Hôm nay,  

Chiều Xuân văn học nghệ thuật nối kết 3 thế hệ di dân

16/02/201809:36:00(Xem: 6565)
Chiều Xuân văn học nghệ thuật nối kết 3 thế hệ di dân
 
Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

Khi nắng xuân bắt đầu rải những mảng lụa vàng nõn xuống vùng Biển Dài Long Beach vào ngày Chủ Nhật Feb 11, 2018, đó cũng là lúc những người con Việt tụ tập lại đây, để tổ chức một chiều văn hoá gây nhiều ấn tượng. Đây là lần thứ hai nhóm văn học nghệ thuật “Nhân Ảnh Tân Văn và Tiếng Thời Gian” hợp tác cùng ban giảng huấn của đại học California State University Long Beach tổ chức một buổi chiều đại học thật long trọng và đầy ý nghĩa.

Buổi chiều này, quay quanh chủ đề tiếng Việt, chính là ngôn ngữ nối kết văn hoá và nghệ thuật qua nhiều thế hệ. Sự hiện diện của nhiều Giáo Sư, Tiến Sĩ, Học Giả, đến từ Nhật và các tiểu bang, đại học khác của Hoa Kỳ cùng ban giảng huấn của Cal State Long Beach đã làm phong phú sự đa dạng của chương trình. Giáo sư Quyên Di, người giảng dạy tại đại học này đã đứng ra điều hợp chương trình cùng một số các em sinh viên Việt Nam phụ giúp. Đại học Cal State Long Beach có rất đông các em sinh viên VN theo học. Các diễn giả được mời thuộc các thế hệ và tuổi tác khác nhau cùng lên phát biểu cảm tưởng và trình bày các đề tài liên quan đến tiếng Việt, văn học, lịch sử, ca dao cũng như thơ ca Việt Nam.

 

Các diễn giả tiêu biểu cho thế hệ di dân thứ nhất có các Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Đào Đức Nhuận, TS Trần Huy Bích, Nhà văn Nguyễn Quang, Nhạc sĩ Võ Tá Hân. Thế hệ 1 rưỡi và hai có, GS-TS Nguyễn Lâm Kim Oanh, (Senior Advisor, WHIAAPI (White House Initiative on Asian Americans and Pacific Islanders). GS-TS Barbara Kim(Interim Chair, Dept of Asian & Asian American Studies, CSULB), GS-TS Natalie Tran, (Chair, Dept. of Secondary Education & Director of NRCAL, CSUF), GS-TS Anne Võ, (USC), TS. Kim Trần, (UCLA), TS  Huệ-Tâm Jamme, (USC). Đặc biệt là sự có mặt của GS-TS Hiroki Tahara (APU University, Japan), đến từ Nhật. Ông nói và viết thông thạo tiếng Việt và dạy tiếng Việt tại Nhật.

 
blank

Pic 1 Giáo sư Quyên Di

 
blank

Pic 2 Ban tổ chức NATV, từ trái qua phải: T M Chi, V Hải, T Thanh, H Tước, L A Tuấn, L T Vinh

 
blank

Pic 3 Các hoạ sĩ, từ trái qua phải: LTVinh, HVinh, TĐUyên, ALan, ĐNSinh, TVy, LATuấn

 
blank

Pic 4 TS Barbara Kim

 
blank

Pic 5 TS Nguyễn Lâm Kim Oanh

 
blank

Pic 6 TS Hiroki Tahara

 

Nhìn thành phần diễn giả hùng hậu, tôi thắc mắc hỏi GS Quyên Di, có phải buổi chiều nay chỉ tổ chức riêng cho đại học Cal State hay cho toàn công đồng VN? Ông trả lời rằng “Không phải là ngày văn hoá riêng cho Cal State Long Beach. Cá nhân tôi là nhân viên giảng huấn ở đây và có chân trong nhóm NATN&TTG. Chúng tôi cùng nhau tổ chức đặt dưới phân khoa nghiên cứu về người Á Châu và người Mỹ gốc Á. Theo truyền thống, đây là lần thứ hai, lại đang thử nghiệm nên chưa dám mở rộng cho cộng đồng VN bên ngoài. Thành phần là các vị học giả, cựu giáo sư, nhà thơ, hoạ, nhạc, ca sĩ và một số trí thức rất trẻ người Việt mà họ giờ là giảng sư đại học USC, UCLA v..v.. Ba thế hệ có mặt ở đây hôm nay, thế hệ thứ nhất, một rưỡi, hai và thứ ba sẽ có trong tương lai gần. Điển hình của một rưỡi là Nguyễn Lâm Kiều Oanh. Cô là 1 nhân viên cao cấp của chính phủ liên bang thuộc Toà Bạch Ốc. Chủ đề lần này là “Liên kết các thế hệ bằng ngôn ngữ và văn hoá.”

Nhà văn Việt Hải, sáng lập viên của NATV cho biết thêm, “Cách đây 2 năm tôi có nói với GS Quyên Di, cùng NATV&TTG tổ chức một buổi văn học nghệ thuật để các đại học có cơ hội lại gần với nhau. Lần này là thứ hai. NATV&TTG tuy 2 mà 1, chúng tôi hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động văn học, âm nhạc. Trần Mạnh Chi là hội trưởng NATV và TTG có Hồng Tước là hội trưởng.

Cô MC Thụy Vy, là người điều hợp chương trình của nhóm NATV&TTG đã duyên dáng mời các diễn giả lên phát biểu. Hội trưởng nhóm NATV đã lên cảm tạ sự liên kết quý báu giữa nhóm và ban tổ chức của đại học Cal Sate LB. GS Quyên Di đã mời GS -TS Barbara lên diễn đàn để đọc diễn văn chào mừng và nói lên mục đích của buổi hội ngộ. Sau đó là GS-TS Nguyễn Lâm Kim Oanh, cố vấn tối cao của Toà Bạch Ốc về chương trình Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương, (đến từ Washington DC) lên ngỏ lời cùng quan khách. Bài nói chuyện của bà về các thế hệ di dân gây nhiều ấn tượng đến quan khách. Bà cũng không quên giới thiệu cô Thủy Vân GS dạy Toán, là phụ tá của bà lên đọc thơ song ngữ bài “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn. GS-TS Natalie Tran đã chứng minh sự nối kết thế hệ bằng bé gái con bà trong câu chuyện bé học tiếng Việt. Các Giáo sư thế hệ thứ nhất như GS-TS Trần Huy Bích đã giới thiệu tác phẩm “Tản mạn về Ca Dao Lịch sử mà GS Đào Đức Nhuận là tác giả(có mặt ở hội trường). Trong khi GS Quyên Di giới thiệu tác phẩm “Thần Giao Cách Cảm” của nhà văn Nguyễn Quang(có mặt tại hội trường). GS-TS Hiroki Tahara thì kể mối liên hệ giữa tiếng Việt với những thành viên các thế hệ trong gia đình ông. Bài nói chuyện có nhắc tới tiếng Việt thời VN Cộng Hoà rất dí dỏm và ý nhị của ông đã làm quan khách bật cười khanh khách.

Phần triển lãm tranh của các hoạ sĩ thuộc ba thế hệ từ đàn anh đến hiện tại đã bộc lộ được sự khác biệt qua nét cọ của họ về những tư duy, cảm xúc cũng như kỹ thuật tạo hình. Các hoạ sĩ tham dự có, Hoàng Vinh, Đặng Ngọc Sinh, Trương Đình Uyên, Ái Lan, Lưu Anh Tuấn, Lê Thúy Vinh.

 
blank

Pic 7 TS Natalie Tran

 
blank

Pic 8 Tranh TĐUyên và ÁLan

 
blank

Pic 9 Tranh Hoàng Vinh

 
blank

Pic 10 Tranh LTVinh

 
blank

Pic 11 Tranh LATuấn

 
blank

Pic 12 Tứ ca Hương Xưa

 
blank

Pic 13 Cử toạ

 

 

Hoạ sĩ Lưu Anh Tuấn tỏ ra rất vui và hân hạnh khi được có tranh triển lãm cùng các hoạ sĩ bậc thầy như HS Hoàng Vinh, Đặng Ngọc Sinh và HS đàn anh như Trương Đình Uyên và Ái Lan. Đối với anh, nó rất có ý nghĩa vì theo đúng tinh thần sum họp của nhiều thế hệ như GS Quyên Di đã chủ trương. Hội hoạ là sở thích và niềm vui của anh sau những giờ phút mệt nhọc mưu sinh, anh mong ước mình có nhiều thì giờ hơn cho sở thích tinh thần này. HS Trương Đình Uyên cũng hoan hỉ khi nhìn thấy buổi họp mặt hôm nay có nhiều thành phần giáo sư, thân hào nhân sĩ cũng như nhạc sĩ, ca sĩ, đồng tham gia. Ông ngợi khen sự kết hợp văn hoá này dưới nhiều hình thức khác nhau tại trường đại học là nơi đã và đang đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên VN.

Phần văn nghệ phụ diễn được ban văn nghệ “Tiếng Thời Gian” phụ trách, đã minh hoạ được những mảng văn hóa dân gian VN tiêu biểu, như ngâm thơ, đọc thơ, tân nhạc, cổ nhạc…v..v… Các Nhạc sĩ Võ Tá Hân, Ca sĩ Trọng Nghĩa, Trần Mạnh Chi, Hồng Tước và tứ ca “Hương Xưa”, Thanh Thanh, Hồ Quốc Công và Ngọc Quỳnh đã đem hết tài năng ra trình diễn khiến buổi VHNT tràn đầy sinh động và xúc tích.

Tiến sĩ Hiroki Tahara giám đốc khoa ngôn ngữ học tại đại học APU Nhật, đã từng là tùy viên toà đại sứ Nhật ở Hà Nội, vui vẻ trả lời câu hỏi của tôi như sau:

- Anh là người rất đặc biệt hôm nay, cơ duyên nào đưa anh tham dự buổi này, anh học tiếng Việt bao lâu mà nói lưu loát thế?

- Chị nói đặc biệt, đặc biệt thì không đặc biệt đâu, nhưng có cái đặc biệt là em không phải là người Việt, mà là người Nhật 100% biết nói tiếng Việt. Em đến Hoa Kỳ để biết văn hoá VN ở vùng Cali được phát triển và gìn giữ như thế nào. Em cũng muốn trao đổi với cộng đồng VN ở đây bằng tiếng Việt. Em học tiếng Việt được 27 năm tức 1/4 thế kỷ.

- Anh có thấy tiếng Việt khó không, nhất là cách phát âm? Anh có viết văn hay luận văn bằng tiếng Việt không?

-  Khó chứ, nhất là cách dùng từ, thứ hai là tiếng địa phương. Em học tiếng Việt ở Sài Gòn, sau khi ra trường đi làm tại toà đại sứ Nhật ở Hà Nội, ở Hà Nội họ nói giọng khác, Em đi chơi ở miền Trung, thấy họ nói giọng khác. Viết văn thì em dở, nhưng năm ngoái em đã xuất bản 1 cuốn từ điển Việt-Nhật và 3 cuốn sách về ngữ pháp tiếng Việt cho người Nhật.

- Văn hoá và tôn giáo VN ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và đạo Phật. Nhật cũng vậy, anh có thấy nền văn hoá Nhật gần gũi với văn hoá VN không?

- Theo em thì có chỗ giống và có chỗ khác, Văn hoá VN hỗn hợp bao gồm phương Đông(Châu Á-Trung Hoa) và phương Tây(Châu Âu-Pháp) . Còn Nhật thì ít ảnh hưởng của phương Tây hơn. Ngay cả văn hoá ẩm thực của VN cũng vậy như món thịt bò Ragu ăn với bánh mì. Ngoài ra đàn ông VN rất ga lăng(ảnh hưởng Pháp) còn ở Nhật là nước của Võ Sĩ Đạo nên đàn ông được ưu tiên hơn. Qua VN thì “Lady First”. Mấy ông chồng VN luôn sợ vợ, trong khi ở Nhật thì ngược lại, do đó ngưòi VN có câu ví von “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật.”

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây không lâu tôi có viết một bài đăng trên báo Việt ngữ tựa đề “cần tìm hiểu thêm về đạo Hồi-Giáo” do bởi có đa số người Việt đã quá hiểu lầm về Hồi giáo
Lịch sử mấy nghìn năm dân Việt chống Bắc thuộc, đánh giặc Tàu, ngăn chận ý đồ bành trướng của Đại Hán kể như chấm dứt vào cái ngày định mệnh và ô nhục
Trong khi binh sĩ thuộc Đại Đội Charger đang diễn tập cho một công tác khác tại căn cứ của họ gần Iskanditiyah, phía nam Thủ Đô Baghdad
Gần 800 năm trước đây, khi đất nước Việt Nam bị quân Nguyên Mông xâm lược, vua tôi nhà Trần đã có hội nghị Diên Hồng lịch sử để nói lên quyết định đồng tâm nhất
Tôi là một trong những người đã tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 trước Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối chính quyền Trung Quốc
Giờ phút này đây, tại quê nhà yêu quý, đồng bào quốc nội đang sục sôi biểu tình trước tòa đại sứ và tòa lãnh sự Trung Quốc ở hai đầu tổ quốc
Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt
Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Hà Nội & Sài gòn! Tại sao hy hữu" Vì từ khi lên nắm quyền bính đến nay, mới thấy nhà nước độc tài Việt gian Hà Nội
Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới
Tổng Thống William Jefferson "Bill" Clinton, sinh ngày 19/8/1946, là Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ, phục vụ 2 nhiệm kỳ từ 1993 đến 2001.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.