Hôm nay,  

Truyện “Cảm Tình Viên” Của Nguyễn Thanh Việt

27/02/201800:00:00(Xem: 7814)
Thành Lacey

(viết theo “The Sympathizer”  của BOOKRAGS.com  trên net)
 

Tiểu sử Tác giả

Tên: Nguyễn Thanh Việt

Sinh : 13 tháng Ba, 1971 tại Buôn Ma Thuộc, VN – gia đình Bắc 54

Nghề nghiệp:  nhà văn, tác giả, truyện ngắn, giáo sư

Quốc tịch: Mỹ

Trường tốt nghiệp: UC Berkeley (B.A, Anh ngữ); B.A. Nghiên cứu Sắc tộc;

Tiến sỹ môn Anh ngữ

Thể loại: tiểu thuyết văn chương, tiểuthuyết lịch sử, truyện về tội phạm

Tác phẩm nổi tiếng: The Sympathizer (2016); The Refugees ( 2017)

 Giải thưởng được ban tặng: Giải Pulitzer cho thể lọai tiểu thuyết năm 2016, Tặng Thưởng của Tổ chức  MacAuthur Genius Grant

Website: vietnguyen. info

Truyện “Cảm Tình Viên” của tác giả Nguyễn Việt Thanh, người Việt  đoạt giải văn học Pulitzer Mỹ năm 2016, viết về một điệp viên cộng sản gài vào hàng ngũ của quân đội Sàigòn.  Anh ta bị xung đột giữa quan điểm chính trị thiên cộng và cái nhìn về chế độ mình đang sống.  Trong nổ lực để sống còn khi  bị vằn vật giữa hai quan điểm ý thức hệ đó đưa anh ta đến việc phạm một lỗi lầm lớn rồi sau đó bị bắt giữ và tra tấn  bởi chính một đồng bọn mà anh ta tin nhiệm nhất.

Khi câu chuyện bắt đầu, người kể chuyện  ( xin được nói thêm là truyện được kể lại mà không hề cho biết tên người kể, chỉ dùng danh xưng là “the narraror” hay:  “người kể chuyện”. - ttt) , không thấy lộ danh tính suốt quyển truyện, đang bị bắt giữ và bị buộc phải viết bản tự thú cho tên chỉ huy trại giam .  Anh ta bắt đầu viết tự thú  với khởi điểm từ lúc anh ta vẫn còn ở Việtnam và lúc đó Sàigòn gần bị thất thủ. Lúc đó người kể chuyện sống ở Việtnam với một ông tướng, người mà anh ta được chỉ định phải theo dỏi.  Anh ta sống trong căn biệt thự của ông tướng này với bà vợ và mấy con của ông ta.

Khi ông tướng quyết đnh là đến lúc rời khỏi Việtnam, ông yêu cầu người kể truyện lập một danh sách người di tản sẽ cùng đi với họ nhưng phảii là một danh sách có số người giới hạn vì trên phi cơ không đủ hết chỗ ngồi.  Ông tướng thấy không hài lòng vì số người đi bị giới hạn vì ông muốn tất cả nhân viên của mình phải được đi.  Người lo việc xắp xếp này là Man, một trong hai người bạn thân nhất của người kể chuyện, ra lịnh cho người kể truyện đi theo ông tướng vì vậy anh ta ghi tên mình vào danh sách chung với người bạn thân nhất nữa tên là Bon.  Man là một thành viên cộng sản còn Bon là người quốc gia. Bon lại không biết là người kể chuyện và Man là cán bộ cộng sản.

Khi đám người tỵ nạn chuẩn bị lên máy bay rời Việtnam họ bị công quân tấn công, vợ và con trai của Bon bị chết thảm.  Sau cùng họ tới được trại tỵ nạn trên đảo Guam và sau đó được đưa vào Mỹ.  Người kể chuyện và Bon cùng ở một apartment ở Los Angeles.   Ônng tướng và bà vợ cũng ở Los Angeles.

Sau đó ông tướng mở tiệm bán rượu mạnh và mướn Bon là nhân công trong khi đó, người kể truyện làm việc cho Phân Khoa Nghiên cứu về Á Châu tại một đại học.  Trong khi làm việc tại đại học, người kể chuyện có liên hệ tình cảm với một phụ nữ Mỹ gốc Nhựt tên Mori.

Ông tướng lo ngại rằng có thể bị cộng sản gài vào trong nhóm và hỏi người kể chuyện xem có nghi ai không.  Để cố dấu tung tích của mình, người kể chuyện đưa tên của một thiếu tá có thành tích cá nhân xấu.  Ông tướng tin là thiếu tá này là do cộng sản gài vào nên ra lịnh người kể truyện giết ông này.  Bon tiếp tay với người kể chuyện là việc ám sát và đây là lần đầu tiên mà người ta thấy Bon hài lòng về việc mình làm từ khi tới Mỹ đến giờ.

Sau đó ông tướng tái lập lại quân đội và đưa ra kế hoạch trở về Việnam đánh lại quân cộng. Ông ta lập ra một tổ chức gọi là “Nhóm Huynh Đệ” để gây quỹ cho lực lượng.  Ông kêu gọi sự giúp đở của một dân biểu  Mỹ từng ủng hộ người tỵ nạn để gây quỹ cho phong trào. Một trong những dự án chính của một vị Dân biểu này là quay một cuốn phim về chiến tranh Việtnam.

Ông uỷ thác việc này cho người kể chuyện.  Anh ta duyệt lời đối thọai phim và nói với người viết là không trung thực vì không có lời đối thoại nào của các nhân vật người Việt.  Ban đầu, người viết đối thoại nổi giận nhưng sau đó chấp nhận lời phê bình này và mời ‘người kể truyện’ qua Philippines, nơi quay cuốn phim, để hướng dẫn phần nhân vật người Việt đóng.  Anh ta qua Phi và mướn thêm nhân vật người Việt trong số thuyền nhân tại đó.  Dù người viết đối thoại có thêm ba phân đoạn cho nhân vật người Việt nhưng lại mướn vai thủ diển không phải là người Việt nam.  Anh ta thấy như vậy không có gì là có sự thay đổi nên lại cải nhau với người viết đối thoại.  Khi sắp sửa quay cảnh chót của cuốn phim, anh ta  đến thăm một khu nghĩa điạ thực sự được lấy làm cảnh cho phim lần chót để thăm một ngôi mộ mà anh ta đề tên là mộ của mẹ minh.  Một vụ nổ xãy ra ở đó và anh ta bị thương.  Anh ta cho rằng sự việc này  là do người viết đối thoại gây ra.  Anh ta trở về Mỹ và đưa tặng số tiền làm phim cho bà vợ của viên thiếu ta bị ám sát.

Trước khi qua Phi, anh ta gặp lại một người Việt quen ở trường đại học tên Sonny, là một phong viên báo chí.  Trong khi anh ta ở Phi, Sonny có liên hệ tình cảm với cô Mori.  Sonny có viết về cái chết của viên thiếu tá và về cuộc chiến tranh làm ông tướng nổi giận.  Ông tướng ra lịnh cho anh ta giết Sonny và anh ta đã thi hành việc này.


Khi ông tướng quyết định là đã đến lúc gởi quân về Việtnam, anh ta tình nguyện theo để có thể bảo vệ cho Bon, giờ cũng là một tự nguyện quân để Bon khỏi bị giết chết.  Việc trở về Việtnam của anh ta đi ngược lại với lịnh của Man vì hắn muốn anh ta ở lại Mỹ để theo dõi ông tướng.  Khi ở Việtnam, anh ta và Bon bị bắt và bị đưa vào trại cải tạo.

Trong trại cải tạo anh ta bị bắt phải viết bản tự khai.  Anh ta viết tự khai dài hơn hai trăm trang nhưng tên chỉ huy và tên chính trị viên mà anh ta không biêt mặt, vẫn không chịu.  Đến khi sau cùng anh ta gặp mặt tên chính trị viên thì anh sửng sốt vì đây chính là tên Man (!) mà giờ mặt hắn ta bị phỏng cháy vì bom napalm. Tên Man ra lịnh tra tấn anh ta để anh ta khai thêm những gì chưa tự thú.

 Sau nhiều ngày bị tra tấn, anh ta nhận là mình có ngồi chứng kiến và không làm gì khi một cán bộ cộng nữ bị bắt với một danh sach cán bộ cộng nhét vào miệng cô ta.  Anh ngồi chứng kiến cảnh cán bộ nữ bị hãm hiếp và tra tấn.  Sau khi anh ta htú nhận việc này, Man thả anh ta và Bon ra khỏi trại.  Sau đó, anh ta và Bon rời bỏ Việt nam lần cuối cùng trên tàu vượt biển.

*  Vài lời bình phẩm của Ron Charles, chủ bút của tờ Washington Post’s World Book về quyển “The Sympathizer” như sau:

     “   Qua 350 trang sách lời kể đầy tính chất xung đột đưa ta qua một quyển tiểu thuyết về chiến tranh có gía trị cao.  Tác giả sinh ra ở Việtnam và lớn lên ở Mỹ đã gói cuốn chuyện hồi hộp đầy ‘tính chất cân não’ bao quanh câu chuyện của một kẻ lưu vong tuyệt vọng  phải đối đầu với những vấn nạn sống còn trong thời đại của chúng ta.  Một cái nhìn xâu sắc đáng ngạc nhiên và trung thật một cách đầy –tính - nguy hiểm, người kể câu chuyện đến với ta như là một lời viết tự khai bị viết đi viết lại trong căn phòng biệt giam.  Người đại uý bị tù giam này nhớ lại khi mình chạy khỏi xứ với ông tướng Việtnam rồi anh ta len lỏi nằm phục vào cộng đồng tỵ nạn ở Los Angeles.  Nơi đây, anh ta tiếp tục theo dõi những quân nhân đang hoạt động cho một kế hoạch trở về giải phóng quê hương khỏi sự kềm kẹp của cộng sản.

Đại uý tình báo cộng sản này mang một trọng trách khiến cho anh ta trở thành một điệp viên lảo luyện và bị xâu xé giữa tình cảm và công tác tình báo của mình. .. Anh ta nói là:  “ Họ – chiến sỉ phe quốc gia-  là kẻ thù của tôi nhưng họ lại cũng là chiến hữu của tôi” ... Vượt lên trên những thời điểm lịch sử này, tác giả Việt Thanh Nguyễn đã thăm dò đến tận gốc  cái cô đơn của đời con người, cái giá phải trả của tình bằng hữu và giới hạn bi thảm về cảm tình của chúng ta.”

Với sự tự tin và uyên bác, Thanh Việt  đã đối đáp  cách đầy thuyết phục thêm vào khả năng Anh ngữ ưu hạng và sự thông suốt về thời cuộc và lịch sử  của mình, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình KBTC/PBS, do người chủ chương trình có danh tiếng trong nhiều thập niên qua là Charlie Rose phụ trách dành cho những nhân vật nổi tiếng đủ sắc tộc , đủ mọi lảnh  vực, ở Hoa kỳ cũng như ở ngoại quốc, kể cả những người từng đoạt giải Nobel, NT Việt cho biết: anh tới Mỹ hồi bốn tuổi và các vị thuộc thế hệ thứ nhứt ngưừi Viết ta luôn sợ con cái của mình sẽ bị ‘mất gốc’ hay bị kể lại sai thân phận của mình...Việt cho biết anh mất ba tháng để viết đoạn mở đầu câu chuyện để tạo được ‘cái voice’, ‘tiếng nói’, cho quyển sách.  Về lịch sử VN, anh cho biết, có lẽ,  từ  1960 Hồ Chí Minh đã bị mất quyền lực và bị phe nhóm Cộng cực đoan lấn áp.  Anh cho rằng Cuba sẽ đi theo đường hướng kiểu ‘tư bản đỏ’ của VN sau khi các lảnh tụ hiện tại qua đời.  Hỏi về VN, anh cười nói: “ không thích khí hậu, môi trường ở VN.”  Anh tiếp là trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay ở VN, tuy mức sống của người dân nói chung có tăng nhưng khoản cách giàu -  nghèo trở nên vô cùng khác biệt,  quyền tư do chính trị bị nặng nề giới hạn.  Về liên hệ với China – VN, VN đang bị China gây áp lực và   (có một  khuynh hướng bên trong) đang muốn nghiên về Hoa kỳ.  Tuy VN thắng cuộc chiến nhưng ở Mỹ VN bị xem là thua trận  do phim ảnh ,do đó “Hollywood wins”  cuộc chiến dù cho đó chỉ là theo phim ảnh nhưng người xem Mỹ lại xem đó là chuyện thật.” -  Việt cười.

Về thế hệ trẻ ở VN, Việt nói là họ đang chịu ảnh hưởng của một ‘cultural industry’ mà trong đó giới trẻ chú trọng nhiều vào thời trang, hàng hiệu , đời xe mới... và muốn bắt kịp với trào lưu hưởng thụ của lờp trẻ các nước khác.  Việt cho biết mình chịu ảnh hưởng của một phim chiến tranh  đầy bạo lực và đầy uẩn khúc  ở Cambodia tên : “ Apocalypse Now”; khi xem phim này anh liên tưởng đến những tàn bạo đối với thường dân vô tội trong chiến tranh ở VN.

 Về vấn đề di dân hiện nay, Việt cho biết hoàn cảnh và nguồn gốc của sự di dân hiện tại không khác gì với di dân Việt khi xưa và nói chính quyền nên tiếp nhận người tỵ nạn .                                 

Trong niềm  hãnh diện với Tuổi trẻ Tỵ nạn VN – ttt, 2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Cộng sản số 11 đăng bài viết của tác giả Trần Duy Hương vu khống, xuyên tạc cuộc đấu tranh của chúng ta, quy kết những nhà đấu tranh cho Dân chủ
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực
Phương pháp luyện lực gTum-mo của truyền thống Tây Tạng đã được nhóm nghiên cứu ngành y khoa của đại học Harvard khảo sát tận nơi
Cảm ơn trang mạng tuyệt vời của quý vị, luôn cập nhật kịp thời mọi tình huống Phật giáo đang xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Benazir Bhutto đã thoát chết trong vụ mưu sát tối 18 tháng 10 tại Karachi của xứ Pakistan. Dư luận được biết như vậy về một đòn khủng bố tự sát
Trước sự kiện các nhà dân chủ Trung quốc, đối lập với chế độ độc đảng hiện hành ở trung Quốc do Mao dựng lên, đang khẩn trương đưa nội dung cuốn sách
Ta phải nhận thức rõ ràng là mọi người mà ta tiếp xúc đều giống như ta trên nguyên tăc căn bản:  họ muốn được hạnh phúc.
Trong Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 30/7/2007, Hội nghị V của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã viết về công tác kiểm tra, giám sát
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 đã được Tổng Thống Bush và quý vị Dân Biểu
Vâng, thật vậy, bạn hãy cùng tôi tham dự lễ An Vị Quán Thế Âm Bồ Tát nơi Lễ đài lộ thiên vào ngày 14 tháng 10 năm 2007
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.