Hôm nay,  

Hành Hương Đầu Xuân

01/03/201800:00:00(Xem: 4209)
Diệu Lan
 

 Hôm nay là ngày mùng mười âm lịch năm Mậu Tuất. Người Việt ăn Tết không chỉ “ba ngày Tết” mà kéo dài cho đến mùng mười. Người Việt không nhắc đến mùng mười… một. Người theo đạo Phật “ăn Tết” cho đến rằm tháng giêng vì “đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” còn gọi là lễ Thượng Ngươn là một trong ba ngày rằm lớn. Cũng vì “Tháng giêng là tháng ăn chơi” trong dân gian nên ngày Tết cổ truyền của người theo đạo Phật kéo dài cho đến hết rằm tháng giêng.

Hành hương đầu Xuân là chuyến đi ngắn trong ngày đến các chùa nhân dịp đầu năm mới để các Phật tử có dịp lễ Phật, cúng dường, cầu nguyện, chúc Tết các vị Thầy trụ trì, xin lộc đầu năm hoặc nghe những bài Pháp ngắn của các Thầy. Đây là nét văn hóa đẹp truyền thống còn giữ được của người Phật tử trong và ngoài nước.

Tại quận Cam, nơi có đông người Việt cư trú và có trên năm mươi ngôi chùa lớn, nhỏ, hai ngày cuối tuần thứ bảy 24 và chủ nhật 25 tháng 2 tức mùng chín và mùng mười âm lịch là hai ngày nở rộ những chuyến hành hương đầu Xuân. Chùa lớn,   đoàn hành hương đông, có khi lên đến năm sáu xe. Chùa nhỏ một hoặc hai xe. Các chùa đều “book” xe chở khách lớn của Mỹ vì tiện nghi, an toàn, tài xế là người Mỹ hoặc Mễ chuyên nghiệp. Năm nào cũng vậy, các chùa tại quận Cam hướng lộ trình về phía Bắc có chùa Đài Loan, chùa Việt Nam, phía Nam gần nhất là vùng San Diego nơi có tu viện Lộc Uyển, thiền viện Đại Đăng chùa Vạn Hạnh, Như Lai Thiền Tự, chùa Vạn Đức,... Về hướng Đông vùng  Riverside có Thích Ca Thiền Viện, chùa Văn Thù, chùa Hương Sen, chùa Phát Tuệ, vùng San Bernadino có Thiền Viện Chân Nguyên...

Năm nay tôi đổi hướng cùng vài người bạn là Phật tử chùa Phật Quan  Âm do Thầy Thích Tâm Thành trụ trì đi hành hương về hướng Đông. Chúng tôi có mặt lúc 7 giờ sáng tại chợ ABC chờ xe đến. Chưa 7 giờ sáng đã thấy bà con từ khắp nơi  cười, nói, chào nhau rôm rả ở bãi đậu xe rồi. Các tài xế xe Mỹ chở khách rất đúng giờ. Họ đang từ từ tìm chỗ đậu. Thấy xe đến, mọi người lăng xăng đi tìm Thầy, tìm bạn, tìm nhóm vì không biết xe thuộc chùa nào. Những cái bảng ghi tên chùa giơ cao thật cần thiết cho  các Phật tử theo đó mà tập trung để khỏi lạc với các chùa khác. Phật tử chùa nào theo các Thầy và các sư cô lên xe của chùa mình. Ban ẩm thực đã khuân vác những thùng thực phẩm vào khoang đựng hành lý. Ba xe chở Phật tử chùa Phật Quan  m đã đủ người. Xe khởi hành lúc 8 giờ. Sư cô Huệ Phương là MC và cũng  là người hướng dẫn đoàn cùng với  Hạnh, cô Phật tử trẻ   lên xe chào đón các Phật tử lên đường.

Mở đầu chuyến hành hương, sư cô Huệ Phương mời các Phật tử cùng đọc chú Dược Sư với cô để cầu nguyện tiêu tai chướng nạn, được mọi sự cát tường trong chuyến đi. Ngôi chùa đầu tiên đoàn hành hương ghé là chùa Tây Lai Phật Quang Sơn, ngôi chùa trên núi phía Tây vùng Hacienda Heights còn gọi tắt là chùa Đài Loan rộng mười lăm mẫu cách khu cộng đồng người Việt khoảng nửa tiếng lái xe. Phật tử người Việt ở đây hình như ai cũng đã từng ghé thăm ngôi chùa lớn và nổi tiếng này. Khác hẳn những năm trước, chùa Đài Loan năm nay có sự đổi mới.Các hướng dẫn viên tình nguyện người Hoa nói tiếng Việt rất giỏi ra tận cổng chùa đón tiếp phái đoàn, hướng dẫn đoàn vào nơi hành lễ, nhận tịnh tài cúng dường và có lời chúc Tết cũng như cảm ơn công đức của Phật tử hành hương.

Từ cổng tam quan đi lên các bậc thang là ngôi điện thờ Phât Thích  Ca và các vị Bồ Tát. Bồ Tát Quan  m tượng trưng cho lòng từ bi. Bồ Tát Địa Tạng tượng trưng cho đại nguyện cứu độ chúng sinh trong địa ngục. Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho mười đại nguyện. Bước sang bên phải là phòng họp, thư viện, nhà sách, phòng uống trà, phòng xem phim…

 Ngăn cách bởi một cái sân rộng lớn phía sau là ngôi Đại Hùng Bửu Điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên là Phật A-Di- Đà và Phật Dược Sư. Chung quanh bốn bên tường, từ thấp lên cao  là hàng chục ngàn tượng Phật nhỏ thếp vàng óng ánh  do các Phật tử phát tâm cúng dường. Chiếc đại hồng chung đặt chính giữa thỉnh thoảng ngân nga những tiếng vang. Dư âm của tiếng chuông rung động  cả vùng rừng núi Haciena Heights. Bên trái là phòng ăn, nơi có những món ăn rất ngon làm sẵn ghi giá bảy đồng một món nhưng Phật tử có thể tùy hỷ cúng dường nhiều hơn cho chùa. Bên phải là viện bảo tàng chứa các kinh kệ và các tác phẩm Phật giáo.

Ngoài ra chùa còn có nhiều cảnh trí đẹp mắt như vườn thờ mười tám vị A-La- Hán, vườn  thờ Bồ Tát Quan  m ngự trên bể nước, tượng Tứ Thiên Vương, Cây Phước Lộc (Wishing Tree), vườn trang trí các con chó xinh xắn vì đây là năm Mậu Tuất. Nhìn toàn bộ cảnh chùa, Tây Lai Phật Quang Tự  quả thật xứng đáng là ngôi chùa đẹp và lớn nhất quận Cam. Chúng tôi có dịp đi vãn cảnh chùa để nhìn ngắm những tôn tượng Phật và Bồ Tát khổng lồ, tượng nào cũng đẹp và từ bi. Đứng từ trên nhìn xuống toàn cảnh, chùa uy nghi, hùng vĩ tọa lạc sừng sững trên vùng núi cao. Chùa có kiến trúc sơn son thếp vàng lộng lẫy, cảnh trí nên thơ với cỏ cây xanh tươi, hoa lá rực rỡ đủ sắc màu, hợp với  không khí ấm áp  của mùa Xuân . Đến chùa, lòng chúng tôi cảm thấy an lạc và thanh tịnh vì không có cảnh các Phật tử  lăng xăng dành nhau chỗ đứng để quay phim hay chụp hình. Chúng tôi thầm phục tín tâm của Phật tử Đài Loan đối với Tam Bảo và cách tổ chức của họ khi hàng năm  phải đón tiếp hàng chục ngàn Phật tử từ khắp nơi về đây viếng chùa từ đêm giao thừa cho đến hôm nay là mùng mười Tết.

Theo lộ trình, chúng tôi sẽ ghé ngôi chùa thứ hai là chùa Ấn Độ ở Chino Hills có tên là Shri Swaminrayan Mandir. Người Việt gọi quen là chùa Ấn Độ, thật ra đó không phải là chùa thờ Phật (pagoda) mà là  (temple) đền thờ các vị thần linh của Ấn Độ giáo là thần Brahma tượng trưng cho sự sáng tạo ; thần Vishnu tượng trưng cho sự bảo tồn; thần Shiva tượng trưng cho sự hủy diệt. Trong đạo Phật, đó là sự “thành , trụ , hoại, diệt ” của vạn Pháp. Vạn Pháp có sinh ắt có diệt. Ngoài ra, trong đền còn thờ các vị hành giả theo Ấn Độ giáo tu đã đắc đạo và chứng quả.

Ấn độ là đất nước dân đông, đa số theo Ấn Độ giáo, Phật giáo chỉ chiếm tỷ lệ một phần trăm.  Phật giáo phát sinh từ đất nước Ấn Độ nhưng không phát triển tại nước này lý do người Hồi giáo đã xâm lăng và tiêu hủy toàn bộ gia tài Phật giáo cũng như giết hại nhiều tăng sĩ. Trong lịch sử, Phật Thích Ca là một vị hòang tử người Ấn Độ bỏ hoàng cung đi tu và đắc đạo. Người Ấn Độ  nhìn Phật Thích Ca là một vị thần đã giác ngộ như các vị thần linh của họ mặc dù  đạo Phật ngày nay là tôn giáo lớn có khoảng năm trăm triệu tín đồ trên thế giới và vị giáo chủ là Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo dòng lịch sử, sau khi Ngài tịch diệt, đạo Phật  được truyền bá theo hai dòng chảy. Về phương Nam, đạo Phật đến với các nước theo truyền thống Nguyên Thủy hay Nam Tông như Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Lào, Cam Bốt. Dòng chảy thứ hai hướng lên phía Bắc gọi là Phật giáo Phát Triển hay Bắc Tông gồm các nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Tạng. Ngày nay Phật giáo đang được  truyền bá và cắm gốc rễ từ các nước  Âu châu và Mỹ châu.

Nhìn từ xa, không ai nghĩ rằng có một ngôi đền thờ lớn và tráng lệ màu nâu nhạt, tọa lạc trên một khu đất  rộng nằm trong  trung tâm thị tứ của thành phố Chino Hills. Ngôi đền đẹp, có hồ phun nước hình hoa sen, chánh điện còn gọi là “Mandir” gồm hai tầng, tầng trên là đền thờ, tầng dưới là phòng trưng bày triển lãm. Đền thờ có năm tháp lớn hình vòm cong như nửa mặt trăng, trên đỉnh có hình chóp nhọn. Người đến viếng đền được yêu cầu bỏ dép trên kệ, không quay phim, chụp hình, ăn mặc kín đáo, giữ yên lặng khi bước lên các bậc thang vào trong điện thờ. Hình ảnh hai vị nữ thần người Ấn Độ mặc áo đỏ, cười vui tươi trước cửa đền như chào đón người hành hương. Một cảm giác mát lạnh của những khối đá cẩm thạch màu hồng nhạt được đục đẽo những hoa văn cực kỳ tinh xảo và hàng chục cây cột đá cẩm thạch màu trắng tạo một không khí thanh tịnh, thanh thoát và thiêng liêng cho ngôi đền. Khách hành hương đến đây có cảm giác mình đang bước vào một thế giới thần tiên.Tầng dưới đền là một khuôn viên có sân trồng cây cảnh, có nhà khách, hội trường, phòng sinh hoạt cho người trẻ, tiệm sách, cửa hàng bán nước giải khát...

 Chúng tôi rời ngôi đền  “Mandir”, mắt vẫn nhìn theo kiến trúc vô cùng mỹ thuật, độc đáo cùng với sự chạm trổ công phu khéo léo của những nghệ nhân Ấn Độ. Người Ấn Độ sống ở xứ Mỹ để lại nơi đất nước văn minh này một danh lam thắng cảnh tuyệt tác mang tính chất  tâm linh truyền thống của dân tộc Ấn . “Đi một ngày học một sáng khôn”. Được thăm chùa Đài Loan, đền thờ Ấn Độ, theo chương trình, chúng tôi sắp ghé thiền viện Chân Nguyên, ngôi chùa Việt Nam được xem là một trong những ngôi chùa lớn của cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Đã đến giờ trưa, cô Hạnh  MC cho biết mỗi chúng tôi sẽ được phát một  hộp cơm khi đến chùa và dùng trưa tại trai đường của chùa. Suốt bốn tiếng đồng hồ trên xe, cô đã vất vả làm công việc kiểm tra số khách hành hương  trước khi xe khởi hành. Cô phát thức ăn, nước uống, thu gom rác, thu tiền cúng dường cho mỗi chùa và tiền tip cho ông tài xế. Cô và Sư cô Huệ Phương còn hát những bải hát về  Phật Quan  m và tình Mẹ làm ngắn đi thời gian  trong chuyến đi dài. Có bác Phật tử đã lên kể về thiền viện Chân Nguyên và những kỷ niệm của bác với Thầy Thích Đăng Pháp viện chủ của chùa. Bác cũng kể chuyện vui, hát bài Quan  m, thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc. Một chút văn nghệ và những câu chuyện kể trong xe làm cho không khí sinh họat thêm vui và thoải mái.


 Từ đàng xa, chúng tôi đã thấy tôn tượng Quan  m Bồ Tát lộ thiên cao hai mươi lăm “feet”, dựng trên  con đường lát xi măng, dọc theo hai bên là tượng các vị  A- La -Hán hiện ra giữa lòng sa mạc của thành phố Adelanto quận San Bernadino. Nhiều báo chí Mỹ đã viết về sự linh ứng của Mẹ Quan  m  vào ngày lễ khánh thành tôn tượng này năm hai ngàn lẻ bảy. Trước sự có mặt của hàng ngàn Phật tử và vài trăm vị tôn túc trong hàng giáo phẩm của Phật giáo đến dự lễ, một vùng hào quang đủ màu sắc rưc rỡ đã hiện ra trước mắt mọi người. Từ đó, nhiều người bị bệnh tật đã đến cầu nguyện và được linh ứng. Một số người Mỹ đã tín tâm với Bồ Tát Quan Thế  m và phát tâm quy y với Thầy trụ trì. Báo chí Mỹ đã viết những bài phóng sự về sự linh nghiệm của Bồ Tát Quan  m cũng như về quá trình xây cất từng bước của ngôi chùa. Từ một căn nhà cũ mục nát ở sa mạc đèo heo hút gió, giờ đây chùa đã hoàn thành, có chánh điện, trai đường, tăng đường, có các tượng Phật Thích Ca, A-Di Đà, Phật Dược Sư, các  Bồ Tát Quan  m, Địa Tạng và  mười tám vị A- La_Hán cùng với hai con lân bằng đá cẩm thạch trắng... tất cả đã từ Việt Nam chở qua.

Là một huynh trưởng gia đình Phật tử Huế, một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước bảy lăm và bây giờ là một tu sĩ, với pháp môn Thiền Tịnh song tu, Thầy trụ trì Thích Đăng Pháp đã xây dựng được đạo tràng cho Phật tử sống tại vùng sa mạc khô cằn này có phương tiện đến đây tham dự các buổi lễ lớn và tu học, tập Thiền, niệm Phật.

Xuống xe, chúng tôi đi tìm Thầy ngay.Từ trong chánh điện, chúng tôi đã vui mừng khi gặp lại Thầy sau nhiều năm xa chùa. Dù bận rộn, Thầy vẫn dành cho chúng tôi một ít thời gian để được nghe Thầy tâm sự  về công trình xây dựng vẫn còn đang âm thầm phát triển, về sức khỏe của Thầy nhờ có sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát và Chư Thiên Hộ Pháp, nhờ lòng tín tâm đối với Tam Bảo của hàng Phật tử tại gia nên  mới có cơ sở tu học khang trang như ngày nay.Thấy chúng tôi xách hai gói cơm, Thầy nói cơm để lên xe ăn. Đến đây phải ăn bún riêu . Người đầu bếp này mỗi năm chỉ nấu một lần vào ngày Tết để cúng dường Phật tử hành hương. Không ăn uổng lắm. Nghe lời Thầy, chúng tôi vào trong trai đường. Những dãy bàn ăn đã đầy khách hành hương xì xụp ăn những tô bún còn bốc khói . Thời tiết ở sa mạc ban đêm giá buốt, ban ngày nắng và gió thổi cát bay mịt mù, hai tô bún riêu nóng thật ngon làm ấm lòng khách thập phương từ xa đến viếng chùa và để chúc Tết Thầy nhân dịp đầu năm.

Chúng tôi lên xe, nhìn từng đoàn xe khách hành hương và những chiếc xe nhỏ tiếp nối nhau, từ từ tiến vào sân chùa. Trên đường về, chúng tôi thầm kính phục phước đức và tâm Bồ Đề kiên cố của Thầy vượt qua bao chướng ngại về tài chánh, sức khỏe, sinh hoạt, môi trường sống để có ngôi già lam đồ sộ, uy nghi này. Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho Thầy thêm sức khỏe để Thầy có cơ hội đóng góp cho ngôi già lam thêm toàn bích.

Một ngôi chùa khác chúng tôi sẽ ghé thăm là chùa Hương Sen của Sư Cô Thích Nữ Giới Hương nằm trong một vùng nông trại của thành phố Perris cách khu người Việt một tiếng đồng hồ lái xe. Từ những ngày đầu thành lập, chùa còn đơn sơ, trống vắng. Nhờ ơn Tam Bảo gia hộ và quý đồng hương Phật tử phát tâm lành, đến nay chùa đã an vị tượng Phật Thích Ca và Quan  m Bồ Tát lộ thiên, có ngôi chánh điện trang nghiêm và xây được hàng rào chung quanh chùa.

Là đệ tử của Sư Bà Hải Triều  m, một vị chân tu đạo đức, giới luật uy nghiêm, nội điển thông tuệ, Sư Bà đã đào tạo một thế hệ tỳ kheo ni tài giỏi trong đó có sư cô Giới Hương . Sư Cô đã tiếp thu được nền giáo dục Phật học ở Ấn Độ suốt mười năm, có những hoạt động truyền bá Phật pháp trong nhà tù và đến nay vẫn tiếp tục theo học văn chương tại đại học Mỹ. Ni sư cũng là tác giả dịch và viết nhiều quyển sách Phật học.

Chúng tôi đến chùa khi chiều xuống, nắng đã tắt dần, khung cảnh chùa và những ngôi nhà xa xa của vùng miền quê nước Mỹ thật yên ắng tịch mịch . Trong sân chùa, sư cô và Thầy Đức Trí hướng dẫn đoàn hành hương tụng một thời kinh chúc phúc và chúc Tết Sư cô. Vào trong chánh điện, Thầy Đức Trí thay mặt đòan hành hương cúng dường tịnh tài, xin ít lộc lấy may đầu năm. Vì thì giờ quá ít ỏi, chúng tôi phải từ giã sư cô ra về vì chúng tôi còn ba ngôi chùa nữa phải ghé thăm.

Theo chương trình, trên đường trở về Santa Ana, chúng tôi sẽ viếng chùa Diệu Quang của Sư Bà Diệu Từ nhưng vì kẹt xe, trời đã tối , ban tổ chức đành quyết định hẹn một dịp khác đến đảnh lễ, chúc Tết và cúng dường Sư Bà. Thời giờ còn lại chỉ đủ thăm chùa Phật Tổ và ngôi chùa nhà Phật Quan  m.

Những chiếc xe chở khách hành hương đang từ từ chầm chậm lướt ngược chiều, chỉ cách nhau vài gang tay trên con đường quá hẹp trước cổng chùa Phật Tổ. Những tình huống này cho thấy tay nghề lái xe chuyên nghiệp của các tài xế Mỹ. Phật tử đứng lố nhố trên vỉa hè chờ lên xe. Phật tử ngồi trên xe lóng ngóng chờ tài xế tìm chỗ đậu để xuống xe. Gần 6 giờ chiều, các đoàn hành hương vẫn còn lai rai đến viếng chùa Phật Tổ tại Long Beach.

 Thật không nói quá nếu phải đặt tên cho chùa Phật Tổ là trung tâm ẩm thực ngon nhất tại quận Cam “chuyên trị” các món ăn chay đặc biệt là món mì nước. Chùa nổi tiếng vì có đầu bếp chính nấu ăn ngon là Thầy trụ trì Thích Thường Tịnh. Thầy đích thân xuống bếp nấu các món nước súp như mì, phở, bún phục vụ cho vài trăm khách vào ngày chủ nhật hay các ngày lễ lớn. Chùa còn nổi tiếng vì thức ăn hậu hỉ, ê hề, cung cách phục vụ vui vẻ, thân tình nhất là Thầy viện chủ Thích Thiện Long là vị Thầy hiền hòa và hiếu khách.

 Sau khi vào chánh điện làm lễ tác bạch, cúng dường và nghe những lời chúc Tết đầu năm của Thầy, chúng tôi ghé vào nhà bếp phía sau chứng kiến một quang cảnh nấu nướng và phục vụ hết sức bận rộn. Thầy Thường Tịnh đầu đội nón, mặc áo ấm đứng bên bếp lửa nóng, múc từng gáo nước súp vào tô mì. Một đội ngũ các Phật tử chuyên bưng bê, dọn dẹp và rửa tô . Một nhóm khác trông nom bán các món ăn đặc sắc của chùa. Giờ này mà vẫn còn các lon chè đậu xanh nước dừa béo ngậy xếp chồng lên nhau chờ đợi các đoàn hành hương kế tiếp sẽ đến trễ hơn. Chúng tôi ăn những tô mì nóng, những ly chè ngọt mà lòng hết sức cảm ơn công đức của các Thầy, quý Sư Cô và Phật Tử chùa Phật Tổ đã đón tiếp đoàn hành hương rất nhiệt tình.

Chúng tôi rời chùa Phật Tổ trong những cơn gió lạnh buốt để về chùa cuối cùng trong chuyến hành hương là chùa Phật Quan Âm. Thầy Viện chủ Thích Tâm Thành đã đứng ở sân chùa chào đón chúng tôi vào lễ Phật và sau đó Thầy mời  ăn bún riêu nóng trước khi về chợ ABC.

 Tại chánh điện chùa,Thầy  Đức Trí đại diện đòan hành hương mời các Phật tử vào lễ Phật, cúng dường tịnh tài và chúc sức khỏe đến Thầy viện chủ nhân dịp đầu năm mới. Sau đó có nhiều vị chưa kịp ăn mì ở chùa Phật Tổ, món bún riêu nóng thật là hấp dẫn và đúng lúc cho những vị nào đói bụng. Vị nào ăn no bên chùa Phật Tổ rồi vẫn có thể xin “to go” về để mai ăn tiếp. Phòng ăn chật kín người. Mọi người đều hoan hỉ vì chuyến hành hương gặp nhiều thuận duyên, không có điều gì bất trắc xảy ra dọc đường.

Ăn xong, chúng tôi từ giã Thầy  trụ trì lên xe về chợ ABC. Chúng tôi xin  cảm ơn những khúc bánh mì ăn điểm tâm buổi sáng, những hộp cơm trưa, các món xôi, thạch… là công sức của các Phật tử vô danh phải thức khuya  dậy sớm để làm thức ăn cho kịp chuyến hành hương. Chúng tôi không quên cảm ơn hai vị trưởng đòan là Thầy Đức Trí và Sư Cô Huệ Phương luôn luôn bận rộn để nhắc nhở và hướng dẫn các Phật tử đi đến nơi về đến chốn. Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn Thầy  Thích  Tâm Thành đã tổ chức cho chúng tôi một chuyến hành  hương đầu Xuân nhiều lợi lạc.

Người ta thường ví Mecca ở Ả rập là thánh địa của người Hồi giáo, Fatima và Lourdes ở  Pháp là thánh địa của người Công giáo, Jerusalem là thánh địa của người Do Thái giáo, Tứ Động Tâm ở Ấn Độ là thánh địa của người Phật tử. Đó là những chuyến hành hương  dài ngày để con người trở về với suối nguồn tâm linh của mình. Ngày Xuân, người Phật tử Việt Nam đi hành hương các chùa cũng là trở về với “thánh địa” hay quê hương tâm linh, để được gần Thầy, gần bạn đạo, đến với môi trường trong lành, nuôi dưỡng tâm bồ đề kiên cố và có sự an lạc.

“Hành  hương thập tự” hay hành hương mười chùa trong dịp đầu năm chỉ là con số đẹp, tròn trịa mang ý nghĩa tượng trưng của mười phương chư Phật, mười hạnh nguyện của Bồ Tát, mười bồ đề tâm. Hành hương cốt ở cái tâm an lạc và hoan hỉ. Nếu “hành hương thập tự” mà không đủ duyên đi đủ mười chùa thì cũng vui vì Phật ở tại tâm cho nên đi hành hương cốt ở cái tâm Phật và phẩm chất “Phật” là sự an lạc mang về trong tâm chứ không cầu ở số lượng.

 Nam mô hoan hỉ Bồ Tát Ma Ha Tát.

Kính chúc đồng bào Phật tử trong chuyến hành hương và khắp nơi một năm mới thân tâm thường an lạc.                                               

Cali ngày 27 tháng 2 năm 2018                                                             

Diệu Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.