Hôm nay,  

Ngày Xuân nói về Hoa Mai

31/01/201800:00:00(Xem: 4523)
Thành Lacey Trương st – nguồn: “Vườn cảnh Đông Phương” – Nguyễn Hoàng Huy

 
Mai có nhiều loại: hoàng mai, bạch mai, mai chiếu thủy... Mai được yêu thích là do nhiều lẽ:  một phần là vì nó có hoa nở về mùa xuân, đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, một phần vì nó đực các thi nhân, văn sĩ, họa sĩ ca tụng đến luôn nên ngừi ta mới bị ám ảnh nhiều về nó.  Chẳng biết có phải vì sự tích Lâm Bô lấy mai làm vợ hay không mà ngưừi ta thừng uốn sửa nó thành hình chữ nữ (00).  Hoàng mai thì bông rất rực rỡ.  Còn bach mai thì ở xứ nóng như xứ mình mà lại thiếu tuyết làm sao có cảnh ‘đạp tuyết tầm mai ‘ của Hoàng Thừa Ngạn khi xưa được.  Ngày xưa Hoàng Thúc Hội  (cha của Hoàng Thúc Trâm) đi Tàu về có đem về nhữang hạt giống lọai lạp mai (mai có bông trắng và trơn láng như sáp),  không biết bây giờ có còn nữa không.

Mai Chiếu Thủy là laọi có bản chất ưu việt trong các loại mai.  Nó dễ gầy lại dễ trồng, tưưng đối mau lớn mà lại sống lâu.  Canh nhánh xum xuê tha hồ cho các nhà uốn kiểng ‘ tung bút vẩy mực’.  Loại mai này hiện tời rất có gía. Năm 1985, tôi (tg) có gặp ở nhà oông Mười Đờm một cặp mai chiếu thủy gốc rất to, chu vi khoảng một thước hai, uốn theo lối sơn thủy tứ diện, chủ nhân cho biết là giá lúc ấy khỏan bốn lượng vàng.  Lúc đó tôi có dẫn thầy Giản Chi đến xem.  Năm 1990, Mừơi Đờn qua đờ, không biết hai cây đó bán cho ai.  Hiện giờ, năm 1993, gía phảii trên mừơi hai lượng.  Năm 1993, tại thị xã Long Xuyên, có cặp mai chiếu thủy của Ba Đen, mỗi cành bề hoành một thước ba tấc, cao khỏan cũng độ chừng đó, dánhg hình núi, uốn thành mừơi tàng / phiến trạng/ xoay quanh thân cây, có người chịu mua bốn ngàn đô la Mỹ  (khoản chín lạng vàng) mà chủ nhân chưa chịu bán.

Mai chiếu thuỷ cũng tùy theo vùng đất sinh trửng mà có hình dạng khác nhau:

- Nêu cây sinh ra ở Cao Lãnh trở lên Hồng Ngự hay trong tỉnh An Giang thì cây thì cây thường có thân suông mà bộ rễ lại đâm ngang, lan ra trên mặt đất rất xa còn rễ ăn sâu xuống đất thì lại ít.  Lý do là ở các vùng này mực nước sông Cửu Long rất chênh lệch, mùa nước thì lụt lội, mùa khô thì nắng cháy, cây cối vùng này phải chịu hạn hán và nắng cháy hàng năm sáu tháng trời đợi mưa xuống, nứơc mưa vừa ướt mặt đất là các rễ cây tìm cach để hút nước nên rễ thường đâm ngang.  Muốn cho cây có rễ gom thì chỉ có cách đi tìm hay cố gắng tạo ra bằng cách trồng trong chậu, trong hũ hoặc trong thùng thiếc...

- Trái lại nếu cây sinh trưởng ở Kiến Văn  (Cao Lãnh), Tiền Giang, Cửu Long hay Hậu Giang, nghĩa là ở cac vùng đất trầm thuỷ như Tân Qui Nhà Bè-Saìgòn chẳng hạn thì cây lại cọ bộ rễ đâm gom lại và ăn sâu xuống đất, thân cây kại có dáng kỷ hà ‘đầu voi đuôi chuột’ rất dễ sửa, hay uốn.  Vả lại ở các vùng này có truyền thống trồng kiểng lâu đời nên họ uốn sửa rất khéo và đẹp.  Mai chiếu thủy còn có ưu điểm nữa là khi đựơc uốn, sửa nó mau lành mạnh lại hơn các loại khác.  Các nhánh sau khi được uốn xong, dù theo dáng kiểu nào, cac thế vẫn được cây duy trì và nuôi dưỡng lâu dài trong khi các loại cây khác thường lọai bỏ đi cac nhánh thấp, gìa, yếu để nuôi cac cành và tược gần đọt.  Mai chiếu thuỷ tránh được khuyềt điểm làm ảnh hưởng đến nghệ thuật đó.

Mai có nhiều loại như bạch mai, hoàng mai, mai tứ qúi, v.v...

Bạch Mai có thân nhỏ, cứng, lâu lớn, nhánh có nhiều lá đơn, mọc so le, to khỏan hai hay ba ngón tay, hạt màu đen.  Hoa màu trắng như cơm nhãn, cần có sương và tuyết phụ vào mới tuyệt đẹp.  Lại có lọai Cẩm Mia là lọai bạch mai mà lá có đốm hay vân trắng; Lạp Mai l loại bạch mai mà cánh hoa bóng láng như thao sáp.  Bạch mai là sản phẩm cuả miền ôn đới và hàn đới, nếu ta đem hột Bạch Mai mà gieo trồng ở miền nhiệt đới thì cây sẽ trổ hoa vàng gọi là Hoành Mai.

Hoàng Mai có rất nhiều ở rừng thưa, miền núi, vùng đồng bằng ven sông... Hoa thuộc lọai luỡng tính, màu vàng tươi, trái kết nơi bông đã tàn, có từ năm đến mừơi hạt tùy theo loại mai đơn hay mai kép.  Chim ăn hạt rồi đem đi giao rắc ở nhiều nơi, cây mọc lên tự nhiên, nước ngập cũng không chết nên được trồng rộng rải ở miền Nam.  Người ta thích trồng mai vì nó báo hiệu mùa xuân và tạo niềm hy vọng.

Chỉ trừ mấy nhà vườn chuyên tạo hao và cây kiểng và cac nhà chợi kiểng cha truyền con nối thì mới có đươc những giống to và đẹp trồng sẵn trong bồn hay trong chậu, còn ngừơi mới chơi phải bỏ công tìm tòi những cây mọc ngoài thiên nhiên.  Muốn bứng mai vàng từ cây ngoài thiên nhiên thì cần phải bỏ công và kiên trì, cây còn nhỏ thì không đáng lo nhưng cây cỡ cổ tay trở lên thì phải cắt bớt rễ nhiếu lần và có khi phải kéo dài cả năm mới trồng vào chậu được.  Vô chậu xong, chờ cho cây phát triển mạnh mới bắt đầu uốn sửa. Ngươừi chơi kiểng cổ thường nói: “ Vô thập bất thành tùng, vô nỡ bất thành mai, “ mang nghĩa :  tùng pahi uốn như hình chữ thaập và mai thì uốn theo hình chứ nữ.  Thật ra mai vàng khó tìm ra đực cây nào có rễ đẹp hay thân đẹp.  Vả lại cây rất khó uốn nắn vì rễ, thân và cành đều cứng.  Rễ thì phát triển chậm và khó tạo rễ theo ý muốn.  Còn cành, nhánh nếu uốn sử quá mức thì nó sẽ đâm chồi mọc tược khác!  Mai vàng có ưu điểm về màu sắc rực rở của bông vào dịp Tết nên thường được uốn theo hình tứ diện, hình cây chổi... để cây có nhiều nhánh và nhiều hoa.  Người ta đã gây tạo được lại mai vàg hai mươi bốn nhánh và hơn nỡa.


- Mai Tứ Quí gần giống như mai vàng nhưng  nhưng lá có răng cưa và trỏ hao suốt năm, hao màu vàng nhưng đài hoa màu đỏ, cũng được trông lam cây cảnh.

- Mai Chiếu Thuỷ  (MCT)

Có người gọi là Mai Đối Thủy, mai Xiêm hay mai Thái.  Thân cây nhẹ, nhiều cành lá, lá kép mọc đối hau, có khi ba lá.  Hoa kết thành từng chùm có cuống dài xụ xuống.  Mỗi hao có năm cánh màu trắng, nở rộ vào đầu mùa mưa  và có hương thơm.  Trái kết thành từng đôi.  Mai chiếu thủy có nhiều loại nhưng có đặc tính vật lý và sinh lý tương đồng như sau:

_ MCT loại có lá to, hơi tròn, đầu lá nhọn,

_ MCT lá to và dài,

_ MCT có lá nhỏ gọi là Mai Kim,

_ MCT lọai da cây có màu xanh và trắng mốc,

_ MCT có màu da hơi đen.

 Có thể nói MCT mang tính chất ưu hạng nhất trong các lọai cây cảnh vì:

_ Rất dễ gây tạo bằng cách giâm cành, chiết nhánh, tách rễ v.v... Cây tương đối mau lớn hơn Mai Vàng.

_ cây rất ưa và chịu được nước hay bị úng

_ cây rất dễ khi bứng vào chậu mà không sợ bị chết.

_  muốn thay đổi hình dạng bộ rễ thì cũng dễ dàng hơn các loại cây khác; chỉ cần bứng lên và giủ rễ cho sạch đất.  Để cho rễ héo bằng cách phơi nắng rồi mặc sức mà ta uốn hay sửa vì rễ, nhánh lúc còn tươi rất dòn.  MCT cho phép người ta uốn, sửa thành thành nhiều kiểu như: lộ căng, suy phong, mẫu tử, tứ diện v.v...

_ Nhánh hay chi, khi đã được uốn thành tàng thì dễ duy trì nếu khéo chăm sóc,

Về giá trị tiền thi cây MCT khi đã thành cây kiểng thì có giá năm hay bảy lượng vàng còn Mai Vàng hay cây Kim quít, Cần Thăng, chưa có loại nào qúa hai lượng vàng.

Nhân đây xin mạn phép  được nói qua về định nghĩa của nghệ thuật, một yếu tố cần phải có trong việc chơi cây kiểng và hoa trong ngày Tết.

Nghệ thuật theo nghĩa thông thường và tổng quát là cái tài ba khéo léo của con người đã làm một nghề nào đó mà tài năng đã vượt qua mức tầm thường để đi đến chỗ cao siêu của kỷ xảo và đạt tới trình độ điêu luyện.  Dĩ nhiên nghề nào cũng dạy cho người ta biết cái kỷ thuật riêng của nghề đó, nếu họ tới nghệ thuật thì coi như họ đã đạt đươc thành công trong nghề.  Tự điển của Pháp định nghĩa nghệ thuật là: “ tất cả những phương tiện mà con người dùng để kích thích những cảm xúc , những tâm tình, đặc biệt là tâm tình về nghệ thuật.”

Theo tác giả NHH , muốn đi vào nghệ thuật thì trứơc hết chúng ta cần để tâm quan sát và đối thoại với thiên nhiên bởi lẽ nếu không cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên như núi non, hoa cỏ, cầm thú hay trăng sao... thì ta sẽ không bao giờ có được ‘tính chất nghệ sĩ’! Hơn thế nữa, chúng ta sẽ không hiểu tí gì về những tác phẩm nghệ thuật.  Bởi vì việc tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật lẫn việc sáng tạo ra nó chỉ có thể thưc hiện được khi sự liên tưởng xuất hiện trong tâm trí đi theo qui luật kỳ diệu nào đó của hệ thần kinh cảm giác của ta.

Người nào không thấy kinh ngạc, sửng sờ và thích thú về màu sắc của bầu trời, và nếu các đám mây trên không kia đối với họ chẳng có hình dạng con chó, con voi, mái tóc bồng bền hay núi non trùng điệp; còn khi nhìn rễ cây có hình cong queo mà họ không cảm thấy như con rắn hay con nhện thì người đó sẽ chẳng hiểu gì về hội hoạ và điêu khắc.  Điều này không thể giảng dạy trong bất kỳ bài học nào ở nhà trường.  Nó chỉ nhận được bằng cảm xúc qua những dịp đối mặt với thiên nhiên.  Tiến trình nhận thức cũng diển ra bằng con đường liên tưởng, so sánh và đối chiếu; trong lảng vực khoa học thì đó là sự liên tưởng qua lý luận , còn trong nghệ thuật thì đó sự lên tưởng về  cảm giác.  Chúng ta cần phát triển năng khiếu tưởng tượng và liên tưởng ngay khi lúc còn ở tuổi thơ, không phải qua ngả lý luận mà trong thực tế bằng mọi cách, cố gắng làm sao để mình gần gủi với thiên nhiên.  Biết thưởng thức được vẻ đẹp của thiên nhiên rồi sau đó ta mới hòng tìm thấy cái đẹp trong nghệ thuật được.  Muốn hiểu về nghệ thuật thì cần được giáo dục và học hỏi về nghệ thuật.  Vì nhờ huấn luyện để tìm hiểu những gía trị thẩm mỹ, ngừơi thưởng thức nghệ thuật mới dễ phát hiện ra hay khám phá ra những đặc điểm của nghệ thuật.

Càng được đào luyện thì ngừơi thưởng thức nghệ thuật càng thấm nhập sâu hơn về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật.  Cho nên chúng ta cần nâng cao khả năng thẩm mỹ bằng cách học hỏi, tiếp xúc, đối thoại thường xuyên với những tác phẩm nghệ thuật.  Ta sẽ thấy hứng thú hay tiến bộ nếu ta chịu khó thực hành một loại hình thức nghệ thuật nào đó, bởi vì ta không thể thu nhận hay cảm xúc trọn vẹn trước một tác phẩm nghệ thuật bằng lý luận và kiến thức đơn thuần.

Theo ý kiến hạn hẹp của riêng mình (ttt) thì óc nghệ thuật có ở trong tất cả chúng ta chỉ khác nhau ở cấp độ.  Người bình thường vẫn có thẩm năng về nghệ thuật và thể hiện qua hình thức nào đó với cái nhìn và kiến thức của mình.  Thêm vào đó,  nghệ thuật gíup cho cuộc sống của ta thêm phần ý vị và là một lối giải trí hay đúng hơn, là ‘một lối thoát’ khỏi cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày.  Tỉa một nhánh cây, trồng một cây bông, ngắm một cành hoa, uốn một thân cây vân vân... khi nhàn rổi là một thú vui lành mạnh và giải tỏa được cho ta , dù chỉ trong giây phút, sự căng thẳng trong tinh thần trong cuộc vật lộn vì sinh kế hằng ngày.  Các bạn có cùng ý nghỉ đó như mình chứ?           

-ttt sưu tầm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.