Hôm nay,  

UPDATE: Những câu chuyện dọc đường: Dân Chủ Một Con Đường Cho Việt Nam? (Bài 1)

09/03/201800:37:00(Xem: 7199)

2018-03-09 ; Những câu chuyện dọc đường:

 

Dân Chủ

Một Con Đường Cho Việt Nam? (Bài 1)

Phan Văn Song

 

Tháng Giêng 2018, người bạn, người đồng chí, người đồng tâm qua Pháp thăm bà chị Hai bệnh nặng. Một cuối tuần, cùng tôi, hai thằng rủ nhau đi thăm một người bạn ở tận miền Nam. Đường xa, 600 cầy số, đi về ngàn hai, thằng tui lái, bạn Truyết, phải chắc quý thân hữu cũng đoán ra là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người bạn với tôi từ những năm 1968, lúc Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua tham dự Hòa đàm Paris, tôi đi tìm Truyết để nhờ Truyết đưa Thầy Huy đi gặp anh em ở những vùng miền Đông Bắc Pháp, nơi Tuyết là thổ địa. (Cá nhơn tôi lo vùng Tây Nam). Bạn nhau đã gần 50 năm, thăng trầm, từ năm 1968 ấy, đến về nước trước sau những năm 1971/1972 hoạt động trong ngành Giáo dục ở Việt Nam. Sau ngày mất năm nước 1975, vẫn ở lại Sài Gòn, bí mật tiếp tục nghéo tay nhau. Rồi tôi vào tù, rồi Truyết vào tù, Chúa Phật thương hai đứa cho ở chung phòng với nhau một thời gian. Rồi bặt tin nhau, rồi gặp lại nhau và từ đó nghéo tay đi chung một con đường đến ngày nay…

Trên chặng đường dài xuôi Nam nước Pháp, chuyện trò hàn huyên, hai đứa mới ý thức là đã lâu không có dịp tâm tình với nhau. Từ lúc gặp lại hoạt động với nhau, ít khi có dịp hai thằng nói chuyện riêng với nhau. Bàn chuyện riêng thì có, tính chuyện riêng cũng có, nhưng nói, trao đổi tâm tình, nói thật những suy nghĩ… thì hình như lâu lắm, mới có dịp ngồi gần 7 tiếng đi, 7 tiếng về như vậy. Đây là dịp hai đứa « rà » lại tất cả những quan niệm, quan điểm, chủ thuyết… Mặc dù 50 quen nhau, gần 30 năm hoạt động cạnh nhau … đồng tâm đấy, đồng bộ đấy, nhưng biết đâu có những « lệch lạc » biết đâu có những « so le » ; đôi đủa kia cũng cần phải gỏ lại, so lại cho đồng đều mà, chỉ thế thôi!

 

Hai bài viết đầu năm Yêu nước, và Công dân phát xuất từ đấy, và sẽ có những bài tiếp theo…

Đây là ít nhiều cảm nghĩ của hai anh em chúng tôi… về những quan niệm, quan điểm, lập trường …

Xin được chia sẻ cùng quý thân hữu:

 

Tết Mậu Tuất nầy, được cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại tại Pháp, đón mừng Xuân trong một bầu không khí khá đặc biệt:

Khác hẳn các năm xưa, vẫn truyền thống kẹo mứt, bánh chưng bánh tét. Nhưng, thoang thoảng đâu đây, một cái gì không vui lắm, thoang thoảng đâu đây, một cái gì nghèn nghẹn nơi cổ, …

Có phải, vì có những hiện tượng hoàn toàn không giống những năm khác: tại sao năm nay, Đảng Cộng Sản Hà nội lại tổ chức rầm rộ Mừng Chiến Thắng Tết Mậu Thân 1968? Vì SỢ cái « NGỤY tánh », cái « Khí Khái Nam Kỳ Tánh » làm « lạc đường » cán bộ đảng viên trong nước? Yêu Việt Kiều, thích Việt Kiều, khúc ruột ngàn dặm, nhưng cái ngang cái bướng, cái Ghét thằng Tàu Chống thằng Tàu của bọn Ngụy Cờ vàng đáng ghét quá! Do đó phải chọc nóng  Chia rẽ. 50 năm Mậu Thân đúng dịp...

Và, vì năm nay tròn đúng 50 năm của Tết Mậu Thân 1968 mà  Quân Cộng Sản Bắc Việt gọi là cuộc Tổng Tấn Công?

Hay là đặc biệt, để xóa, hay biện hộ cái « Thảm Sát Huế »?

Do đó, ở Hải ngoại chúng ta, một bầu không khí khác lạ, lẫn lộn trầm buồn với cái vui của ngày đón năm mới!

Vui thì vẫn vui đó, hát thì vẫn hát đó, nhưng vẫn trộn lẫn đây đó, với cái u hoài đầy nước mắt tưởng, nhớ các nạn nhơn đồng bào người Việt, hay  gia đình vợ cùng chồng vị Bác sĩ cùng ba đồng nghiệp người Đức, hay hai tu sĩ Thiên chúa Giáo người Pháp, … tất cả đều đã bị trói thúc ké, đập đẩu bắn bỏ, vùi đắp chôn vội ở Gia Hôi, Đâp Đá, ĐáMài… nay tuy vẫn là những địa danh, nhưng đối dân Huế ngày nay và với chúng ta là tên của những hố chôn tập thể!Và cũng do đó, cùng là một ngày sang trang năm mới, nhưng Tết Việt Nam ta năm nay không khí khác hẳn với cái nhộn nhịp của cái Tết của người Tàu, trình diễn ồn ào ở những nơi cộng cộng trên đất người (Paris quận 13 chẳng hạn).

 

 

Dân Chủ:

 

Có Dân Chủ là có tất cả yếu tố để thực hiện một chánh quyền lành mạnh, một cơ cấu quản trị tốt?

Có thật vậy không?

 

Trong những bài viết qua, chúng tôi thường đề cập đến Con người Môi trường song hành với Đạo Đức là những yếu tố khả dĩ Phát triển và Quản lý tốt một quốc gia tiên tiến

 

Hiến pháp chỉ là một bản văn, tuy cần thiết nhưng vẫn chưa đủ (nécessaire et non suffisant) bảo đảm cho những Tự do thật sự và một nền Dân chủ thực hữu của quốc gia.

Rất nhiều chế độ độc tài trên thế giới vẫn dùng bản Hiến pháp làm chiêu bài để vay mượn danh nghĩa chánh thống cũng như tánh cách hợp pháp. Những nước có chế độ độc tài toàn trị do độc đảng cầm quyền, như Cộng sản Hà Nội, vẫn thường tự gọi là những “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân”. Thậm chí, thế giới lúc bấy giờ cũng vẫn dùng chung một từ tổng hợp là “Khối các Dân chủ Nhân dân”.

 

Ngày nay, ngay tại các quốc gia tiên tiến, nơi có những Tự do căn bản được áp dụng, nhưng phần lớn việc điều hành quyền lực từ các cơ quan hành chánh hay pháp lý vẫn gợi cho những người quan tâm đến tình trạng nhơn quyền và Dân chủ không ít nghi ngờ, khiến phải suy nghĩ và e ngại.

 

1.- Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.- (Démocratie directe, démocratie représentative):

 

Khái niệm Dân chủ là một khái niệm trong sáng, nhưng dễ bị lạm dụng khi áp dụng những phương cách thực hiện, trong những thể chế ngày nay.

 

Định nghĩa của Abraham Lincoln “Dân chủ là do Dân cầm quyền, cho Dânvì Dân”, bởi thế, chúng ta gọi là Dân chủ trực tiếp. Nghĩa là:

 

   -  Người Dân phải cầm quyền trực tiếp, không qua một trung gian nào cả,

   - Người Dân cũng vừa là Người Cầm quyền và cũng là Người bị trị (Gouvernant et gouverné),

 

Nói như vậy, những người xử dụng công quỷ cũng là những người quyết định thâu thuế, và trả thuế. Về mặt lý thuyết thì tạm hiểu, nhưng làm sao áp dụng trên mặt thực hành. Hiện nay, một vài thị xã, hay làng xã của Thụy sĩ, vẫn áp dụng cách thức “Trưng cầu dân ý trực tiếp” về một vài tài khoản thuế vụ có tính cách địa phương.

 

Những quốc gia tiên tiến ngày nay, đa số áp dụng Dân chủ dưới hình thức Dân chủ đại diện  (démocratie représentative). Một tấm bình phong cách ly người dân và người cầm quyền (tạm gọi là quan chức cầm quyền, hay gọi chung là nhà cầm quyền): đó là những đại diện dân, do dân bầu, và phát biểu thay dân về những nguyện vọng của người dân.

 

Đó là một Dân chủ gián tiếp, người dân không có những quyết định hành xử, quản lý đất nước, người dân chỉ tham dự bầu những đại diện thay mình. Thực tiển, dễ thực hiện, nhưng rất có nhiều hạn chế nguy hiểm, càng ngày càng lộ rõ. Bởi lẽ:

 

2.- Một thị trường chánh trị.-

 

Cái nguy hiểm ngày nay, là do sự bành trướng của một hiện tượng được gọi là “thị trường Chánh trị”. Định nghĩa này được nhóm “public choices”, một nhóm các nhà nghiên cứu, kinh tế gia, chánh trị gia hay xã hội học Âu-Mỹ, theo dõi những cách thức xử thế, quyết định từ các vị lãnh đạo công cộng của quốc gia (nhà cầm quyền, các vị lãnh đạo các nhóm chánh trị, các vị dân cử và các công chức). Những quyết định ấy thường khi thiếu sự chính xác, không trung thực, bởi lẽ, thay vì các quyết định phải được thoát thai từ kết quả trao đổi giữa hai nhóm người, của hai đối tác, đúng theo luật “cung - cầu”,  theo luật  “kinh tế thị trường”, thì ngày nay, những quyết định ấy lại là những mặc cả, trả giá, thương thuyết, có khi là một hợp đồng, có thể win-win, công bằng, giữa người  cầm quyến và người bị trị, nhưng đã làm mất những “thông tin chính xác, trung thực”, dẫn đến “cái chung chung”, thiếu hẵn phần “trách nhiệm”.

 

Thị trường chánh trị” là thị trường của những ứng cử viên với các đại diện dân, một bên, và đối với (versus) cử tri đoàn, một bên.

 

Trên thị trường này, ứng cử viên và các dân cử nắm quyền chủ động. Cũng như một anh nhà buôn, họ để nghị những “món hàng công cộng(công viên, trường học, giảm tô thuế, ủng hộ Dân chủ ở VN …) hay những “món hàng chánh trị(những người mới nhập cư dễ dàng nhập lấy quốc tịch để xử dụng lá phiếu lấy những quyết định cho địa phương, làng xã, nơi mình sanh hoạt và cư ngụ đổi lấy lá phiếu của người đi bầu của cử tri gốc Việt, gốc Hispanic ở Mỹ, gốc Á-rạp, gốc Phi Châu ở Pháp…

 

Và người nào đề nghị nhiều, hứa hẹn nhiều, thì kẻ ấy có cơ may lượm nhiều lá phiếu.

 

Xin lấy vài thí dụ: các nhà làm chánh trị hứa sẽ bảo vệ con người, tài sản và quyền lợi con người. Nhưng có ai nói đến bảo vệ bằng cách nào, tổn phí là bao nhiêu? Khi cần lá phiếu, các ứng cử viên thường có những lời hứa với chương trình thực hiện (sẽ) rất dài. Và cùng trong một lúc đó,  các người đi bầu, người cử tri, người dân thường, cũng họp nhau lại thảo những đòi hỏi dài, xin thêm phương tiện hổ trợ, tiền bạc, nhơn danh “phúc lợi công cộng” (intérêt général), nhưng thật sự, đó chỉ là những đòi hỏi rất hạn hẹp có tính cách địa phương và đặc biệt

 

Và cuối cùng, mọi người cùng ngóng cổ chờ quyết định của Nhà nước, vì sự mặc cả, giữa những người muốn “giảm tiền thuế ”, và những nhóm muốn xin “thêm tiền, để thực hiện những đặc lợi và đặc quyền”, hai nhóm này đều là công dân, và cả hai đòi hỏi đều có lý cả. Vậy phải làm thế nào?  Chúng ta thường thấy, theo thông lệ, những nhóm đứng ra đòi hỏi thường là những “nhóm có tổ chức”, biết xuống đường đấu tranh, biết la hét để đòi hỏi. Còn nhóm người bị đóng thuế, như tất cả chúng ta, thường thụ động, im lặng, tuy có rên rỉ đấy, nhưng vẫn phải trả thuế đều đều. Khối thiểu số ồn ào sẽ lấn ép khối đa số thầm lặng.

 

Những nhà làm chánh trị ở các quốc gia tiên tiến xử dụng cái mâu thuẫn ấy để kiếm phiếu, sẵn sàng hứa thực hiện tất cả những yêu cầu, hứa sẽ giảm các loại thuế, tạo một không khí an lành và gợi cho người dân cảm tưởng là có một “ai đó” sẽ hào phóng chi tiền.

 

Giáo sư trường luật Aix –Marseille Frédéric Martiat từng mô tả hiện tượng ấy vào năm 1968: “Nhà Nước là cái ảo tưởng xã hội (une fiction sociale) trong con người mà lúc nào cũng mong được sống bám vào những kẻ khác” (L’Etat est une fiction sociale à travers la quelle chacun s’efforce de vivre aux dépens de tous les autres). Và (do đó), Nhà Nước Bảo Hộ ra đời. (Et, l’Etat Providence naquit).

 

3.- Khủng hoảng của Nhà Nước .-

 

Vì mọi chuyện đều phải do Nhà nước giải quyết, chúng ta đã đâm đầu vào một cuộc khủng hoảng kinh khủng. Cuộc khủng hoảng nầy đang diễn ra tại các nước tiên tiến. Nước Pháp ngày nay là một điển hình.

 

Mong bài nghiên cứu này đóng góp được những suy nghĩ để các nước chậm tiến như Việtnam, ngày mai không vấp phải.

 

 

a) Khủng hoảng đầu tiên, là khủng hoảng chánh trị: nếu Nhà Nước là tất cả, các nhà cầm quyền và các nhà làm chánh trị là tất cả, thì “tất cả đó” đều đứng trên Pháp luật (Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản và Nhà Nước là một, ĐCS đứng trên Pháp luật).

 

b) Khủng hoảng thứ hai, là những giá trị Đạo đức xã hội hoàn toàn bị xáo trộn. Những thành công đều được đánh giá trên kết quả, mà không cần biết kết quả đó có được là do xảo quyệt, do bè phái, do tham nhũng. Những giá trị thật sự về Đạo đức con người, về giá trị học hành, về hiểu biết, về  tri thức đều không được nhìn nhận. (Việt nam ngày nay?)

 

c) Khủng hoảng thứ ba, là kinh tế, của công bị tham nhũng đục khoét, lãng phí, quản lý tồi, dĩ nhiên mất hiệu năng sản xuất, cộng thêm Pháp luật bị chà đạp, sưu cao, thuế nặng ... là nguyên nhân đưa đến trì trệ kinh tế. Rồi nạn thất nghiệp gia tăng, mức tiêu thụ giảm lần, tạo nên cái vòng lẩn quẩn, người nghèo vì thất nghiệp càng nghèo thêm, khiến quỹ xã hội thâm hụt nặng, bởi không đủ thương vụ, nghiệp vụ đóng góp. (Việt Nam?)

 

d) Khủng hoảng thứ tư, là Pháp lý, Nhà Nước không còn đóng vai trò quản lý, và trọng tài những tương quan thương mại hoặc xã hội. Vì Luật pháp bị xâm phạm, bị cưởng hiếp, không còn được tôn trọng, nên những nhà chánh trị lương lẹo với những dân cử để tham nhũng hay ngồi xổm lên pháp lý, rồi ... trẻ con các khu nghèo kéo nhau đi “đốt xe” để ... giải trí. (Ở Pháp vừa qua).

 

Những khủng hoảng nhỏ biến thành một cuộc khủng hoảng nặng nề về thể chế Dân chủ nơi các Nhà Nước tiên tiến. Hậu quả:

 

    1 - Một cuộc trả lời bằng chân: (exit) bỏ nước ra đi. 

    2 - Trả lời bằng phát biểu (voice) la ó, biểu tình, đình công, bạo động.

   3 - Trả lời bằng chịu đựng, sống qua ngày (loyalty), mất ý chí công dân, lơ là quyền phát biểu công dân, lãnh đạm với những cuộc bầu phiếu, bỏ phiếu.

 

Ba cách trả lời trên không đặt lại vấn đề của Dân chủ đại diện, cũng không làm giảm đi những lố lăng lạm dụng của các tổ chức cầm quyền, có chăng chỉ là những tránh né, chạy quanh. Ngày nay, Dân chủ hay Pháp lý được nói đến nhiều, phải chăng chỉ là một bức màn nhung che những màn ảo thuật chánh trị mà thôi?!

 

4.- Cần một sự chuyển tiếp qua trung gian các xã hội dân sự.-

 

Con đường phân chia biên giới giữa quyền lực của giới cầm quyền và xã hội phải được nới rộng.

Để sanh tồn, quyền lực của công lực phải được giảm bớt, những “công hữu” phải được tư hữu hóa. Quản lý những sở hữu hay công nghiệp quốc gia không còn là nghiệp vụ của Nhà nước nữa. Những xã hội dân sự, dần dần nắm quyền quản lý để thay thế. Quản lý khai thác, phân phối tài nguyên quốc gia phải được tư hữu hóa.

 

Quản lý những sở hữu hay tài nguyên có tánh cách thương mại rất dễ dàng cho các xã hội dân sự. Sản xuất xe hơi, quản trị khí đốt, điện lực, chuyên chở, truyền thông, các tư nhơn và các xã hội dân sự biết làm và còn làm giỏi hơn Nhà nước.

 

Về những phần hành “dịch vụ công cộng(Services publics) vẫn là phận sự của Nhà Nước, vì là Công Bộc, như Tổ chức Giáo dục, Tổ chức Y tế, Tổ chức Hưu Trí, Tổ chức Thể Thao, Tổ chức Văn hóa … đành rằng khó khăn, nhưng nếu biết chuyển hướng khéo và quản lý khéo vẫn có thể chuyển dần cho Tư nhơn.

 

Nhưng, vẫn còn những bộ phận hoàn toàn không thể chuyển nhượng cho thế giới thương mại, như những “tổ chức dịch vụ xã hội tương tế”, hay “dịch vụ phân phối tương trợ”, gọi chung là “dịch vụ xã hội (Sercices sociaux) chủ yếu đối với những gia đình nghèo khổ, giúp đỡ người tàn tật, nghiệp vụ cứu thương, cứu hỏa, bảo vệ con trẻ, tổ chức phòng ngừa du đảng, tệ nạn hút sách … Nếu Nhà Nước không làm thì ai đứng ra làm? Bảo vệ môi sinh, môi trường, Nhà Nước có thể làm luật, nhưng ai kiểm soát?

 

Chúng ta có thể trả lời: hãy để cho những “Xã hội dân sự cộng đồng(des sociétés civiles communautaires).Xã hội dân sự cộng đồng” là những Hiệp hội, hội đoàn có ý kiến trên một vấn đề đặc biệt: Hội gia đình, Hội bảo vệ các người già, Hội bảo vệ phụ nữ chống tệ nạn bị hành hung, Hội bảo vệ trẻ con … Nhà nước và các Tư doanh không thể lo được. Những hội đoàn ấy tạo sự kiểm soát và đi dần đến quản lý.

 

Định nghĩa những hội đoàn ấy là “Tương trợ”, “Tự nguyện”, “ Bất vụ lợi”, “Hội tương tế ”

(Solidarité, volontariat, bénévolat, partage, mutualité).

Dĩ nhiên xã hội không thể đòi hỏi những “quý tánh ” ấy. Xã hội phải có những khu vực thương doanh (đa số) và phải có những kiểm soát chế tài pháp lý (càng ít càng tốt).

 

Chúng tôi nghĩ rằng con người, tức là những công dân và những đoàn thể công dân có thể thay thế Nhà nước điều hành tốt xã hội.

 

Để Kết Luận:

 

Những khủng hoảng hiện nay tại các nền dân chủ tiên tiến chứng minh cho chúng ta thấy cần phải có một nền dân chủ tham dự (une démocratie participative). 

 

Còn tiếp….

 

Bài 2. Dân chủ tham dự

 

Hồi Nhơn Sơn, Xuân  Tha Hương thứ 38

Phan Văn Song

UPDATE 1:

Kính thưa quý bạn, ​
Kính gởi đến quý bạn lời bàn của cô học trò cũ (Trường Luật Sài gòn). Đây là cái nhìn của người trong nước sống với chế độ. Thực tế, khác với cái nhìn của chúng ta ngoài nước, lý thuyết và cảm tính hơn! Mong được các thân hữu đăng tải, phổ biến giúp.
Thân quý
PVS

 
Thầy kính thương,

Em xin cảm ơn Thầy, Thầy nghĩ dùm cho người dân nói chung, nói riêng và cụ thể là nước Việt Nam mà cặm cụi phân tích nghiên cứu đủ điều!  
Nhưng ở cái XHCN này ; cái gì cũng do dân, vì dân và cuối cùng thì lại TẠI DÂN mà ra cả.
 
Chuyện xã hội hóa giáo dục thì "toa thuốc Bắc" đầu niên học ở khắp mọi miền ! Việc này thì "vật chất lên ngôi", ngày nào học sinh đến trường cũng thấy $ là đầu câu
chuyện ! Không còn "miếng trầu là đầu câu chuyện" nữa.  

Hội Phụ Huynh học sinh , giờ là hội cha mẹ học sinh ! Hội này là "bạn thân" của Ban Giám Hiệu chứ không phải là bạn thân của các cha mẹ học sinh!
 
Không phải chính trường mà là nhà trường cũng toàn "thế lực ngầm" ! Và hệ quả thảm hại mới xảy ra : Cha mẹ học sinh bắt cô giáo quỳ để trả đũa, còn 
Hiệu trưởng thì tìm cách bỏ đi lúc căng thẳng nhất !
 
Còn việc " chiếc thuyền GS, PGS" năm 2017 cũng là "thuyền bát nhã" đã  "đáo bỉ ngạn" với 1131 vị đến bờ bên kia, còn 95 vị thì trượt chân !
 
Đây cứ như là xã hội hóa ($$$$$) học hàm GS và PGS !  Tất cả cũng TẠI DÂN mà ra cả ! 
 
Còn BOT thì là vì dân, do dân mà có BOT, cuối cùng BOT nghẽn mạch  thì TẠI DÂN mà ra .  Xã hội hóa ở VN nó rối beng. 
 
Khẩu hiệu : "trường học thân thiện, học sinh tích cực" ! Lại khẩu hiệu như thời kháng chiến ! và học sinh lớp 8 tích cực bóp cổ cô giáo! vừa xảy ra sau vụ cô giáo quỳ gối ! Thế là báo chí ngày nào cũng tích cực đưa tin ! Dân tha hồ comment !
 
Vững "cơ chế", chắc "cơ cấu", nhà nước và nhân dân cùng làm ! Cụ thể là xã hội hóa đủ thứ : giáo dục, giao thông, y tế - giá ở bệnh viện tăng gấp nhiều lần!
 
Nếu GS, hay PGS TS Bác sĩ thì giá khám gấp mấy lần với Thạc sĩ Bs hay Ts Bs mà đó chỉ là chữ ký của các vị ấy, chứ thực khám là cấp dưới khám thôi.
 Bởi thế mới có thêm hơn ngàn vị đã đáo bỉ ngạn, TỎA SÁNG KHẮP CÁC LÃNH VỰC !
 Còn đỡ đầu luận văn cấp cao và ngồi Hội Đồng chấm Tiến Sĩ, chấm học hàm PGS.GS thì toàn trên trời cả!
 
Đổi mới tư duy thời đại cũng thật văn minh ! Cho kịp với đà tiến của Công nghệ thông tin!  "Thức thời là trang tuấn kiệt "
 
ÔI ! VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI! CÓ CẢ BÀI HÁT THẬT RU LÒNG NGƯỜI DA DIẾT ! VÀ THỰC TẾ CŨNG THẬT THẢM THIẾT !

Hát rằng :
 
"bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi, ngắm mặt biển xanh ..."
ca sĩ xuất thân từ trường văn hóa quân đội, nay mang quân hàm "trung tá" !!!!
 
Thật là Việt Nam quê hương tôi !
 
Vận động viên bơi lội cả chục huy chương vàng, được hàm đại úy !!! 
 
và đây bài hát "tự nguyện" 
 
Đ. lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và "tự nguyện" ! Bó tay ! 
Em xin tạm dừng và xin kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe. 
Thương kính Thầy,
em 

.
UPDATE 2:

Xin chuyễn đọc bài viết của cựu sinh viên Trường Luật, một môn đệ của "Thày" PVSong, bàn về học vị trong chế độ Cộng Sản, trong nước CHXHCNVN, với quá nhiều bằng mua, bằng dỏm bằng giả, bằng thi giúp viết giúp luận án, lạm phát đến mức báo động trên toàn cầu vì so với tỷ lệ dân số tại VN, những cán bộ ôm bằng Giáo sư, Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đạt con số cao nhất thế giới?!
Nam Ngưu có dịp biết về 3 cán bộ chiếm ngụ 3 căn nhà gạch lầu 2 tầng tọa lạc trên Đường Trần Nhật Duật, Q1 của người Việt di tản vào tháng 4, 1975; trong hàng loạt biệt thự và trường học bị VC tịch thu trong phạm vi tứ giác bao gồm Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quý Khoách, Trần Nhật Duật, Q1, Saigon.
Lê Bữu, một cựu cầu thủ của hội túc cầu Ngôi Sao Gia Định, sinh quán Quận Cần Giuộc, Tỉnh Tân An/Long An; đã bị Vẹm dụ khị chạy vào bưng kháng chiến; sau ngày 30/4/75 được bổ nhiệm làm Giám Đốc Sở Thể Thao Thành Hồ trước khi được chuyễn về Hà Nội làm "thủ trưởng" Tổng Cục Du Lịch & Thể Thao.
Lê Bữu yêu thích vận động thể thao, hàng ngày đạp xe đạp đạp đến sở làm, trong lúc cán bộ khác câp nhỏ hơn anh, vi vút các loại xe du lịch, xe Honda Dream đời mới. Bổng một hôm nửa tối nửa sáng, cấp trên trao cho anh văn bằng Tiến Sĩ Bơi Lội, anh không thể từ chối, nhưng cũng tự thẹn khi đuợc gọi là đồng chí tiến sĩ.
Trần Bang, gốc miền Trung, cựu sinh viên du học ở Canada, gia đình hoạt động cho chính quyền Hà Nội, sau ngày 30 tháng 4, 1975, anh ta trở thành Giám Đốc Xuất Nhập Khẩu các loại hàng hóa, dụng cụ đắc tiền từ ô tô, xe gắn máy, ti vi, đến máy cày, máy bôm nước, máy phát điện v.v... và trở thành tỷ phú chủ nhân ông hàng loạt khách sạn 4 & 5 sao hợp doanh với Tàu Singapore, Đài Loan v.v... 
Đoàn Mộng Thu, cán bộ nữ, trình độ lớp 8 Trung Học Cấp 1, từ Bắc vào Nam sau ngày 30 tháng 4, 1975 đớp trọn căn nhà luôn cả trang trí nội thất, hàng gia dụng, xe ô tô của người di tản bỏ lại. ĐMT đước thành ủy thành Hồ bố trí làm luật sư cán bộ của Đòan Bào Chữa Viên Thành Hồ.Với bề thế tưổi Đảng dược Thành Bộ Thành Đoàn chống lưng, chị này nghiẽm nhiên ngồi trên lưng mấy anh luật sư chánh hiệu tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Saigon như Trịnh Đình Ban, Nguyễn Đăng Trừng, kể cả Biện Lý Triệu Quốc Mạnh (CHT Cảnh Sát Thủ Đỗ 24 giờ sau cùng thay thế Thẩm Phán Trang Sỹ Tấn), môn đệ của Ls Trần Ngọc Liễng và v.v...
Không cần học cũng chẳng cần thi, Bang và Thu cũng được học vị Tiến Sĩ.
Vì vậy, họ lạm xưng là "đỉnh cao trí tuệ" không làm ai ngạc nhiên, chỉ buồn cho vận nước...
.




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.