Hôm nay,  

Bản Lên Tiếng Về Quyền Được Nói Và Nghe Sự Thật

12/02/201808:52:00(Xem: 7391)
BẢN LÊN TIẾNG
VỀ QUYỀN ĐƯỢC NÓI VÀ NGHE SỰ THẬT

 blank

          Nhận định:

          1Nói sự thật và nghe sự thật, đó là quyền lợi và nghĩa vụ của con người cũng như của một nhà nước. Điều này nằm trong chính phẩm giá của một công dân tự do, trong bản chất của một chính quyền biết phục vụ quần chúng lẫn thăng tiến xã hội, và được hàm chứa trong Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền lẫn Điều 19 Công ước về các Quyền dân sự và chính trị. Bởi lẽ chỉ có sự thật mới đem lại tự do, thăng tiến nhân quyền, kiến tạo hòa bình, hỗ trợ phát triển.

          2- Thế nhưng, qua vụ án blogger bác sĩ Hồ Văn Hải, vụ án Phong trào Chấn hưng Nước Việt (với 3 bị cáo Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc), cả hai đều bị truy tố theo điều Điều 88 của Bộ luật Hình sự: “Tuyên truyền chống nhà nước”, và vụ án nhóm đấu tranh chống Formosa Hoàng Đức Bình + Nguyễn Nam Phong, bị truy tố  theo điều 258 BLHS cũ: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”,  toàn những tội danh hết sức mơ hồ và không hề có trong nền pháp chế của nhân loại tiến bộ, nhà cầm quyền đã thẳng tay chối bỏ quyền nghe và nói sự thật của công dân.

          3- Cả 6 người đã chỉ dùng mạng xã hội với các bài viết và video clip để phân tích hiện trạng của xã hội, trình bày bộ mặt của chế độ, nhận định công việc của chính phủ, đưa ra đòi hỏi của quần chúng về nhân quyền và dân chủ (cụ thể qua thảm họa Formosa), nhằm nói lên mọi sự thật về đất nước cho nhân dân cũng như cho nhà nước, để hàng lãnh đạo rút kinh nghiệm mà hành xử và để mọi giới đồng bào cộng tác cách xứng hợp mà xây dựng Tổ quốc. Thế nhưng họ đã bị vu khống là xuyên tạc chân lý, lợi dụng dân chủ và chống lại nhà cầm quyền.

          4- Ngay cả 3 phiên tòa đối với 6 bị cáo cũng cho thấy ý đồ bưng bít và lấp liếm sự thật. Như công an cấm cản thân nhân, bằng hữu của bị cáo và báo chí độc lập tham dự, thậm chí đánh đập cướp bóc họ; quan tòa lẫn công tố không thèm xem xét chứng cứ, ngăn cản luật sư biện hộ, dưa ra những lập luận ngụy biện, những nhận định võ đoán, rồi cuối cùng tuyên các bản án nặng nề để trả thù những công dân can đảm nói sự thật, chứ không phải để bảo vệ công lý cho toàn xã hội.

          5- Một sự thật cũng cần được trình bày cho công luận lúc này là cuộc chiến Mậu Thân cách đây nửa thế kỷ. Nhiều chứng cứ, chứng từ và chứng nhân cho thấy đó là một sự thất bại của Cộng sản về mặt quân sự và chính trị (lòng người), một sự phản bội cam kết ngưng bắn vào dịp đầu Xuân, một sự chà đạp ý nghĩa thiêng liêng của Ngày Tết, một sự thảm sát rùng rợn đối với hàng vạn Đồng bào vô tội. Thế nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ xuyên tạc sự thật, rầm rộ ăn mừng, coi đó là một chiến thắng, thản nhiên chối bỏ tội ác lẫn sai phạm, bất chấp nỗi khổ đau của các oan hồn lẫn gia đình họ và vết thương trên trái tim Dân tộc.

          Tuyên bố: Đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng quyền được nói và được nghe sự thật của nhân dân:

          1- Bằng việc hủy bỏ các Điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự cũ (Điều 109, 117 và 331 Bộ luật Hình sự mới), trả tự do cho mọi công dân đã bị kết án vì các điều mơ hồ, ngụy biện, bất công này. Đó là những khoản luật (hình sự hóa các nhân quyền) mà toàn thể quốc dân và quốc tế đang lên án kịch liệt.

          2- Bằng việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực và mọi lực lượng truyền thông có mục đích củng cố và bảo vệ sự dối trá, vì điều đó chỉ gây ra hậu quả tai hại: xã hội đầy lường gạt và bạo hành, nhân dân sống trong hoang mang và sợ hãi, khí phách dân tộc nên bạc nhược, đạo đức và văn hóa suy tàn. Từ đó Tổ quốc và giống nòi dễ lâm nguy trước ngoại bang xâm lược đang rình chực từng ngày.

          3- Bằng việc trả lại toàn bộ sự thật liên quan đến biến cố Mậu Thân, thành tâm sám hối trước tất cả những đồng bào nạn nhân của cuộc thảm sát mùa Xuân ấy và để cho mọi công dân tự do tưởng niệm biến cố đau thương này. Đó là món nợ mà đảng và nhà cầm quyền Cộng sản đang mắc đối với lịch sử và dân tộc. Bằng không, sẽ chẳng nhận được sự tha thứ của toàn dân.

          Lên tiếng quốc nội và hải ngoại ngày 09 tháng 02 năm 2018, trong bầu khí tưởng nhớ 50 năm Tết Mậu Thân

          Các tổ chức đồng ký tên (đợt 1)

1- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao đài. Đại diện : Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, California, Hoa Kỳ.

2- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao đài. Đại diện: Các CTS  Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng.

3- Báo điện  tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành.

4- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Ông, Phạm Trần Anh .

5- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố, Bà Thái Hằng

6- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

7- Đảng Dân Chủ Việt. Đại diện: Ông Hương Huỳnh

8- Đảng Dân chủ Nhân dân. Đại diện: BS Lê Nguyên Sang.

9- Giáo hội Cộng đồng Tin lành Lutheran VN–HK. Đại diện: MS Nguyễn Hoàng Hoa.

10- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Cao Xuân Khải

11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: BS Nguyễn Đan Quế và LM Phan Văn  Lợi.

12- Hội Dân oan Đòi Quyền sốn. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương.

13- Hội Người Việt Tự Do tại BC Canada. Đại diện: Ông Phan Mật

14- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.

15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: KS Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

16- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Hải

17- Liên minh Dân chủ Tự do cho Việt Nam. Đại diện: Ông Huỳnh Hưng Quốc

18- Little Saigon Vancouver Foundation. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh

19- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.

20- Nhóm Bảo vệ Tự do tôn giáo và bình đẳng sắc tộc. Đại diện: Huỳnh Trọng Hiếu 

21- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: LM Nguyễn Hữu Giải và LM Nguyễn Văn Lý

22- Nhóm Yểm Trợ Bns/TDNL. Đại diện: Ông Nguyễn văn Lợi & Ông Sơnny Nguyễn. 

23- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

24- Trung tâm Sinh hoạt Văn hoá Việt Nam tại BC Canada. Đại diện: Bà Mai Kim Huyen

25- Phong trào Đồng Tâm (We Are One Global, Úc châu). Đại diện: Ông Nguyễn Việt Hưng

26- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Canada. Đại diện: Ông Lạc Việt.

27- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN. Đại diện: HT Thích Nguyên Trí.

28- Tập hợp Quốc Dân Việt Úc châu. Đại diện: Ông Nguyễn Việt Hưng

29- Tập hợp Quốc dân Việt Vancouver Canada. Đại diện: Ông Lê ngọc Diệp

30- Trang mạng nganlau.com Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương.

   

…………………….

          Các cá nhân đồng ký tên (đợt 1)

1- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp

2- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia.

3- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn

5- Kha Lương Ngãi, nguyên PTBT báo SaiGon GP, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng

6- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội

7- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn. 

8- Nguyễn Thế Quang, Giáo viên. Hoa Kỳ

9- Nguyễn Văn Thái, Ph.D., GSTS, Pennsylvania, USA.

10- Nguyễn Việt Hưng (Facebooker Trung Le), Melbourne Úc châu 

11- Thích Thiện Minh, Thượng tọa, Bạc Liêu

12- Trần Thị Mỹ Nhật, Cựu Giáo sư Trung học, Pennsylvania, USA

 

          Các tổ chức đồng ký tên (đợt 2)

31- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển, Ông Lê Văn Sóc.

32- Giáo xứ Phú Yên, Giáo phận Vinh. Đại diện: LM Đặng Hữu Nam.

33- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam: Đại diện: Đồng Chủ tịch: Hòa thượng Thích Không Tánh, Lm Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Mục sư Nguyễn Hoàng Hòa, BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội, Nhân sĩ Lưu Văn Tươi, Nhân sĩ Nguyễn Văn Tánh, Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, Phó trị sự Trần Viết Hùng, Nhân sĩ Cao Xuân Khải, Nhân sĩ Trần Ngọc Bính, Nhân sĩ Trần Văn Đông, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm. Cố vấn: LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Minh Tuyên.

34- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.

35- Nhóm Anh Em Thiện Chí San Jose. Đại diện: Trần Long, Hoàng Lan.

36- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại. Đại diện: Ông Phạm Hồng Lam.

37- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai.

38- Radio VNHN Âu châu. Đại diện: Ông Đinh Kim Tân 

39- Tập hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: Nguyễn Trung Kiên.

 

          Các cá nhân đồng ký tên (đợt 2)

13- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Nghệ An.

14- Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ hưu trí, Hà nội

15- Nguyệt Quỳnh, Nhà báo, Hoa Kỳ.

16- Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức

17- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.