Hôm nay,  

CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG HÀN QUỐC

20/02/201818:41:00(Xem: 4745)



  1. TỔNG QUÁT

  2. SỰ CẠNH TRANH GIỮA NGA SÔ , DO THÁI VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀN QUỐC – VAI TRÒ CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

  3. QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC

  4. NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC TỪ SAMSUNG VIỆT NAM

  5. KẾT LUẬN


TỔNG QUÁT


Trong bản báo cáo thường niên về tình hình buôn bán vũ khí trên toàn thế giới được công bố hôm 11/12/2017 tại Stockholm, Thụy Điển, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận là sau 5 năm sụt giảm, hoạt động buôn bán vũ khí đã gia tăng trở lại trong năm 2016. Danh sách các "đại gia" vũ khí vẫn không thay đổi, với Mỹ đi đầu, bán ra 57.9% lượng vũ khí trên toàn cầu, đứng thứ nhì là Anh Quốc, nhưng rất xa đằng sau với 9.6%, bám sát là Nga với 7.1% và Pháp đứng thứ tư với 5%.

 

Báo cáo năm nay của SIPRI đặc biệt ghi nhận sự vươn lên của Hàn Quốc trong vai trò nước sản xuất vũ khí quan trọng trên thế giới, chủ yếu là để tự trang bị cho quân đội của mình, nhưng đồng thời cũng đã bắt đầu xuất qua nhiều nước khác trong vùng và ngoài vùng. Giá trị xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc chỉ là 297 triệu USD vào năm 2006, tăng vọt lên mức cao nhất là 3.61 tỷ USD vào năm 2014, sụt giảm đôi chút xuống vào 2 năm 2015 và 2016, có lẽ do cạnh tranh gia tăng từ các hãng quốc phòng khác. Vào năm 2016, ngành công nghiệp vũ khí Hàn Quốc chiếm giữ đến 2.2% doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu trên thế giới. Theo SIPRI, 7 tập đoàn vũ khí Hàn Quốc hiện thuộc số 100 hãng sản xuất vũ khí hàng đầu trên thế giới. Mới cách đây vài năm, hoạt động sản xuất vũ khí tại Hàn Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa của nước này. Nhưng nay Hàn Quốc đã trở thành một nhà xuất khẩu trang thiết bị lục quân, hải quân và không quân có doanh số tăng nhanh. Năm 2017 có thể là một bước ngoặt đối với ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc khi quốc gia này nỗ lực đưa vũ khí trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình.

Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc có lợi thế hội tụ cả vũ khí, kiến thức và phần mềm đi kèm. Đây là điều mà các nước Đông Nam Á, Đông Âu và Nam Mỹ đều muốn có. Nổi bật là Tập đoàn Công Nghiệp Hàng Không Hàn Quốc (KAI) xếp hạng thứ 48. Đây là nhóm đã phát triển loại phi cơ huấn luyên siêu âm T-50 Golden Eagle với hãng Lockheed Martin của Hoa Kỳ. Hãng Korea Aerospace Industries (KAI) đang dự thầu dự án T-X của không quân Mỹ trị giá tới 16 tỷ USD. Chương trình này nhằm thay thế đội 350 chiếc máy bay phản lực huấn luyện T-38. KAI đang đấu thầu cung cấp phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle cùng với đối tác Lockheed Martin. Hai hãng đã hình thành một liên doanh cung cấp T-50A. Gói thầu này dự kiến sẽ được trao vào cuối năm nay và là một trong những hợp đồng quốc phòng lớn nhất. Chiếc T-50 hai chỗ ngồi hiện được dùng để đào tạo các phi công ở Hàn Quốc. Máy bay này đã được xuất khẩu sang Indonesia, Iraq, Thái Lan và Philippines. KAI cũng đang phấn đấu ký được một hợp đồng xuất khẩu máy bay trực thăng đa nhiệm Surion trong năm nay. Indonesia và Peru là các khách hàng tiềm năng. Với quyết tâm mở rộng kinh doanh ra toàn cầu, KAI mới đây đã bổ nhiệm Bernard Champoux, cựu tư lệnh tướng 3 sao của Tập đoàn quân số 8 của Mỹ tại Hàn Quốc, vào vị trí trưởng bộ phận phụ trách các dự án liên quan tới Mỹ. Khẩu lựu pháo tự hành 155 mm K-9 Thunder của hãng Hanwha Techwin cũng rất được ưa thích. Hanwha đang trong vòng đàm phán cuối với Ấn Độ để ký hợp đồng trị giá 623 triệu USD. Khẩu pháo này cũng được bán sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Phần Lan. Hanwha đang nỗ lực xuất K-9 sang cả Na Uy, Australia và Ai Cập.

SỰ CẠNH TRANH GIỮA NGA SÔ, DO THÁI VÀ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀN QUỐC – VAI TRÒ CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

Nga Sô: Trong mấy năm qua, theo số liệu mà Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS) vừa công bố, tổng doanh thu các sản phẩm trang thiết bị vũ khí được xem là ‘bí mật’ mà Nga đã xuất khẩu năm 2015 đạt 9.4 tỷ USD. Những nước chi tiền mạnh tay nhất vào vũ khí Nga là Iraq với 1.52 tỷ USD, Ấn Độ với 1.18 tỷ USD và Algeria với 906 triệu USD. Trong số những khách hàng truyền thống của Nga, Việt Nam trong năm ngoái đã tăng gấp đôi nhập khẩu hàng từ Nga với 568 triệu USD. Các chuyên gia thế giới cho rằng tranh chấp ở Biển Đông đã biến Việt Nam trở thành một trong những nước nhập khẩu vũ khí táo bạo nhất khi Hà Nội trong thời gian qua đã chi mạnh tay hơn cả các láng giềng giàu có như Hàn Quốc hay Singapore trong việc mua sắm vũ khí. Thống kê gần đây của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy Việt Nam đứng hàng thứ 8 trên thế giới về nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2011-2015, trong khi 5 năm trước đó chỉ đứng hàng thứ 43. Việt Nam trong những năm qua đã mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, 36 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2, 4 tàu hộ vệ tên lửa loại Gepard 3.9, 64 xe tăng chủ lực Т-90S/SK và nhiều loại vũ khí khác. Hãng tin Kommersant ngày 28/3/2017 đưa tin cho rằng, lực lượng Không quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua một phi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-35S. Kommersant dẫn nguồn tin trong Ủy ban Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Nga cho biết, Indonesia, Việt Nam và Pakistan đều bày tỏ sự quan tâm tới những chiếc máy bay thế hệ 4++ của Nga để nâng cấp, thay thế những chiếc máy bay đã cũ. Tổng Giám đốc Hiệp hội Hàng không Quốc gia Nga (UAC) Mikhail Pogosyan dự đoán công ty sản xuất máy bay Sukhoi sẽ nhận được đơn hàng cung cấp khoảng 200 máy bay loại này, chia đều với tỷ lệ 50:50 cho trong nước và xuất khẩu. Giá cả của SU-35 như sau:


Giá nội địa: 40-65 triệu USD

Giá xuất khẩu: 80- 85 triệu USD
116+ triệu USD đầy đủ trang bị (xuất khẩu cho Trung Quốc năm 2016)


Nguồn tin của đài VOA ngày 16/4/2016 tiết lộ, hợp đồng vũ khí có thể có giữa Nga và Việt Nam ước tính trị giá khoảng 1 tỷ USD và có thể bao gồm việc chuyển nhượng tới 12 máy bay thế hệ 4++. Điều cần để ý là các khí cụ mà Nga bán cho nước ngoài, với trình độ kỷ thuật tương đương mà giá chỉ bằng 2/3 giá cả từ Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vũ khí Nga có chỗ đứng vững chắc do có giá hợp lý, đồng bộ, dễ khai thác sử dụng, tận dụng được hệ thống cơ sở vật chất sẵn có, nhất là phù hợp với con người và nghệ thuật chiến tranh của Việt Nam, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.

 

DO THÁI NHẬT BẢN

 

Trong mấy năm gần đây, các quốc gia Đông Nam Á có khuynh hướng muốn cân bằng số lượng vũ khí mua của Nga với vũ khí từ Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Do Thái một khi vấn đề giá cả và liên doanh sản xuất được thỏa thuận. Điều cần để ý là 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Do Thái đều dựa vào sự che chở của chiếc dù nguyên tử của Hoa Kỳ. Công nghiệp quốc phòng của 3 nước này tăng trưởng lớn nhờ vào các chuyển giao công nghệ của Mỹ và các hợp đồng sản xuất gắn với việc mua vũ khí Mỹ. Điều các cường quốc này cần lưu ý là Đông Nam Á hiện nay không còn là các các quốc gia nhược tiểu trong thập niên 60, phải cắn răng nhận hàng viện trợ cũ mèm thời Đệ Nhị Thế Chiến từ Hoa Kỳ. Sự hợp tác phải được đặt trên nhu cầu và quyền lợi hỗ tương lâu dài của mọi bên.

Do Thái: Do Thái là một nước nhỏ với một kỹ nghệ quốc phòng rất tân tiến và có quan hệ chặc chẻ với Hoa Kỳ. Vì là một nước với diện tích giới hạn, Do Thái sẵn sàng cung cấp công nghệ tiên tiến với các đồng minh nòng cốt, liên doanh sản xuất. Trong biên chế Quân đội Việt Nam đã có khá nhiều vũ khí mang thương hiệu IMI Systems, có thể kể vài ví dụ tiêu biểu như súng trường tấn công TAR 21, súng máy hạng nhẹ Negev, hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng đạn pháo phản lực dẫn đường EXTRA, ACCULAR ... Đặc biệt hơn, nhà máy Z111 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng còn đang vận hành một dây chuyền chế tạo súng trường tấn công Galil ACE theo giấy phép của Do Thái. Tháng 2/2014, hãng thông tấn Nga Intefax tiết lộ thông tin, Việt Nam sẽ thay thế các súng trường AK-47 thuộc dòng Kalashnikov của Nga bằng súng Galil ACE của Israel. Hãng chế tạo vũ khí “Israel Weapon Industries” (IWI) của Israel đã khởi động tại Việt Nam một nhà máy sản xuất súng trường tấn công Galil mô hình ACE 31 (nhỏ gọn) và ACE 32, sản phẩm trong tương lai sẽ được trang bị thay thế các súng trường Kalashnikov. Trước đó, trang mạng Globes của Israel cũng thông báo rằng, công ty IWI đã thắng thầu hợp đồng trị giá 100 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất súng trường ở Việt Nam, cùng với các hạng mục phụ, hợp đồng này có trị giá trên 170 triệu USD. Giai đoạn sắp tới, nhu cầu của Việt Nam đối với vũ khí tiên tiến của Do Thái vẫn là rất lớn. Theo định hướng được Chủ tịch nước Trần Đại Quang đưa ra trong buổi làm việc vào tháng 2/2017 với ông Yitzhak Aharonovitch - Chủ tịch Tập đoàn IMI Systems của Do Thái, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, bộ Quốc phòng Việt Nam và tập đoàn IMI Systems sẽ thành lập một liên doanh sản xuất vũ khí công nghệ cao, thay vì chỉ chế tạo loại cơ bản như hiện tại.

blank

Ngoài ra, Do Thái đang lộ diện nổi lên là quốc gia có các hoạt động hợp tác quân sự - kỹ thuật rất “sôi nổi” với Việt Nam. Phía Việt Nam đã nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER lần thứ hai từ phía đối tác Do Thái. Các tổ hợp tên lửa đất-đối-không SPYDER đầu tiên đã được phía Do Thái chuyển giao vào cuối tháng 7 năm 2016, nhưng đó không phải là lần nhận hàng đầu tiên các trang bị vũ khí từ Do Thái giao cho Việt Nam. Nguồn tin này cho biết, một phiên bản của hệ thống như vậy đã hoạt động ở Việt Nam – nơi CIDS đã được triển khai như một phần của hệ thống “Sát thủ” mặt đất của đất nước hình chữ S. Theo báo cáo của SIPRI, Hải quân Việt Nam đã sử dụng hệ thống phòng thủ bờ biển do công ty Elta Systems của IAI cung cấp, hệ thống UAV trinh sát/giám sát mini Orbiter 2 của Aeronautic và các rocket Extra của IMI. EXTRA, gồm 4 quả trong mổi Container, có tầm xa 150 km và độ chính xác 10 m, được gắn trên các ống phóng từ 2 đến 16 ống hay gắn trên các xe lưu động. Loại EXTRA rất thuận tiện để trang bị trên các đảo nhỏ tại Trường Sa. Như vậy, hệ thống EXTRA của Do Thái có thể phối hợp với các hệ thống 4K51 Rubezh, Bal-E, Bastion-P và REDUT của Nga, tạo thành một mạng lưới phòng thủ bờ biển ở các cấp độ khác nhau. Việt Nam là nước thứ hai sau Nga Sô được trang bị hệ thống tối tân BAL-E. Hệ thống này có thể kiểm soát các hải lộ, bảo vệ các căn cứ bờ cũng như tấn công các chiến hạm đổ bộ của địch. Theo Defense-Upadate, hiện nay nhà sản xuất IMI Systems đang giới thiệu một giải pháp phòng thủ biển đảo mới, được thiết kế để bảo vệ các khu vực hàng hải và bờ biển chiến lược trên đất liền và ngoài biển khơi tương t như hệ thống DF-21D của Trung Quốc và Khalij Fars (Fateh 110) của Iran. Được gọi với cái tên Hệ thống phòng thủ Biển đảo (CIDS), hệ thống vũ khí mới này tạo ra uy lực với các công cụ thực thi chủ quyền quốc gia trên các khu vực bờ biển, các đảo và quần đảo, bảo vệ quyền lợi trong khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) quốc gia với khoảng cách 200 hải lý từ bờ biển. Về độ chính xác, CIDS có thể tấn công các mục tiêu trên biển từ khoảng cách xa, trong khi chúng vẫn còn cách những con tàu ngoài biển hàng giờ di chuyển tính từ bờ biển. Các Radar và UAV trinh sát của hệ thống cung cấp khả năng cảnh báo sớm, định vị trí, tốc độ và các dữ liệu cần thiết để nhận dạng và khóa mục tiêu trước khi tung ra đòn tấn công chính xác từ cự ly xa. Hệ thống dẫn đường GPS của CIDS giúp rocket có thể tấn công với độ chính xác rất cao, sai số trong bán kính dưới 10 m. Hơn nữa, đặc điểm quĩ đạo bay của các tên lửa đạn đạo mới sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đánh chặn đối với các hệ thống phòng thủ hải quân thông thường.

 

 

blank

 

Hệ thống phòng thủ biển đảo mới của Việt Nam – IMI EXTRA system của Do Thái

Theo tổ chức thông tin Flight Global cho hay hôm Thứ Năm, Việt Nam đang cân nhắc việc mua một số hệ thống hỏa tiễn tấn công không đối đất tầm xa của Do Thái cho lực lượng không quân. Đây là loại hỏa tiễn tấn công có tên là Delilah, tầm xa 250 km, có thể gắn trên trực thăng hoặc phi cơ chiến đấu, rất tối tân do công ty kỹ nghệ quốc phòng quốc doanh của Israel (IMI) phát triển. Chủ tịch IMI là ông Yitzhak Aharonovitch thảo luận chuyện này khi gặp Chủ Tịch Nước VN Trần Đại Quang. Khác hẵn với hõa tiển hành trình, chỉ khóa được mục tiêu trước khi bắn, loại Delilah có thể đến gần rồi mới lựa chọn và khóa mục tiêu. Theo tạp chí Aviation Intel, cũng trong buổi gặp Chủ Tịch Nước VN Trần Đại Quang của Chủ tịch IMI là ông Yitzhak Aharonovitch, Việt Nam có thể mua loại F-16 tân trang của Hoa Kỳ có trang bị hỏa tiễn tấn công loại này.

Xuất cảng vũ khí của Nhật Bản: Trong bối cảnh lịch sử, Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ. Trong công nghiệp quốc phòng, Nhật Bản có thừa sức chế tạo vũ khí không thua kém gì so với Hoa Kỳ; tuy nhiên trên phương diện giá cả thì cũng đắc đỏ như Hoa Kỳ. Các nhà môi giới trang thiết bị quân sự Mỹ cho biết, Nhật Bản rất bất ngờ khi phát hiện ra đối thủ cạnh tranh của họ là Malaysia, Singapore, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp quốc phòng của các nước trên đều có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, trong khi giá cả lại ở mức vừa phải. "Với một quốc gia đến từ thế giới thứ ba, chỉ cần vừa đủ tốt là được", một nhà môi giới lâu năm cho biết. "Những khách hàng như vậy, giá rẻ quan trọng hơn chất lượng, trong khi hàng Nhật Bản lại không rẻ chút nào". Khi được hỏi về việc liệu Nhật Bản có xuất khẩu trang thiết bị quân sự ngay cả khi không có lãi hay không, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Akira Sato cho biết trên từng trường hợp thì khả năng này có thể xảy ra. "Chúng tôi phải tính đến việc có thể cống hiến được bao nhiêu cho hòa bình thế giới, bởi vậy đây không chỉ là vấn đề giá cả", ông này nói.

Xuất cảng vũ khí của Hoa Kỳ: Danh sách các "đại gia" vũ khí vẫn không thay đổi, với Mỹ đi đầu, chiếm gần 33% kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới. Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây cho biết, Trung Đông là một điểm đến hàng đầu về vũ khí với Suadi Arabia là nước mua vũ khí của Hoa Kỳ nhiều nhất từ 2011-2015, theo sát là các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Các quốc gia, vùng lãnh thổ còn lại trong top 10 nước mua nhiều vũ khí Mỹ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Iraq và Ai Cập. Điều cần để ý là kỷ nghệ quốc phòng của Nhật Bản, Hàn Quốc,Do Thái và Singapore đều nhận được chuyển giao kỹ thuật từ Hoa Kỳ.


Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam tháng 11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu: "Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ mua các trang bị thiết bị từ Mỹ. Nước Mỹ là nơi làm ra những trang bị tốt nhất, chúng tôi làm ra những thiết bị quân sự tốt nhất, từ các loại máy bay cho đến bất kể thứ gì mà bạn có thể nêu tên. Những tên lửa do chúng tôi sản xuất nằm trong danh mục mà không phải ai cũng có thể tiếp cận được...", trích đoạn nội dung được đăng tải trên website của Nhà Trắng. Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, nhiều chuyên gia đã bình luận, đánh giá về các loại vũ khí, trang bị Mỹ mà Việt Nam sẽ mua sắm đầu tiên. Trong đó nổi lên quan điểm đáng chú ý đó là Việt Nam sẽ mua máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, phiên bản chống ngầm SC-130J của loại máy bay vận tải hạng trung C-130J Hercules, chiến đấu cơ F-16 E/F với hỏa tiển tấn công Delilah của Do Thái.


Hai vấn đề mà Việt Nam chắc chắn đã cân nhắc là mua sắm phải phù hợp với tiềm lực kinh tế. Nhu cầu hiện đại hóa quân đội rất lớn, nhưng ngân sách có hạn nên Việt Nam phải "liệu cơm gắp mắm" sao cho hài hòa, thích hợp với từng giai đoạn. Ngoài ra, làm sao để tích hợp thông tin chỉ huy tác chiến giữa 2 hệ thống vũ khí khác nhau từ Nga Sô & Hoa Kỳ là điều không dễ dàng. Với Indonesia hay Malaysia khi sử dụng cùng lúc 2 hệ vũ khí đã gây không ít khó khăn trong việc phối hợp chúng với nhau.


Xuất cảng vũ khí của Liên Âu: Các nước Âu Châu đều có trình độ kỹ thuật cao trong việc chế tạo và xuất cảng vũ khí; tuy nhiên giá cả cũng ngang với Hoa Kỳ - Nhật Bản và Liên Âu cũng không có ảnh hưởng nhiều với các nước Đông Nam Á.

Xuất cảng vũ khí của Trung Quốc: Các nhà xuất khẩu vũ khí lớn sau Hoa Kỳ bao gồm Nga, Trung Quốc, Pháp, và Đức. Rất nhiều người nhìn công nghệ quốc phòng Trung Quốc như là sự sao chép kỹ thuật của Nga Sô và Hoa Kỳ. Thực tế thì Trung Qu ốc đã tiến bộ rất nhiều. "Bạn đang nhìn thấy ngày càng nhiều thiết bị Trung Quốc tại các triển lãm vũ khí, họ đang cố gắng cạnh tranh với Hoa Kỳ", một nhà phân tích nói. Trung Quốc đã tăng cổ phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu lên hơn 60% so với giai đoạn 2006-2010, theo SIPRI. Một lĩnh vực mà Trung Quốc đã hoạt động rất mạnh là công nghệ không người lái. Những báo cáo của Bắc Kinh cho thấy, họ đã xuất khẩu loại vũ khí này cho Nigeria, Iraq và Pakistan. Trung Quốc cũng đã xuất cảng phi cơ, chiến hạm, hõa tiển cho Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh và ngay cả các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Myamar, Thái Lan dù rằng phẩm chất không lấy gì làm khích lệ lắm.

QUAN HỆ VIỆT NAM-HÀN QUỐC

Trải qua 9 vòng đàm phán chính thức từ năm 2012-2014, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. Là FTA thế hệ sau của FTA Hàn - ASEAN, do đó FTA này đã tạo nên môi trường đầu tư thương mại rộng khắp. Tính chung 8 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 269 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai, sau Trung Quốc, chiếm 14.7% với khoảng 40 tỷ USD. Về đối tác đầu tư, trong 9 tháng đầu 2017, có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 6.31 tỷ USD, chiếm 24.7% tổng vốn đầu tư. Quy mô đầu tư cho đến nay đạt tổng số 54 tỷ USD, Hàn Quốc cũng là quốc gia đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam sau đó là Nhật Bản và Singapore.

blank

Thị trường giao thương lớn nhất của Việt Nam


Trong lãnh vực quốc phòng, cần để ý đến những tin:


  • Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS) là Công ty liên doanh giữa tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập và đi vào hoạt động năm 1999, đóng tại Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

  • Ngày 21/9/2017, công ty Hanwha Techwin (Hàn Quốc) tổ chức lễ khởi công nhà máy Hanwha Aero Engines tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Đây là dự án đầu tư đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến ngành công nghiệp động cơ hàng không. Hanwha Techwin là phân bộ quốc phòng của Hanwha là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc với doanh thu 35 tỷ USD (2013). Nhà máy sẽ sản xuất các cấu kiện, linh kiện động cơ cho một số hãng hàng không hàng đầu thế giới, như: General Electric (GE), Pratt & Whitney (PW) và Rolls-Royce. Trước đó ngày 7/7/2017, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhà máy của Hàn Quốc với tổng mức đầu tư 200 triệu USD (giải ngân trong ba năm) và có kế hoạch mở rộng lên 260 triệu USD trên tổng diện tích 96,789 m². Dự kiến đến cuối tháng 4/2018, nhà máy thứ nhất sẽ hoạt động, hai nhà máy còn lại được hoàn thành vào năm 2022.

  • Hải quân Hàn Quốc đang sử dụng khu trục hạm thuộc lớp Chungmugong Yi Sun-sin để huấn luyện các học viên của Việt Nam gửi sang. Chiến hạm lớp Chungmugong Yi Sun-sin còn được gọi bằng cái tên KDX-II, phân loại DDH trọng tải 5,520 tấn là lớp khu trục hạm mạnh thứ hai của Hải quân Hàn Quốc, chỉ đứng sau khu trục hạm Aegis lớp KDX-III trọng tải 11,000 tấn. Hiện tại Hải quân Hàn Quốc có trong biên chế tất cả 6 khu trục hạm lớp KDX-II, chiếc đầu tiên hoạt động từ năm 2003 trong khi tàu cuối cùng vào biên chế trong năm 2008. Việc Hàn Quốc đào tạo học viên thủy thủ cho Việt Nam trên lớp chiến hạm tối tân này theo đánh giá là một sự khởi đầu cho chương trình hợp tác thiết thực vì lợi ích của cả đôi bên, thậm chí không loại trừ viễn cảnh Việt Nam sẽ đặt mua tàu chiến loại này kế  tiếp loại Gepard do Nga Sô chế tạo.


Image result for kdx-iia


  • Việt Nam cũng có 2 nhà máy đóng tàu có khả năng đóng tàu quân sự đến 5,000 tấn. Năm 2013, Công ty TNHH MTV Sông Thu chuyển đổi thành Tổng Công ty Sông Thu là một trong những đơn vị đóng tàu hàng đầu của Việt Nam, có trụ sở chính tại thành phố Đà Nẵng (miền Trung Việt Nam). Đây là đơn vị đã đóng mới thành công nhiều tàu tuần tra biển, tàu kéo biển đa năng, tàu chuyên dụng, tàu thế hệ mới công suất lớn có chất lượng cao và công nghệ hiện đại như: tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu hiện đại nhất Đông Nam Á, tàu khảo sát đo đạc biển HSV 6613 cho Quân chủng Hải quân, tàu cảnh sát biển đa năng lớp DN 2000, trọng tải 2,400 tấn, cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam ... Tin mới nhất cho biết xí nghiệp Sông Thu sẽ triển khai đóng mới ít nhất 2 tàu cảnh sát biển đa năng theo thiết kế DN-4000. Đây có thể sẽ là một trong những gam tàu tuần tra đa năng hiện đại và lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam theo thiết kế và chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen (Hà Lan). Dự kiến năm 2019 các tàu này sẽ được hoàn thành, bàn giao cho cho các đơn vị thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.

  • Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Đóng tàu Ba Son mới với tổng mức đầu tư khoảng 20,000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đóng tàu chiến hiện đại cho Hải quân Việt Nam. Chỉ trong 2 năm nữa, khu đất rộng 95 ha (gấp 3 lần diện tích hiện tại ở Ba Son-Sài Gòn) tại Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ lột xác thành một nhà máy đóng tàu hiện đại. Nhà máy mới được trang bị công nghệ tiên tiến tương đương với các nước trong khu vực và thế giới, bảo đảm đủ năng lực đóng mới tàu chiến hiện đại có lượng giãn nước từ 500 đến 2,000 tấn; sửa chữa tàu quân sự đến 5,000 tấn; đóng mới tàu vận tải đến 70,000 DWT, sửa chữa tàu vận tải, phương tiện nổi đến 150,000 DWT... Dự kiến đến cuối năm 2017, dự án sẽ hoàn thành xong các nhà xưởng, đầu năm 2018 đưa vào sản xuất và đến giữa năm 2019 hoàn thành toàn bộ và Ba Son sẽ là nhà máy đóng tàu lớn nhất Việt Nam. Có thể cặp tàu Gepard thứ 4 (chiếc số 7 và 8) sẽ được đóng tại Ba Son.


NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC TỪ SAMSUNG VIỆT NAM


Dù rằng công nghệ Điện tử - Điện thoại thông minh có những nét đặc thù khác với công nghệ đóng tàu nhưng sự thành công thần kỳ của Samsung khi quyết định đầu tư vào Bắc Ninh-Thái Nguyên có thể là kinh điển cho các tổ hợp khác của Hàn Quốc trong vấn đề đầu tư vào Việt Nam. Lương và khả năng nhân công vẫn là 2 yếu tố chính. Thành phố Cam Ranh và cảng Quốc tế Cam Ranh vẫn chưa được phát triển đúng tiềm năng. Các “đại gia” trong ngành công nghiệp nặng của Hàn Quốc như Hundai Motor Company, SK Group, Samsung, LG có thừa khả năng để đầu tư vào công nghiệp nặng Việt Nam. Như đã nói ở trên, điều cần để ý là loại Gerpard giá chỉ có 375 triệu USD trong khi loại KDX-II giá từ 500-700 triệu USD. Giá khu trục hạm lớp Akizuki (19DD) trọng tải 5,000 tấn của Nhật là 893 triệu USD (trị giá 2009). Nếu được đóng tại Việt Nam với sự đồng ý của Hoa Kỳ thì giá thành có thể giảm từ 100-200 triệu USD với dự trù giá nhân công trong kỹ nghệ nặng tại Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với nhân công Hàn Quốc.


KẾT LUẬN

Với sự yểm trợ của Hoa Kỳ, quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, Do Thái, Hàn Quốc đã đi đến giai đoạn chín muồi. Tầm nhìn về một “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, mở cửa” nhấn mạnh vai trò liên minh quan trọng với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và các quốc gia Đông Nam Á trong một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đã được chính thức xác nhận. Điều này có thể giúp cho Việt Nam có một chổ đứng quan trọng trong các nước Đông Nam Á.

THAM KHẢO


  1. Bài viết “Nga công bố vũ khí 'bí mật' mà Việt Nam đang nhắm tới” trên đài VOA ngày 30/3/2016.

  2. Bài viết “Công nghiệp quốc phòng Nhật - người khổng lồ thức dậy” trên mạng VNE ngày 31/8/2015.

  3. Bài viết “Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc” trên mạng VOV.VN ngày 13/7/2017.

  4. Bài viết “Vũ khí châu Á: Hàn Quốc nổi bật là bên bán, Việt Nam là bên mua” trên mạng RFI ngày 11/12/2017.

  5. Bài viết “Cuộc sống trong nhà máy Samsung Bắc Ninh: Công nhân đông bằng ...waterinasuites.info/cuoc-song-trong-nha-may-samsung-bac-ninh-c... ngày 3/12/2017.

  6. Bài viết “Samsung Việt Nam lý giải: Tại sao nhất thiết phải đầu tư mạnh vào Bắc Ninh mà không phải các tỉnh khác?” trên mạng Cafef.VN ngày 7/3/2017.

  7. Sukhoi Su-35 - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

  8. Bài viết “Việt Nam sẽ mua các chiến đấu cơ Su-35 trị giá 1 tỷ đôla của Nga?” trên đài VOA ngày 16/4/2016.

  9. Bài viết “Nước nào mua vũ khí Mỹ nhiều nhất?” trên mạng ANT Đ ngày 26/5/2016.


Hồ sơ: ITN-022018-QT-Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc.doc


Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 20 tháng 2 năm 2018




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.