Hôm nay,  

Ngày Xuân nói về Hoa Mai

31/01/201800:00:00(Xem: 4506)
Thành Lacey Trương st – nguồn: “Vườn cảnh Đông Phương” – Nguyễn Hoàng Huy

 
Mai có nhiều loại: hoàng mai, bạch mai, mai chiếu thủy... Mai được yêu thích là do nhiều lẽ:  một phần là vì nó có hoa nở về mùa xuân, đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, một phần vì nó đực các thi nhân, văn sĩ, họa sĩ ca tụng đến luôn nên ngừi ta mới bị ám ảnh nhiều về nó.  Chẳng biết có phải vì sự tích Lâm Bô lấy mai làm vợ hay không mà ngưừi ta thừng uốn sửa nó thành hình chữ nữ (00).  Hoàng mai thì bông rất rực rỡ.  Còn bach mai thì ở xứ nóng như xứ mình mà lại thiếu tuyết làm sao có cảnh ‘đạp tuyết tầm mai ‘ của Hoàng Thừa Ngạn khi xưa được.  Ngày xưa Hoàng Thúc Hội  (cha của Hoàng Thúc Trâm) đi Tàu về có đem về nhữang hạt giống lọai lạp mai (mai có bông trắng và trơn láng như sáp),  không biết bây giờ có còn nữa không.

Mai Chiếu Thủy là laọi có bản chất ưu việt trong các loại mai.  Nó dễ gầy lại dễ trồng, tưưng đối mau lớn mà lại sống lâu.  Canh nhánh xum xuê tha hồ cho các nhà uốn kiểng ‘ tung bút vẩy mực’.  Loại mai này hiện tời rất có gía. Năm 1985, tôi (tg) có gặp ở nhà oông Mười Đờm một cặp mai chiếu thủy gốc rất to, chu vi khoảng một thước hai, uốn theo lối sơn thủy tứ diện, chủ nhân cho biết là giá lúc ấy khỏan bốn lượng vàng.  Lúc đó tôi có dẫn thầy Giản Chi đến xem.  Năm 1990, Mừơi Đờn qua đờ, không biết hai cây đó bán cho ai.  Hiện giờ, năm 1993, gía phảii trên mừơi hai lượng.  Năm 1993, tại thị xã Long Xuyên, có cặp mai chiếu thủy của Ba Đen, mỗi cành bề hoành một thước ba tấc, cao khỏan cũng độ chừng đó, dánhg hình núi, uốn thành mừơi tàng / phiến trạng/ xoay quanh thân cây, có người chịu mua bốn ngàn đô la Mỹ  (khoản chín lạng vàng) mà chủ nhân chưa chịu bán.

Mai chiếu thuỷ cũng tùy theo vùng đất sinh trửng mà có hình dạng khác nhau:

- Nêu cây sinh ra ở Cao Lãnh trở lên Hồng Ngự hay trong tỉnh An Giang thì cây thì cây thường có thân suông mà bộ rễ lại đâm ngang, lan ra trên mặt đất rất xa còn rễ ăn sâu xuống đất thì lại ít.  Lý do là ở các vùng này mực nước sông Cửu Long rất chênh lệch, mùa nước thì lụt lội, mùa khô thì nắng cháy, cây cối vùng này phải chịu hạn hán và nắng cháy hàng năm sáu tháng trời đợi mưa xuống, nứơc mưa vừa ướt mặt đất là các rễ cây tìm cach để hút nước nên rễ thường đâm ngang.  Muốn cho cây có rễ gom thì chỉ có cách đi tìm hay cố gắng tạo ra bằng cách trồng trong chậu, trong hũ hoặc trong thùng thiếc...

- Trái lại nếu cây sinh trưởng ở Kiến Văn  (Cao Lãnh), Tiền Giang, Cửu Long hay Hậu Giang, nghĩa là ở cac vùng đất trầm thuỷ như Tân Qui Nhà Bè-Saìgòn chẳng hạn thì cây lại cọ bộ rễ đâm gom lại và ăn sâu xuống đất, thân cây kại có dáng kỷ hà ‘đầu voi đuôi chuột’ rất dễ sửa, hay uốn.  Vả lại ở các vùng này có truyền thống trồng kiểng lâu đời nên họ uốn sửa rất khéo và đẹp.  Mai chiếu thủy còn có ưu điểm nữa là khi đựơc uốn, sửa nó mau lành mạnh lại hơn các loại khác.  Các nhánh sau khi được uốn xong, dù theo dáng kiểu nào, cac thế vẫn được cây duy trì và nuôi dưỡng lâu dài trong khi các loại cây khác thường lọai bỏ đi cac nhánh thấp, gìa, yếu để nuôi cac cành và tược gần đọt.  Mai chiếu thuỷ tránh được khuyềt điểm làm ảnh hưởng đến nghệ thuật đó.

Mai có nhiều loại như bạch mai, hoàng mai, mai tứ qúi, v.v...

Bạch Mai có thân nhỏ, cứng, lâu lớn, nhánh có nhiều lá đơn, mọc so le, to khỏan hai hay ba ngón tay, hạt màu đen.  Hoa màu trắng như cơm nhãn, cần có sương và tuyết phụ vào mới tuyệt đẹp.  Lại có lọai Cẩm Mia là lọai bạch mai mà lá có đốm hay vân trắng; Lạp Mai l loại bạch mai mà cánh hoa bóng láng như thao sáp.  Bạch mai là sản phẩm cuả miền ôn đới và hàn đới, nếu ta đem hột Bạch Mai mà gieo trồng ở miền nhiệt đới thì cây sẽ trổ hoa vàng gọi là Hoành Mai.

Hoàng Mai có rất nhiều ở rừng thưa, miền núi, vùng đồng bằng ven sông... Hoa thuộc lọai luỡng tính, màu vàng tươi, trái kết nơi bông đã tàn, có từ năm đến mừơi hạt tùy theo loại mai đơn hay mai kép.  Chim ăn hạt rồi đem đi giao rắc ở nhiều nơi, cây mọc lên tự nhiên, nước ngập cũng không chết nên được trồng rộng rải ở miền Nam.  Người ta thích trồng mai vì nó báo hiệu mùa xuân và tạo niềm hy vọng.

Chỉ trừ mấy nhà vườn chuyên tạo hao và cây kiểng và cac nhà chợi kiểng cha truyền con nối thì mới có đươc những giống to và đẹp trồng sẵn trong bồn hay trong chậu, còn ngừơi mới chơi phải bỏ công tìm tòi những cây mọc ngoài thiên nhiên.  Muốn bứng mai vàng từ cây ngoài thiên nhiên thì cần phải bỏ công và kiên trì, cây còn nhỏ thì không đáng lo nhưng cây cỡ cổ tay trở lên thì phải cắt bớt rễ nhiếu lần và có khi phải kéo dài cả năm mới trồng vào chậu được.  Vô chậu xong, chờ cho cây phát triển mạnh mới bắt đầu uốn sửa. Ngươừi chơi kiểng cổ thường nói: “ Vô thập bất thành tùng, vô nỡ bất thành mai, “ mang nghĩa :  tùng pahi uốn như hình chữ thaập và mai thì uốn theo hình chứ nữ.  Thật ra mai vàng khó tìm ra đực cây nào có rễ đẹp hay thân đẹp.  Vả lại cây rất khó uốn nắn vì rễ, thân và cành đều cứng.  Rễ thì phát triển chậm và khó tạo rễ theo ý muốn.  Còn cành, nhánh nếu uốn sử quá mức thì nó sẽ đâm chồi mọc tược khác!  Mai vàng có ưu điểm về màu sắc rực rở của bông vào dịp Tết nên thường được uốn theo hình tứ diện, hình cây chổi... để cây có nhiều nhánh và nhiều hoa.  Người ta đã gây tạo được lại mai vàg hai mươi bốn nhánh và hơn nỡa.


- Mai Tứ Quí gần giống như mai vàng nhưng  nhưng lá có răng cưa và trỏ hao suốt năm, hao màu vàng nhưng đài hoa màu đỏ, cũng được trông lam cây cảnh.

- Mai Chiếu Thuỷ  (MCT)

Có người gọi là Mai Đối Thủy, mai Xiêm hay mai Thái.  Thân cây nhẹ, nhiều cành lá, lá kép mọc đối hau, có khi ba lá.  Hoa kết thành từng chùm có cuống dài xụ xuống.  Mỗi hao có năm cánh màu trắng, nở rộ vào đầu mùa mưa  và có hương thơm.  Trái kết thành từng đôi.  Mai chiếu thủy có nhiều loại nhưng có đặc tính vật lý và sinh lý tương đồng như sau:

_ MCT loại có lá to, hơi tròn, đầu lá nhọn,

_ MCT lá to và dài,

_ MCT có lá nhỏ gọi là Mai Kim,

_ MCT lọai da cây có màu xanh và trắng mốc,

_ MCT có màu da hơi đen.

 Có thể nói MCT mang tính chất ưu hạng nhất trong các lọai cây cảnh vì:

_ Rất dễ gây tạo bằng cách giâm cành, chiết nhánh, tách rễ v.v... Cây tương đối mau lớn hơn Mai Vàng.

_ cây rất ưa và chịu được nước hay bị úng

_ cây rất dễ khi bứng vào chậu mà không sợ bị chết.

_  muốn thay đổi hình dạng bộ rễ thì cũng dễ dàng hơn các loại cây khác; chỉ cần bứng lên và giủ rễ cho sạch đất.  Để cho rễ héo bằng cách phơi nắng rồi mặc sức mà ta uốn hay sửa vì rễ, nhánh lúc còn tươi rất dòn.  MCT cho phép người ta uốn, sửa thành thành nhiều kiểu như: lộ căng, suy phong, mẫu tử, tứ diện v.v...

_ Nhánh hay chi, khi đã được uốn thành tàng thì dễ duy trì nếu khéo chăm sóc,

Về giá trị tiền thi cây MCT khi đã thành cây kiểng thì có giá năm hay bảy lượng vàng còn Mai Vàng hay cây Kim quít, Cần Thăng, chưa có loại nào qúa hai lượng vàng.

Nhân đây xin mạn phép  được nói qua về định nghĩa của nghệ thuật, một yếu tố cần phải có trong việc chơi cây kiểng và hoa trong ngày Tết.

Nghệ thuật theo nghĩa thông thường và tổng quát là cái tài ba khéo léo của con người đã làm một nghề nào đó mà tài năng đã vượt qua mức tầm thường để đi đến chỗ cao siêu của kỷ xảo và đạt tới trình độ điêu luyện.  Dĩ nhiên nghề nào cũng dạy cho người ta biết cái kỷ thuật riêng của nghề đó, nếu họ tới nghệ thuật thì coi như họ đã đạt đươc thành công trong nghề.  Tự điển của Pháp định nghĩa nghệ thuật là: “ tất cả những phương tiện mà con người dùng để kích thích những cảm xúc , những tâm tình, đặc biệt là tâm tình về nghệ thuật.”

Theo tác giả NHH , muốn đi vào nghệ thuật thì trứơc hết chúng ta cần để tâm quan sát và đối thoại với thiên nhiên bởi lẽ nếu không cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên như núi non, hoa cỏ, cầm thú hay trăng sao... thì ta sẽ không bao giờ có được ‘tính chất nghệ sĩ’! Hơn thế nữa, chúng ta sẽ không hiểu tí gì về những tác phẩm nghệ thuật.  Bởi vì việc tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật lẫn việc sáng tạo ra nó chỉ có thể thưc hiện được khi sự liên tưởng xuất hiện trong tâm trí đi theo qui luật kỳ diệu nào đó của hệ thần kinh cảm giác của ta.

Người nào không thấy kinh ngạc, sửng sờ và thích thú về màu sắc của bầu trời, và nếu các đám mây trên không kia đối với họ chẳng có hình dạng con chó, con voi, mái tóc bồng bền hay núi non trùng điệp; còn khi nhìn rễ cây có hình cong queo mà họ không cảm thấy như con rắn hay con nhện thì người đó sẽ chẳng hiểu gì về hội hoạ và điêu khắc.  Điều này không thể giảng dạy trong bất kỳ bài học nào ở nhà trường.  Nó chỉ nhận được bằng cảm xúc qua những dịp đối mặt với thiên nhiên.  Tiến trình nhận thức cũng diển ra bằng con đường liên tưởng, so sánh và đối chiếu; trong lảng vực khoa học thì đó là sự liên tưởng qua lý luận , còn trong nghệ thuật thì đó sự lên tưởng về  cảm giác.  Chúng ta cần phát triển năng khiếu tưởng tượng và liên tưởng ngay khi lúc còn ở tuổi thơ, không phải qua ngả lý luận mà trong thực tế bằng mọi cách, cố gắng làm sao để mình gần gủi với thiên nhiên.  Biết thưởng thức được vẻ đẹp của thiên nhiên rồi sau đó ta mới hòng tìm thấy cái đẹp trong nghệ thuật được.  Muốn hiểu về nghệ thuật thì cần được giáo dục và học hỏi về nghệ thuật.  Vì nhờ huấn luyện để tìm hiểu những gía trị thẩm mỹ, ngừơi thưởng thức nghệ thuật mới dễ phát hiện ra hay khám phá ra những đặc điểm của nghệ thuật.

Càng được đào luyện thì ngừơi thưởng thức nghệ thuật càng thấm nhập sâu hơn về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật.  Cho nên chúng ta cần nâng cao khả năng thẩm mỹ bằng cách học hỏi, tiếp xúc, đối thoại thường xuyên với những tác phẩm nghệ thuật.  Ta sẽ thấy hứng thú hay tiến bộ nếu ta chịu khó thực hành một loại hình thức nghệ thuật nào đó, bởi vì ta không thể thu nhận hay cảm xúc trọn vẹn trước một tác phẩm nghệ thuật bằng lý luận và kiến thức đơn thuần.

Theo ý kiến hạn hẹp của riêng mình (ttt) thì óc nghệ thuật có ở trong tất cả chúng ta chỉ khác nhau ở cấp độ.  Người bình thường vẫn có thẩm năng về nghệ thuật và thể hiện qua hình thức nào đó với cái nhìn và kiến thức của mình.  Thêm vào đó,  nghệ thuật gíup cho cuộc sống của ta thêm phần ý vị và là một lối giải trí hay đúng hơn, là ‘một lối thoát’ khỏi cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày.  Tỉa một nhánh cây, trồng một cây bông, ngắm một cành hoa, uốn một thân cây vân vân... khi nhàn rổi là một thú vui lành mạnh và giải tỏa được cho ta , dù chỉ trong giây phút, sự căng thẳng trong tinh thần trong cuộc vật lộn vì sinh kế hằng ngày.  Các bạn có cùng ý nghỉ đó như mình chứ?           

-ttt sưu tầm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.