ảnh thay cho ngàn lời nói, ghi nhận rõ "sự hấp hối" của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ghi lại cảnh hỗn loạn, sự hoảng hốt, nỗi lo sợ của dân chúng lũ lượt rời nơi đang sinh sống, đã bỏ nhà cửa trốn chạy trước khi VC tràn vào thành phố
Chúng ta liệu có thể đóng vai trò giúp đỡ những người nhập cư và tị nạn trong tương lai như là người Mỹ đã từng làm cho chúng ta không? Theo lời của Emma Lazarus, liệu chúng ta có nâng “... ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng” cho “... kẻ bão táp, người vô gia cư ... người mệt mỏi, người nghèo khổ” không? Đối với chúng tôi, trong ngày 30 tháng 4 này, không có câu hỏi nào có ý nghĩa và tính quan trọng hơn câu hỏi này.
Khách đến Việt Nam ngày nay thấy nhiều nhà cao cửa rộng, xe chạy chật đường hơn xưa. Nhưng đa số người Việt Nam có vẻ không có cái nhu cầu dân chủ của người Myanmar hay người Hồng Kông. Hay là họ có, nhưng 20 năm chiến tranh đã làm họ mệt mỏi, xuôi xị chấp nhận chút đầy đủ vật chất, nhắm mắt với tương lai? Và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể hy vọng người Việt sẽ ngoan ngoãn như người dân Bắc Hàn, không cần dự phần tự quyết cho tương lai của mình và con cháu mình?
Ngày 30/4 năm thứ 46 sau 1975 đặt ra câu hỏi: Còn bao nhiêu năm nữa thì người Việt Nam ở hai đầu chiến tuyến trong chiến tranh mới “hòa giải, hòa hợp” được với nhau để thành “Một Người Việt Nam”? Hỏi chơi vậy thôi chứ cứ như tình hình bây giờ thì còn mút mùa lệ thủy. Nhưng tại sao?
30 tháng Tư. Đó là ngày nhắc nhở chúng ta cần có dự tính cho tương lai. Vào năm 1975, ai có thể ngờ rằng sẽ có gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ nuôi dưỡng cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp một cách đáng kể cho xã hội? Ai ngờ được rằng hiện đã có thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ ba, thứ tư?
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bền đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giáo lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng.
Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.